Đánh giá sinh trưởng, phát triển của 5 chủng nấm linh chi được trồng tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng suất và chất lượng một số chủng nấm linh chi trong điều kiện nuôi trồng tại vườn quốc gia tam đảo (Trang 47 - 51)

LINH CHI ĐƯỢC TRỒNG TẠI HÀ NỘI

4.2.1. Đánh giá tốc độ mọc sợi của các chủng nấm và tỷ lệ nhiễm bệnh trong giai đoạn ươm sợi giai đoạn ươm sợi

Trong cùng thời điểm tiến hành nuôi trồng nấm Linh Chi ở Tam Đảo, chúng tôi đồng thời tiến hành nuôi trồng tại Hà Nội nhằm so sánh về sinh trưởng phát triển và năng suất, chất lượng nấm Linh Chi của hai vùng nuôi trồng với nhau.

Theo dõi sự phát triển của hệ sợi trong bịch và tỷ lệ nhiễm bệnh của của các chủng nấm Linh Chi trên giá thể mùn cưa có bổ sung dinh dưỡng, sau thời gian khoảng 30-40 ngày, khi hệ sợi lan kín bịch nguyên liệu, bịch được chuyển sang phòng nuôi có ánh sáng khuyếch tán, độ ẩm gần như bão hòa, thông khí, bắt đầu cho sự hình thành quả thể.

Kết quả theo dõi được trình bày trong bảng 4.6.

Tốc độ sinh trưởng của hệ sợi khá nhanh vào khoảng 30-40 ngày tùy từng chủng, do nhiệt độ giai đoạn này phù hợp với sự phát triển của hệ sợi. Nhiệt độ

đo được thường là 24-27oc. So với thời gian hệ sợi mọc kín đáy bịch được trồng

tại Tam Đảo thì nhanh hơn. Do nhiệt độ đo được ở Tam Đảo thường ở ngưỡng thấp phù hợp với sự phát triển của hệ sợi, nên thời gian hệ sợi được trồng ở Tam Đảo dài ngày hơn so với được trồng ở Hà Nội. Nhìn chung tốc độ mọc của sợi của các chủng nấm không có sự khác biệt nhau quá lớn. Chủng GA1 thời gian hệ sợi mọc kín đáy bịch trung bình là ngắn nhất, thời gian theo dõi được là 30 ngày. Tiếp đến là chủng nấm GA2 và GA4 với thời gian hệ sợi mọc kín đáy bịch lần

lượt là 35 ngày và 36 ngày. Tiếp đến là GA10, thời gian hệ sọi mọc kín đáy bịch là 38 ngày. Thời gian hệ sợi mọc kín đáy bịch chậm nhất là GA3 với thời gian theo dõi được là 40 ngày.

Tóm lại, trong giai đoạn ươm sợi, thời gian các chủng nấm mọc kín đáy bịch của các chủng nấm được trồng tại Hà Nội kéo dài từ 30 đến 40 ngày. nhanh hơn so với các chủng nấm được trồng ở Tam Đảo ở cùng thời điểm đến 20 ngày.

Theo dõi về tỷ lệ nhiễm bệnh trong giai đoạn ươm sợi, chúng tôi thu được kết quả ở cột 3 bảng 4.6.

Bảng 4.6. Tốc độ mọc sợi của các chủng nấm và tỷ lệ nhiễm bệnh

Chủng nấm Thời gian hệ sợi mọc kín bịch nguyên liệu (ngày) Tỷ lệ nhiễm bệnh (%) Đặc điểm hệ sợi nấm GA1 30 13,0

Hệ sợi khi non màu trắng muốt, sợi nấm dày, sợi nấm nhanh ngả màu vàng, nhanh hình thành mô sẹo so với các chủng cùng nghiên cứu

GA2 35 8,9

Hệ sợi khi non màu trắng muốt, sợi nấm đậm, mật độ sợi dày, sợi mượt như nhung, sợi nấm chậm ngả màu, khi già hình thành mô sẹo nhiều.

GA3 40 11,1

Hệ sợi khi non màu trắng, mật độ sợi phân bố đồng đều. Khi trưởng thành hệ sợi dày hơn, khi già không chuyển màu, không có mô sẹo

GA4 36 10,0

Hệ sợi khi non màu trắng muốt, sợi nấm đậm, mật độ sợi dày, sợi mượt như nhung, sợi nấm chậm ngả màu, khi già hình thành mô sẹo nhiều. Hệ sợi chủng Ga-4 có nhiều đặc điểm giống hệ sợi chủng Ga-2

GA10 38 13,3

Hệ sợi khi non màu trắng muốt, sợi nấm mảnh, mật độ sợi trung bình, sợi nấm nhanh chuyển màu vàng, hình thành mô sẹo nhiều

Kết quả cho thấy, tỷ lệ nhiễm bệnh trong giai đoạn ươm sợi nhìn chung là thấp. Tuy có sự khác nhau giữa các giống nhưng không chênh lệch nhiều. Từ kết quả cho thấy, Chủng GA1 và GA10 có tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất lần lượt là 13,0% và 13,3 %, tiếp đến là chủng GA3 có tỷ lệ nhiễm bệnh là 11 %, còn chủng GA2 có tỷ lệ nhiễm thấp nhất đạt 8,9 %. Chủng GA4 có tỷ lệ nhiễm bệnh đạt 10%. Có thể thấy tỷ lệ nhiễm bệnh của các củng nấm không có sự khác nhau

nhiều, so với tỷ lệ nhiễm bệnh ở giai đoạn ươm sợi ở Tam Đảo thì tỷ lệ nhiễm bệnh ở Hà Nội cao hơn 4-5 %.

Theo dõi về đặc điểm hệ sợi của các chủng nấm giai đoạn này cho thấy chúng tôi thu được kết quả ở cột 4 bảng 6.

Tóm lại, đặc điểm hệ sợi của các chủng nấm được trồng ở Tam Đảo và Hà Nội là giống nhau.

4.2.2. Đánh giá thời gian sinh trưởng của các chủng nấm Linh Chi

Theo dõi toàn bộ quá trình sinh trưởng của các chủng nấm Linh Chi được trồng tại Hà Nội chúng tôi thu được kết quả ở bảng 4.7.

Kết quả ở Bảng 4.7. cho thấy trong khoảng thời gian từ 25-34 ngày sau cấy giống, các chủng Linh Chi hình thành mầm quả thể. Thời gian hình thành mầm quả thể ngắn hơn so với trồng trên Tam Đảo, do giai đoạn này nhiệt độ đo được ở ngưỡng phù hợp với thời ươm sợi. Các chủng nấm khác nhau cho thời gian xuất hiện mầm quả thể khác nhau. Trong đó, chủng GA10 và chủng GA1 có thời gian xuất hiện mầm quả thể ngắn nhất chỉ 25-26 ngày. Tiếp đến là chủng GA3 thời gian xuất hiện mầm quả thể là 27 ngày. Chủng GA4 và GA2 có thời gian xuất hiện mầm quả thể lâu nhất, từ 32 cho đến 34 ngày.

Bảng 4.7. Thời gian sinh trưởng của các chủng nấm

Giống Thời gian từ khi cấy đến xuất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hiện mầm quả thể (ngày)

Thời gian từ khi cấy đến khi thu hoạch lần 1 (ngày) GA1 26 58 GA2 32 58 GA3 27 60 GA4 34 58 GA10 25 58

Sau thời gian xuất hiện mầm quả thể, từ ngày 35 đến 45 ngày sau cấy giống, quả thể phát triển mạnh, nhưng sau đó quả thể phát triển chậm dần từ ngày 55 đến 60 ngày sau cấy giống. Sau đó quả thể bị nhiễm sâu bệnh và ngừng sinh trưởng do nhiệt độ quá cao. Nhiệt độ đo được trong phòng nuôi

trồng nấm những ngày đầu tháng sáu thường từ 35 đến 380c. Khiến cho nấm

thu hoạch vào thời điểm sau cấy giống từ 58 -60 ngày. Ở thời điểm này quả thể chỉ hình thành cuống, không có tán hoặc tán rất nhỏ, thường dị dạng. Dễ bị sâu bệnh hại tấn công. Trong khi đó trên Tam Đảo quả thể vẫn phát triển tốt, tán to, cân đối.

Có thể thấy, thời vụ cấy giống tháng 4 là không phù hợp cho việc nuôi trồng Linh Chi tại Hà Nội. Do dặc thù thời tiết ở Hà Nội, trong tháng tư thì nhiệt độ mát mẻ phù hợp cho việc trồng nấm, nhưng từ tháng 5 nhiệt độ tăng dần thường

ở ngưỡng 300c, đỉnh điểm sang đầu tháng 6 nhiệt độ đo được trong phòng nuôi

cấy lên đến 370c. Khiến nấm ngừng sinh trưởng và bị sâu bệnh hại nặng.

4.2.3. Đánh giá đặc điểm hình thái quả thể của 5 chủng nấm Linh Chi

Đánh giá đặc điểm hình thái quả thể của 5 chủng nấm Linh Chi được trồng tại Hà Nội, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 4.8.

Về chiều dài cuống nấm, từ bảng 4.8. cho thấy, giống GA10 có chiều dài cuống nấm lớn nhất, đạt 9,5 cm, tiếp đến là giống GA3 có chiều dài cuống nấm đạt 5,4 cm. Hai giống GA2 và GA4 có chiều dài cuống nấm rất ngắn, chỉ đạt trung bình là 1,3-1,5cm. Còn chiều dài cuống giống GA1 đạt 2,5cm.

Bảng 4.8. Đặc điểm hình thái của quả thể của các chủng nấm Linh Chi

Giống cuống nấm Chiều dài (cm) Kích thước dọc mũ nấm (cm) Kích thước ngang mũ nấm (cm) Số phân thùy Màu sắc Hình dạng GA1 2,5 3,4 3,0 2,0 Mặt trên đỏ nâu, mặt dưới trắng đục Hình bán nguyệt GA2 1,3 3,3 4,0 1,0 Mặt trên đỏ vàng, mặt dưới trắng hơi vàng Hình dạng thận GA3 5,4 5,8 6,2 3,4 Mặt trên đỏ nâu, mặt dưới trắng đục Hình dạng thận GA4 1,5 2,8 3,9 1,0 Mặt trên đỏ vàng, mặt dưới trắng hơi vàng Hình dạng thận GA10 9,5 1 1,4 4,5 Mặt trên đỏ nâu, mặt dưới trắng đục Hình sừng hươu

Theo dõi chỉ số về đường kính tán, Kích thước dọc mũ nấm và kích thước ngang mũ nấm có khác biệt khá rõ rệt giữa các chủng nấm khác nhau, trong đó chủng GA3 có kích thước dọc mũ nấm và kích thước ngang mũ nấm lớn nhất, kích thước dọc mũ nấm đạt 5,8 cm; kích thước ngang mũ nấm đạt 6,2 cm. Chủng GA2, GA4, GA1 có kích thước dọc mũ nấm và ngang mũ nấm nhỏ hơn, dao động từ 3-4 cm. Riêng chủng GA10 gần như chưa tạo được tán.

Hình 4.3. Hình ảnh quả thể GA1, GA10, GA4, GA2 và GA3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng suất và chất lượng một số chủng nấm linh chi trong điều kiện nuôi trồng tại vườn quốc gia tam đảo (Trang 47 - 51)