Phân tích hàm lượng % polysaccharide trong các giống Linh Chi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng suất và chất lượng một số chủng nấm linh chi trong điều kiện nuôi trồng tại vườn quốc gia tam đảo (Trang 55)

Có trên 200 loại polysaccharide được ly trích và thu nhận từ nấm Linh Chi. Hầu hết các GLPs hình thành từ 3 chuỗi monosaccharide, có cấu trúc xoắn ốc 3 chiều, giống cấu trúc của ADN và ARN. Một phần polysaccharide phân tử nhỏ không tan trong cồn cao độ, nhưng tan trong nước nóng.

Ngoài polysaccharide từ quả thể, polysaccharide cũng được thu nhận từ quá trình nuôi cấy trong môi trường dịch lỏng và rắn, chúng vẫn có hoạt tính sinh học trong việc chữa trị.

Một trong 4 loại polysaccharide có đặc tính chống khối u mạnh nhất là beta – D glucan, có tác dụng chống ung thư và tăng tính miễn dịch cho cơ thể.

Vai trò dược học của polysaccharide: Kích thích hệ miễn dịch cơ thể, gia tăng khả năng dung nạp oxy, giảm gốc tự do hydroxyl, ức chế khối u phát triển, bảo vệ cơ thể chống lại tia bức xạ, tăng chức năng gan, tham gia tống hợp ADN, ARN và protein.

Để tiến hành phân tích hàm lượng polysaccharid, chúng tôi phân tích ba mẫu GA1, GA2, GA3 được trồng tại Tam Đảo được kí hiệu lần lượt là GA1-TĐ, GA2-TĐ, GA3-TĐ và mẫu GA1 được trồng tại Hà Nội được ký hiệu là GA1-HN.

Các mẫu được phân tích tại phòng phân tích tiêu chuẩn – Viện Dược liệu Kết quả thu được hàm lượng (%) polysaccarit trong các mẫu nấm Linh Chi chúng tôi thu được kết quả ở bảng 4.12.

Bảng 4.12: Hàm lượng (%) polysaccarit trong các mẫu nấm Linh Chi

Hàm lượng (%) Polysaccarit

GA1-TĐ 0,734

GA2-TĐ 0,702

GA3-TĐ 0,662

GA1-HN 0,546

Kết quả ở bảng 4.12. cho thấy, hàm lượng polysaccarit các các mẫu giống là khác nhau. Hàm lượng polysacarit của mẫu GA1-TĐ cao nhất, đạt 0,734%. Tiếp đến là GA2-TĐ và GA3-TĐ lần lượt là 0,702 % và 0,662 %. Thấp nhất là GA1- HN đạt 0,546 %.

Kết quả cho thấy cùng giống GA1, nhưng được trồng ở hai nơi là Hà Nội và Tam Đảo cũng cho hàm lượng polysaccarit khác nhau.

Hàm lượng polysaccarit dược liệu nấm Linh Chi khô không được ít hơn 0,5% và được xem như tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng dược liệu nấm Linh Chi (theo dược điển Trung quốc, 2005). Từ kết quả bảng 4.12. và kết quả tham khảo tài liệu cho thấy bốn mẫu phân tích đều đạt yêu cầu cho loại dược liệu quý này.

Hình 4.6. Biểu đồ so sánh hàm lượng % Acid ganoderic A và Polysaccarit trong ba mẫu GA1, GA2, GA3 được trồng tại Tam Đảo

Tóm lại, kết quả phân tích ba mẫu GA1, GA2, GA3 được trồng tại Tam Đảo Hàm lượng Acid ganoderic A trong hai mẫu nấm GA2, GA3 là cao nhất, gấp đôi so với mẫu nấm GA1. Tuy nhiên về hàm lượng polysaccrit thì mẫu GA1 có hàm lượng cao hơn một chút so với các mẫu GA2, GA3. Cho nên tùy theo mục đích chữa bệnh ta chọn giống nào cho phù hợp. Tổng thể thì chủng GA3 có chất lượng dược liệu cao nhất trong ba mẫu giống, tiếp đến là GA2. Cuối cùng là GA1.

4.4. SO SÁNH NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CỦA CÁC CHỦNG NẤM LINH CHI NUÔI TRỒNG TẠI TAM ĐẢO SO VỚI NĂNG SUẤT CỦA CÁC CHỦNG NẤM LINH CHI ĐƯỢC NUÔI TRỒNG TẠI HÀ NỘI. 4.4.1. So sánh năng suất cá thể của các chủng nấm Linh Chi nuôi trồng tại Tam Đảo so với năng suất các chủng nấm được nuôi trồng tại Hà Nội

So sánh về năng suất cá thể của các chủng nấm GA1, GA2, GA3, GA4, GA10 được trồng hai địa điểm Tam Đảo và Hà Nội chúng tôi thu được kết quả thu được ở bảng 4.13.

Từ kết quả ở bảng 4.13. cho thấy tất cả các chủng nấm GA1, GA2, GA3, GA4 và GA10 được trồng tại Tam Đảo đều có năng suất cao hơn so với trồng tại Hà Nội.

Bảng 4.13. So sánh năng suất của các chủng nấm Linh Chi nuôi trồng tại Tam Đảo với năng suất của các chủng nuôi trồng tại Hà Nội

Giống

Khối lượng tươi/ 1 tai nấm (gam)

(Tam Đảo)

Khối lương tươi/ 1 tai nấm (gam) (Hà Nội) GA1 50,65 24,5 GA2 70,39 25,4 GA3 53,10 44,5 GA4 69,35 23,8 GA10 42,30 21,2 LSD 5% 3,18 1,7 CV % 3 3,2

Hình 4.7. So sánh năng suất của các chủng nấm Linh Chi nuôi trồng tại Tam Đảo với năng suất của các chủng nuôi trồng tại Hà Nội

Kết quả ở bảng 4.13. cho thấy, chỉ cần so sánh riêng về năng suất cá thể thu ở lần 1, thì năng suất cá thể thu được ở Tam Đảo đã cao gấp 2 đến 2,5 lần so với năng suất cá thể thu được khi trồng tại Hà Nội. Nên hiệu suất sinh học của các chủng nấm khi được trồng ở Tam Đảo cao hơn nhiều lần so với hiệu suất sinh học của các chủng nấm khi được trồng tại Hà Nội.

Tóm lại, xét về năng suất vào thời điểm nắng nóng từ tháng 4 cho đến tháng 9, chúng ta nên trồng nấm ở Tam Đảo, và không nên trồng nấm ở Hà Nội.

4.4.2. So sánh về hàm lượng dược liệu giữa chủng GA1 được trồng tại Vườn Quốc gia Tam Đảo và GA1 được trồng tại Hà Nội Quốc gia Tam Đảo và GA1 được trồng tại Hà Nội

Để so sánh về hàm lượng dược liệu chính của chủng nấm GA1 giữa hai nơi trồng là Vườn Quốc gia Tam Đảo và Hà Nội, chúng tôi tiến hành phân tích hai

mẫu GA1 được trồng tại hai nơi được trồng vào cùng thời điểm (do điều kiện

kinh tế không cho phép nên chúng tôi không phân tích được tất cả các mẫu).

Kết quả chúng tôi thu được ở bảng 4.14.

Bảng 4.14. So sánh về hàm lượng dược liệu giữa chủng GA1 được trồng tại Vườn Quốc gia Tam Đảo và GA1 được trồng tại Hà Nội

Hàm lượng (%)

Acid Lucidenic N

Acid

ganoderic A Ganodermanontriol Polysaccarit

GA1-TĐ 0,023 0,111 0,030 0,734

GA1-HN 0,047 0,106 0,032 0,546

Kết quả từ bảng 4.14. cho thấy, hàm lượng % các triterpen (Acid Lucidenic

N, Acid ganoderic A, Ganodermanontriol) có trong hai mẫu ở hai địa điểm trồng

không có sự chênh lệch nhiều. Hàm lượng Acid Lucidenic N trong mẫu GA1 được trồng tại Vườn Quốc gia Tam Đảo đạt 0,023% thấp hơn so với mẫu được trồng tại Hà Nội. Mẫu GA1 được trồng tại Hà Nội có hàm lượng Acid Lucidenic N là 0,047%, Tuy nhiên Mẫu GA1 được trồng tại Vườn Quốc gia Tam Đảo có hàm lượng acid ganoderic A là 0,111%, còn mẫu GA1 được trồng tại Hà Nội là 0,106 %. Tương tự hàm lượng ganodermanontriol được trồng tại hai nơi không có sự khác nhau nhiều, Hàm lượng ganodermanontriol ở Vườn Quốc gia Tam Đảo, Hà Nội lần lượt là 0,030 % và 0,032%.

Từ cột 4, bảng 4.14. cho thấy, hàm lượng % polysaccarit tổng số của mẫu GA1 được trồng của hai nơi là rất khác nhau, Hàm lượng % polysaccarit tổng số của mẫu GA1 được trồng tại Vườn Quốc gia Tam Đảo đạt 0,734 % gấp 1,34 lần so với được trồng ở Hà Nội.

Tóm lại, cùng một chủng nấm, khi được nuôi trồng tại Vườn Quốc gia Tam Đảo thì hàm lượng polysacarit cao hơn so với được trồng tại Hà Nội trong cùng thời điểm từ tháng 4 đến tháng 9. Nói cách khác thì chất lượng dược liệu trong nấm Linh Chi được trồng tại Vườn Quốc gia Tam Đảo cao hơn so với được trồng tại Hà Nội.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

1. Các chủng nấm Linh Chi GA1, GA2, GA3, GA4, GA10 sinh trưởng phát

triển thuận lợi trong điều kiện khí hậu tại vườn Quốc gia Tam Đảo, thời gian nuôi trồng từ tháng 4 đến tháng 9.

2. Giống GA2 và GA4 là giống có năng suất cao nhất, đạt trung bình lần

lượt là 70,39 và 69,35g (khối lượng tươi/1 tai nấm). Giống GA10 có năng suất thấp nhất trung bình đạt 42,3 g (khối lượng tươi/1 tai nấm) nhưng có hình dáng lạ đẹp nên ngoài giá trị làm thuốc còn có giá trị làm cây cảnh.

3. Các chủng nấm Linh Chi GA1, GA2, GA3, GA4, GA10 được trồng tại

vườn Quốc gia Tam Đảo có năng suất, chất lượng cao hơn và tỷ lệ nhiễm bệnh ít hơn so với được trồng tại Hà Nội

4. Xác định được hàm lượng % các triterpen và polysaccarit trong các mẫu

nấm GA1, GA2, GA3 trồng tại vườn Quốc gia Tam Đảo và GA1 trồng tại Hà Nội, trong đó GA2, GA3 có hàm lượng acid ganoderic cao nhất đạt lần lượt là 0,208% và 0,238%. Còn GA1 trồng tại Tam Đảo có hàm lượng polysaccarit cao nhất đạt 0,734%.

5.2. ĐỀ NGHỊ

1. Cần tiếp tục nghiên cứu đánh giá về năng suất, phân tích hàm lượng

dược liệu các chủng nấm để có thể chọn ra giống chủng nấm tốt để phục vụ cho cộng động.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt:

1. Đinh Xuân Linh, Thân Đức Nhã, Nguyễn Hữu Đống, Nguyễn Thị Sơn, Nguyễn

Duy Trình, Ngô Xuân Nghiễn(2012), Kỹ thuật trồng, chế biến nấm ăn và nấm dược liệu, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

2. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng

Dong..Viện Dược liệu, 2003, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội .

3. Đỗ Tất Lợi (1977), Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật

Hà Nội.

4. Đỗ Tất Lợi, Lê Duy Thắng, Trần Văn Luyến(1994) Nấm Linh Chi nuôi trồng và

sử dụng, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

5. Lê Duy Thắng (1995), Kỹ thuật trồng nấm, Tập 1, NXB Nông nghiệp, Hà Nội .

6. Lê Xuân Thám (1996), Nấm Linh Chi – Dược liệu quý ở Việt Nam, NXB Mũi

Cà Mau.

7. Lê Xuân Thám (1996), Nấm Linh Chi cây thuốc quý, những vấn đề sinh lý dinh

dưỡng trong nuôi trồng, NXB Khoa học kỹ thuật, Thành phố Hồ Chí Minh.

8. Nguyễn Thượng Dong (2007), Nấm Linh Chi, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

9. Trịnh Tam Kiệt (2011), Nấm lớn ở Việt Nam, Tập 1, NXB Khoa học Tự nhiên và

Công nghệ Hà Nội.

10. Trịnh Tam Kiệt (2012), Nấm lớn ở Việt Nam, Tập 2, NXB Khoa học Tự nhiên và

Công nghệ Hà Nội.

11. Trịnh Tam Kiệt (2013), Nấm lớn ở Việt Nam, Tập 3, NXB Khoa học Tự nhiên và

Công nghệ Hà Nội.

12. Trịnh Tam Kiệt và các tác giả (2001), Danh mục các loài thực vật Việt Nam, tập 1, phần nấm, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

13. Trịnh Tam Kiệt, Đoàn Văn Vệ, Vũ Mai Liên (1986), Sinh học và kỹ thuật nuôi

trồng nấm ăn, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. Tài liệu tiếng Anh:

14. Adeskaveg J.E., and Gilbertson R. L., 1986. Cultural studies and genetics of Ganoderma lucidium and G. tsugae in relation to the taxonomy of the G. lucidium complex. Mycology 78, 1986, pp. 694 – 705.

15. Bakshi B. K., Reddy M.C., and Sinngh S., 1976. Ganoderma root rot mortalyti in khair (Acacia catechu Wild) in reforested stand. Eur, J. For. Pathol. 6,1976, pp.30- 38. 16. Chang S. T & Hayes W. A, 1978. Biology and Cultivation of Edible Mushrooms.

Academic Press.

17. Chang S. T., Li I. F. S., and Peberdy I. F., 1985. Isolation of protoplasts From edible fungi. J. of Appl. Microb. Biptech.1, pp. 186 – 194.

18. Chen A. W., Tangghe L. J., Leod K. W., Workman S. W., 1996, Extensive ecological surveys of a long – spored Ganoderma species on North America including delignification studies with a radioactive – labeled substrate. Proc. 96 Inter. Conf. On Ganoderma Ré., Taipei, Taiwan, 1996.

19. Flegg, P.B. (1962), “The Development of myceliol strands in relation to fruiting of the cultivated mushroom (Agaricus bisporus)”, Mushroom Science 5, pp. 300-313. 20. Horr, W.H. (1936), “Utilization of galactose by Aspergillus niger and penicillium

glaucum”, Plant physiology, 11, pp. 81-99.

21. Ishikawa, H. (1967), “Physiological and ecological studies on Lentinus edodes (Berk). Sing”, J. Agric. Lab. (Janpan), (8), pp. 1-57.

22. Kitamoto, Y., Horikoshi, T. & Kasai, Z. (1974a), “Growth of fruit-bodies in Favolus arcularius”, Botanical magazine (Tokyo) 87, 41-49.

23. Kitamoto, Y., Horikoshi, T. & Kasai, Z. (1974b), “An action spectrium for photoinduction of pileus formation in a basidiomycestes, Favolus arcularius”, Planta 119, 81-89.

24. Kitamoto, Y., Takahashi, M.& Kasaii, Z. (1968), “Light induced formation of fruit-bodies in a basidiomycete, Favolus arcularius (Fr.) Ames”, Plant and cell physiology, 9, 797-805.

25. Komatsu, M and Tokimoto, K. (1982) “Effects of incubation temperature and moisture content of bed-log on primordium formation of Lentinus edodes (Berk) Sing”, Rept tottori Myc. Inst., 20, pp. 104-112.

26. Miles, P.G. (1993), “Biologycal background for mushoom breeding ”, In Genetics and Breeding of Edible Mushroom, (Chang, Buswell and Miles eds.), Gorden and Breach Science publishers, pp. 37-64.

27. Moncalvo J. M., Wang H. H., Hseu R. S. 1995. Phylogenetic relationships in Ganoderma infeered from the internal transctibed spacers and 25S ribosomal DNA sequences. Mycologia 87 (20), 1995, pp. 223 – 238.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Kết quả xử lý số liệu về năng suất cá thể các chủng nấm Linh Chi được nuôi trồng tại vườn Quốc gia Tam Đảo

BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSUAT1 FILE BOOK2 6/10/** 16: 5

--- PAGE 1

VARIATE V003 NSUAT1

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 4 1810.29 452.574 157.95 0.000 3 2 NL 2 4.64400 2.32200 0.81 0.481 3 * RESIDUAL 8 22.9230 2.86537 --- * TOTAL (CORRECTED) 14 1837.86 131.276 ---

TUKEY'S TEST FOR TRANSFORMABLE NON-ADDITIVITY SS= 4.61098 , F(1, 7)= 1.76, P= 0.225 REGRESSION SLOPE=-0.45351E-01 SUGGESTED POWER TRANSFORMATION= 6.1846

MEAN ORTHOGONAL RESIDUAL = -0.3692 , P-VALUE= 0.560 PLOT OF LS RESIDUALS AGAINST FITTED VALUES ... : : : * : : : : : 2.0 -: : : * : : : : : : * * * : 0.5 -: : : : : * * * : : * * : : * * * :

-1.0 -: : : * : : : : : : : -2.5 -: * : :...: : : : : : : 36. 42. 48. 54. 60. 66.

BOX PLOT OF STUDENTIZED RESIDUALS FROM LPLT= -2.079 TO ULPT= 2.338

NO.<LPLT NO.>UPLT 0 ---I + I--- 0

MEDIAN= -0.1780E+00 ANDERSON-DARLING STATISTIC= 0.416

BALANCED ANOVA FOR VARIATE NSUAT2 FILE BOOK2 6/10/** 16: 5 --- PAGE 2

VARIATE V004 NSUAT2

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 4 520.956 130.239 137.17 0.000 3 2 NL 2 1.55734 .778668 0.82 0.477 3 * RESIDUAL 8 7.59602 .949503 --- * TOTAL (CORRECTED) 14 530.109 37.8649 ---

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng suất và chất lượng một số chủng nấm linh chi trong điều kiện nuôi trồng tại vườn quốc gia tam đảo (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)