6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SÀI GÒN MIỀN TRUNG
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Công ty Cổ phần Giấy Sài Gòn Miền Trung đƣợc thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2005, do Sở Kế hoạc Đầu tƣ tỉnh Quảng Nam cấp Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh ngày 15/3/2005, đƣợc tọa lạc tại ví trí: Lô số 4 - Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, Điện Bàn, Quảng Nam trên diện tích 35000m2. Qua hơn mƣời năm phát triển, Công ty đã chứng minh đƣợc năng lực sản xuất vƣợt trội, thoả mãn các yêu cầu của khách hàng, cung cấp sản phẩm đạt chất lƣợng cao và đa dạng.
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh – Sản phẩm sản xuất của Công ty
Hoạt động sản xuất của Công ty hiện nay tập trung 2 dòng sản phẩm:
a. Xeo giấy Carton
Giấy xeo (giấy cuộn nguyên liệu carton), năng lực sản xuất: 70 tấn/ngày.
-Khổ giấy sản xuất lớn nhất là 3.200mm. -Định lƣợng sản xuất 115 - 200 g/m2.
b. Bao bì Carton cao cấp
Công ty cung cấp sản phẩm bao bì Carton, với các chủng loại đa dạng 3,5 lớp, tƣơng ứng với các loại sóng A, B, (đa dạng về chủng loại, kích thƣớc, màu sắc ...).
2.1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần giấy Sài gòn Miền Trung
Công ty đƣợc tổ chức theo mô hình trực tuyến – chức năng – tham mƣu. Các bộ phận chức năng nhƣ Kế toán, nhân sự, sản xuất, quản lý chất lƣợng, Kế hoạch Kinh doanh, công nghệ chịu sự quản lý trực tiếp từ các cấp trên.
2.1.4. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
a. Tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2014 -2016
Giám đốc
Phó Giám đốc
Công nghệ Kế toán Nhân sự Sản
xuất QLCL
Kế hoạch và kinh doanh
Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2014 -2016
Đơn vị tính: Triệu đồng.
STT Tình hình tài chính Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
1 Tổng tài sản 129.570,9 133.831,1 128.368,6 2 Tổng nợ phải trả 97.984,2 98.132,8 92.702,3 3 Vốn lƣu động 56.808,3 55.996,4 55.834,6 4 Doanh thu 178.523,4 170.101,5 184.566,7 5 Lợi nhuận trƣớc thuế 2.657,1 5.711,8 4.969,8 6 Lợi nhuận sau thuế 2.457,7 5.272,8 3.975,8
(Nguồn: Phòng Kế toán )
Trong giai đoạn những năm gần đây 2014-2016, tốc độ tăng trƣởng doanh thu của Công ty không ổn định. Năm 2015 tốc độ tăng trƣởng doanh thu giảm 4,7% nhƣng sang năm 2016 thì tốc độ tăng trƣởng doanh thu tăng đạt 8,5%. Tuy tốc độ tăng trƣởng doanh thu có tăng nhƣng tìm ẩn sự không ổn định.
Về lợi nhuận trong 3 năm gần đây cũng giống nhƣ doanh thu tốc, độ tăng trƣởng lợi nhuận của Công ty cao nhất vào năm 2015 nhƣng đến năm 2016 thì tốc độ tăng trƣởng lợi nhuận chậm lại và có xu hƣớng giảm. Nhìn vào bảng kết quả kinh doanh trong vài năm gần đây ta thấy: hoạt động kinh doanh của công ty tuy là có lãi nhƣng kết quả không đƣợc cao tỷ lệ tăng trƣởng doanh thu, lợi nhuận ngày càng giảm dần. Điều đó cho thấy công ty đang gặp vấn đề về định hƣớng phát triển sản xuất kinh doanh trong tƣơng lai.
b. Tình hình nguồn nhân lực tại Công ty
Chất lƣợng của lực lƣợng lao động là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển của công ty, vì vậy công ty luôn đặt mục tiêu xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp lên hàng đầu trong chiến lƣợc
phát triển của mình.
Tổng số ngƣời lao động hiện có đến ngày 31/12/2016 là 156 ngƣời.Với cơ cấu nhƣ bảng 2.2
Bảng 2.2 Cơ cấu lao động của Công ty Cổ phần Giấy Sài Gòn Miền Trung qua 2 năm 2015-2016
Năm 2015 Tỷ trọng 2016 Tỷ trọng Tổng số lao động 146 100% 156 100% Giới tính 146 100% 156 100% Nam 118 80,82% 128 82,05% Nữ 28 19,18% 28 17,95% Trình độ học vấn 146 100% 156 100% + Sau đại học 1 0,69% 1 0,64% + Đại học 27 18,62% 26 16,67%
+ Cao đẳng/trung cấp/sơ cấp 35 24,14% 41 26,28%
PTCS/PTTH 83 56,55% 88 56,41%
(Nguồn: phòng nhân sự)
Qua bảng thống kê về nguồn lao động của Công ty Cổ phần giấy Sài Gòn Miền Trung có thể thấy nhu cầu về lao động của công ty ngày càng tăng do đó công ty cần chú ý đến việc xây dựng đội ngũ lao động vững mạnh đủ sức đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và số lao động để đảm bảo đúng tiến độ công việc của các đơn hàng.
Do đặc thù của công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất bao bì và giấy nên lao động nam chiếm tỉ lệ cao hơn so với lao động nữ trong tổng số lao động của toàn công ty. Với số lƣợng và cơ cấu lao động của Công ty nhìn chung đã đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu phát triển của công ty trong tƣơng lai và theo kế hoạch dài hạn, công ty đã tích cực nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề của lao động trong công ty.
quy chế và các thông lệ trong công tác quản lý lao động, đảm bảo các chính sách cơ bản, ký kết hợp đồng lao động, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ cấp thôi việc, thâm niên… và các chính sách khác theo chế độ dành cho ngƣời lao động theo quy định của nhà nƣớc và theo quy chế phân phối thu nhập của công ty ban hành.
c. Tình hình thiết bị và công nghệ
Quá trình sản xuất là quá trình các nguồn lực hoặc các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phấm hàng hóa dịch vụ hoặc đầu ra. Trong các yếu tố đầu vào thì máy móc thiết bị và công nghệ có vai trò quyết định đối với năng lực sản xuất của Công ty. Nếu nói quy trình công nghệ có ảnh hƣởng đến đặc tính chất lƣợng sản phẩm thì máy móc thiết bị là phƣơng tiện để thực hiện quy trình công nghệ đó. Khả năng hoạt động của máy móc thiết bị, chất lƣợng cũng nhƣ mức độ hiện đại của chúng đều có ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm, đến hiệu quả sản xuất và năng lực cạnh tranh của Công ty.
Hiện nay Công ty đang sử dụng các máy móc, trang thiết bị hiện đại, đƣợc nhập khẩu từ nƣớc ngoài. Năm 2010 Công Ty CP Giấy Sài Gòn Miền Trung đã đầu tƣ nguồn vốn để nhập dây chuyền thiết bị máy Xeo giấy tròn 3200mm, mới 100% nhằm nâng cao sản lƣợng và chất lƣợng sản phẩm Năm 2011, Công Ty CP Giấy Sài Gòn Miền Trung đã nâng cấp đầu tƣ nguồn vốn để nhập dây chuyền thiết bị mới 100% từ Đài Loan nhằm nâng cao sản lƣợng và chất lƣợng cho khách hàng trong giai đoạn phát triển mới.
-Dây chuyền máy tạo sóng tự động, với công suất 120-150 m/ phút. -Hệ thống máy in Flexo 4 màu, với công suất 200 sản phẩm/ phút. -Hệ thống máy dập tự động, với công suất 180-200m/ phút.
-Nâng cấp và bổ sung hệ thống máy bế, máy dán, máy ghim cho khâu hoàn thiện sản phẩm.
xuất sản phẩm trong thời gian vừa qua.
2.2. CÔNG TÁC TỔ CHỨC SẢN XUẤT SẢN PHẨM GIẤY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY SÀI GÒN MIỀN TRUNG CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY SÀI GÒN MIỀN TRUNG
2.2.1. Sản phẩm sản xuất
Sản phẩm của công ty là giấy bao bì carton gồm nhiều chủng loại: - Định lƣợng từ 115 g/m2 – 180 g/m2.
- Loại:
+ Giấy gia keo thƣờng. + Giấy gia keo chống thấm. + Giấy không gia keo.
- Khổ giấy rộng 3.2 m đa dạng có thể tích hợp nhìu dòng sản phẩm vào cùng một đơn hàng khi sản xuất.
- Sản phẩm chuyên dùng cho giấy sóng và giấy đế trong bao bì carton.
2.2.2. Mô tả hệ thống sản xuất
a. Mô tả quy trình sản xuất giấy
Hệ thống sản xuất Xeo giấy trả qua nhiều công đoạn với đặc điểm công nghệ gián đoạn hoặc liên tục.
Hình 2.2. Quy trình sản xuất giấy sản xuất giấy carton
Giấy lề, thùng carton Đánh tơi
Sàn lọc tạp chất Phân loại
Bể chứa cấp máy xeo Lưới Ép Hút chân không Sấy Gia keo Sấy Cuộn lại Nghiền Chia cuộn
Công suất: 120 tấn/ ngày; Số lƣợng thiết bị: 2 cái. Số lƣơng lao động: 2 nhân công.
Công suất: 120 tấn/ ngày. Số lƣợng thiết bị: 2 cái. Số lƣơng lao động: 1 nhân công.
Công suất: 60 tấn/ ngày. Số lƣợng thiết bị: 2 cái. Số lƣợng lao động: 1 nhân công.
Công suất: 20 tấn/ ngày. Số lƣợng thiết bị: 6 cái. Số lƣơng lao động: 1 nhân công.
Công suất: 15-20 tấn/ ngày. Số lƣợng thiết bị: 4 cái. Số lƣơng lao động: 1 nhân công.
Công suất: 35 m3/ phút. Số lƣợng thiết bị: 3 cái. Số lƣơng lao động: 1 nhân công.
Công suất: 50 – 80 KN/m. Số lƣợng thiết bị: 3 tuyến ép. Số lƣơng lao động: 1 nhân công.
Đƣờng kính lô sấy 1.5m. Số lƣợng thiết bị: 14 lô. Số lƣơng lao động: 1 nhân công.
Công suất: 4-5 m3 dung dịch keo/H. Số lƣợng thiết bị: 1 hệ thống. Số lƣơng lao động: 1 nhân công.
Đƣờng kính lô sấy 1.5m. Số lƣợng thiết bị: 8 lô. Số lƣơng lao động: 1 nhân công kiêm nhiệm.
Công suất: 180 tấn/ngày. Số lƣợng thiết bị: 1 hệ thống. Số lƣơng lao động: 2 nhân công.
Công suất: 250m3/ bể. Số lƣợng thiết bị: 3 cái. Số lƣơng lao động: 1 nhân công.
b. Đặc điểm các giai đoạn trong quy trình sản xuất
- Giai đoạn đánh tơi
Quá trình này thực hiện nhiệm vụ là đánh tơi nguyên liệu giấy dƣới tác dụng của lực cơ học thành các đơn vị sợi mịn, nhằm tạo đƣợc huyền phù có độ đồng nhất cao. Với những loại giấy có độ bền kéo khá cao (nhƣ các loại giấy bao bì hay cactong làm từ bột hóa sulfat), có thể gia nhiệt hỗn hợp đến 75 – 900C, hoặc nếu cần có khi còn sử dụng một số loại hóa chất (nhƣ axit hay kiềm, tùy theo hệ gia cƣờng ƣớt).
Thiết bị phân tán bột có thể là dạng đứng hoặc dạng nằm ngang. Trong thiết bị phân tán bột dạng nằm ngang, lực chuyển dịch thƣờng thấp hơn so với thiết bị loại chân vịt, do vậy các thành phần tạp chất sẽ có kích thƣớc đủ lớn và điều này làm cho việc sàng lọc thuận lợi hơn. Nếu trong hỗn hợp giấy thu hồi cần xử lý có thành phần bền ƣớt cao, chúng sẽ nằm lại trên sàng. Trong khu nghiền, nguyên liệu giấy sẽ bị nghiền thành bột, giấy phế liệu đƣợc từ từ đi vào khu sàng, do máy nghiền tang trống có rất nhiều góc nghiêng nhỏ và đƣợc lắp trên tấm nâng cao trên bề mặt máy nghiền tang trống. Tuy nhiên, thiết bị nghiền thủy lực loại tang trống chỉ phù hợp với quy trình sản xuất liên tục, chất lƣợng xơ sợi không đồng đều. Có những xơ sợi có thời gian lƣu trong tang trống dài hơn, do đó nhận đƣợc năng lƣợng riêng lớn hơn. Mặt khác, với những loại nguyên liệu khó tan thì hiệu quả của tang trống sẽ giảm, hiệu suất của quá trình giảm nếu không có thiết bị phụ trợ (vd: thiết bị đánh tơi,…).
Với thiết bị nghiền thủy lực dạng đứng, hiệu quả đánh tơi cao hơn, chất lƣợng xơ sợi cũng đồng đều hơn.Tuy nhiên, thiết bị dạng đứng chỉ phù hợp với quy trình sản xuất gián đoạn, do chỉ có thể sản xuất theo từng mẻ bột.
- Sàn lọc tạp chất:
những tạp chất nặng nhƣ: cát, sạn, mảnh kim loại, mảnh gỗ vụn hoặc các tạp chất nhẹ: mảnh nhựa, nylon,… Để quá trình tách loại hiệu quả, các thành phần này phải có tỷ trọng khác với nƣớc và hình dạng, kích thƣớc của chúng phải khác với các thành phần khác trong huyền phù bột. Xyclon thủy lực là thiết bị đƣợc sử dụng với mục đích này. Trƣờng lực ly tâm sinh ra trong những thiết bị này làm cho các cấu tử nặng văng ra phía thành xyclon, còn các thành phần nhẹ thì có xu hƣớng dui chuyển về phía trung tâm.
So với bột chính phẩm, rõ ràng là lƣợng tạp chất cần tách loại trong giấy thu hồi cao hơn và tính chất của chúng cũng thay đổi đáng kể.
- Phân loại:
Bột liệu sau khi qua khử cát nồng độ thấp bơm vào hệ thống sàng tinh, sàng khử tạp chất li ti trong bột, gồm đoạn thứ nhất 01 máy sàng áp lực ngoại lƣu, đoạn hai 01 máy sàng áp lực ngoại lƣu, và đoạn ba là sàng rung. Sử dụng đƣờng kính lỗ trống sàng 0,2 mm, hiệu quả khử tạp chất nhỏ trong bột, nâng cao chất lƣợng bột thành phẩm cuối cùng.
Bột sàng tinh cấp I là bơm từ bể bột tốt bộ lọc cát, sau khi sàng tuyển, bột tốt đi công đoạn sau, bột cuối vào bể bột cuối, sau đó bơm vào sàng tinh cấp II. Bột tốt sàng tinh cấp II và bột tốt sàng tinh cấp I hội hợp vào một hệ thống, bột cuối đƣa sàng rung cấp III xử lý. Sàng rung thu hồi bột tốt ngƣợc về sàng tinh cấp II vào bể bột, bột dơ thì thải ra ngoài hệ thống.
Nghiền:
Trong thực tế tuỳ thuộc vào yêu cầu của bột cần nghiền có từng loại giấy, nguồn gốc xơ sợi, mức độ nấu chín và nồng độ bột mà chọn thiết bị nghiền cũng nhƣ quy trình nghiền cho phù hợp.
Thƣờng chia làm hai loại: máy nghiền liên tục và máy nghiền gián đoạn.
- Đƣa về bể chứa cấp máy xeo:
công thức sản xuất theo từng loại sản phẩm tƣơng ứng trƣớc khi cấp cho máy xeo.
- Lƣới, tạo hình:
Đƣợc thực hiện tại phần đầu của máy xeo, khi bột đƣợc phân bố đều trong thùng đầu và đƣợc phun lên lƣới xeo để hình thành tờ giấy ƣớt. Trong công đoạn này dòng bột loãng đƣợc phun lên mặt lƣới, một phần nƣớc từ dòng bột đƣợc thoát đi qua lƣới và tờ giấy đƣợc hình thành.
- Hút chân không, thoát nƣớc:
Đƣợc thực hiện trên bộ phận lƣới, là quá trình thoát nƣớc tự nhiên do tác dụng của trọng lực và thoát nƣớc cƣỡng bức do tác dụng của các hòm hút chân không đƣợc lắp đặt trên bộ phận lƣới, nhằm mục đích làm khô dần băng giấy ƣớt mới đƣợc hình thành.
- Công đoạn ép:
Đƣợc thực hiện tại bộ phận ép, là công đoạn dùng lực ép cơ học để loại nƣớc trong băng giấy ẩm càng nhiều càng tốt, nhằm làm tăng độ khô của băng giấy, giúp cho công đoạn sấy sau đó sẽ đỡ tốn hơi sấy (giảm tiêu hao nhiệt năng, tức là giảm đƣợc chi phí sản xuất). (Biện pháp tăng độ khô của giấy bằng phƣơng pháp ép thì kinh tế hơn nhiều so với phƣơng pháp sấy vì ngƣời ta đã tính toán đƣợc rằng năng lƣợng tiêu tốn cho sấy lớn gấp 5 lần so với năng lƣợng tiêu tốn cho ép khi loại bỏ cùng một đơn vị nƣớc).
- Công đoạn sấy:
Đƣợc thực hiện tại bộ phận sấy của máy xeo, là công đoạn làm bay hơi gần nhƣ toàn bộ lƣợng nƣớc còn lại trong băng giấy bằng cách dùng khí nóng thổi trên bề mặt giấy hoặc cho tấm giấy áp sát vào bề mặt lô sấy bên trong có hơi nóng. Kết quả là nhờ nhiệt độ cao của hơi nóng mà nƣớc trong giấy sẽ bay hơi và băng giấy đƣợc làm khô. Ở đây, hầu hết các loại giấy thƣờng đƣợc sấy trên bề mặt lô sấy vì trong quá trình đó băng giấy vừa đƣợc làm khô, vừa đƣợc làm phẳng, nhẵn.
- Công đoạn gia keo:
Giấy đƣợc phủ lên bề mặt 1 lƣợng nhỏ dung dịch keo loãng đƣợc nấu chín từ tinh bột sắn với các phụ gia khác nhau. Tùy theo các sản phẩm khác nhau mà sử dụng các loại keo khác nhau cũng nhƣ lƣợng phụ gia khác nhau