Ứng dụng công nghệ thông tin trong lập kế hoạch sản xuất

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) lập kế hoạch cho sản xuất theo đơn hàng tình huống tại công ty cổ phần giấy sài gòn miền trung (Trang 99 - 121)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.6Ứng dụng công nghệ thông tin trong lập kế hoạch sản xuất

Công tác lập kế hoạch sản xuất của Công ty hiện nay chủ yếu thực hiện thủ công, quá trình kiểm soát, tính toán nhu cầu, nguyên vật liệu đƣợc sử

Gia keo không CT Gia keo CT thƣờng Gia keo CT 15 – 20S Gia keo CT 1 phút Gia keo loãng

dụng bằng phầm mềm cơ bản nhƣ excel do đó còn tốn nhiều thời gian và dễ xảy ra sai sót trong quá trình lập kế hoạch sản xuất.

Với quy mô sản xuất hiện tại, việc sử dụng công nghệ thông tin trong quả lý sản xuất hiện nay tƣơng đối phù hợp. Tuy nhiên, khi quy mô sản xuất đƣợc mở rộng hơn, các nội dung trong lập kế hoạch sản xuất và điều độ sản xuất nhiều hơn thì quá trình tính toán và quản lý bằng phần mềm dữ liệu thô sơ sẽ có nhiều sai sót, quá trình quản lý phức tạp do đó Công ty cần cân nhắc ứng một phần mềm quản lý sản xuất chuyên dụng dùng trong lập kế hoạch sản xuất.

Công ty có thể lựa chọn mua các phần mềm quản lý, lập kế hoạch sẵn có hiện nay nay Phần mềm Quản lý sản xuất PMS Plus.

PMS Plus là giải pháp nhằm đáp ứng toàn diện nhu cầu quản trị sản xuất của doanh nghiệp. Hệ thống đƣợc xây dựng dựa trên quy trình khép kín từ khi thiết lập đơn hàng, nhu cầu sản xuất tiếp tới lập kế hoạch sản xuất, hoạch định và tính toán khả năng cung ứng nguyên vật liệu trong kho, khả năng thiết lập định mức nguyên vật liệu cho từng công đoạn sản xuất, tính giá thành, tỷ lệ khấu hao nguyên vật liệu cho tới việc theo dõi, giám sát tiến độ sản xuất của từng đơn hàng, từng công đoạn sản xuất…

- Ưu điểm hệ thống phần mềm quản lý sản xuất PMS Plus

 Giúp doanh nghiệp hoạch định kế hoạch sản xuất  Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu

 Hoạch định nguồn nhân lực

 Hoạch định công suất máy móc thiết bị

 Kiểm soát khấu hao vật tƣ nguyên liệu, phế phẩm  Tính giá thành sản phẩm

 Dễ dàng thực hiện việc theo dõi chi tiết tiến độ sản xuất  Hệ thống có khả năng lập báo cáo, phân tích, thống kê động

 Hệ thống chạy online 24/24 giúp lãnh đạo điều hành công việc mọi lúc, mọi nơi.

Hình 3.2 Mô tả quá trình lập kế hoạch sản xuất của phần mềm PMS Plus

Các Module tính năng nổi bật của phần mềm quản lý sản xuất PMS Plus

1. Module chức năng lập nhu cầu sản xuất

Module này cho phép thực hiện việc tập hợp các yêu cầu về hàng hóa từ nguồn dự báo (Forecast) và đơn hàng của khách hàng (Sales Order) để lập ra nhu cầu hàng hóa cần sản xuất tại những thời điểm nhất định

2. Module chức năng lập kế hoạch sản xuất

Giúp thực hiện tạo các lệnh sản xuất dựa trên số liệu hàng hóa cần sản xuất. Nhƣ vậy, chức năng này cho phép bộ phận lập kế hoạch sản xuất quản lý đƣợc thông tin kế hoạch sản xuất của Công ty. Hơn nữa còn đƣợc tích hợp với phân hệ họach định nhu cầu để tính toán nhu cầu nguyên vật liệu cung ứng cho việc sản xuất.

 Phân hệ hỗ trợ ghi nhận thông tin và quản lý kế hoạch sản xuất:  Phân cấp theo kế hoạch tổng hợp và kế hoạch chi tiết.

 Liên kết các kế hoạch sản xuất.

 Phân loại kế hoạch theo: loại kế hoạch, tình trạng kế hoạch, đối tác, thời kỳ, loại sản phẩm

 Thông tin về thời gian thực hiện công đoạn.  Tỷ lệ hao hụt, phế phẩm.

 Thông tin quá trình chuyển giao sản phẩm giữa hai công đoạn với nhau.

 Thông tin về định mức nguyên vật liệu, định mức lao động, định mức sử dụng máy móc, thiết bị.

 Tùy biến thay đổi thiết kế sản phẩm trong quá trình sản xuất

3. Chức năng hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu

 Hỗ trợ việc tính toán các yêu cầu về nguyên vật liệu dựa theo kế hoạch sản xuất.

 Trên cơ sở thông tin về kế hoạch sản xuất, phân tích năng lực và nguồn lực của hệ thống sản xuất,

 Tự động tính toán nhu cầu nguyên vật liệu để có các hành động nhƣ gửi yêu cầu mua nguyên vật liệu để thực hiện công tác mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất.

 Chức năng này sẽ thay thế công việc lập kế hoạch điều độ sản xuất của nhà máy đối với việc tính toán khả năng cung ứng của nguyên vật liệu và các nguồn lực khác

4. Quản lý định mức nguyên vật liệu và Công đoạn sản xuất

 Cho phép nhà máy xây dựng các định mức nguyên vật liệu cho các loại sản phẩm.

 Hệ thống cho phép xây dựng định mức nhiều cấp, xác định các công đoạn sản xuất (Routing) và các nguồn lực tƣơng ứng sử dụng trong từng

công đoạn đối với từng sản phẩm.

 Nhờ vậy, việc quản lý thông tin của quá trình sản xuất và tính giá thành sẽ đƣợc thực hiện dễ dàng hơn

5. Quản lý tiến độ sản xuất

 Theo dõi tiến độ sản xuất từng lô sản phẩm và lệnh sản xuất  Theo dõi tiến độ sản xuất từng công đoạn

6. Cảnh báo khi yêu cầu nguyên vật liệu phát sinh

 Yêu cầu nguyên vật liệu khi tồn kho phân xƣởng đã hết không đủ đáp ứng số nguyên vật liệu cần cho công đoạn theo nhƣ thiết kế.

 Giao nguyên vật liệu cho phân xƣởng và phân phối nguyên vật liệu cho nhân viên.

 Tính toán lƣợng nguyên vật liệu cần thiết theo định mức cho lô sản phẩm.

 Theo dõi lƣợng sản phẩm trên kế hoạch và thực tế theo thời kỳ.  Theo dõi tiến độ sản xuất từng lô sản phẩm và lệnh sản xuất.  Cập nhật nguyên vật liệu sử dụng.

 Ghi nhận và theo dõi tồn kho phân xƣởng.  Chuyển trả nguyên vật liệu về kho.

 Thực hiện phân công máy móc, thiết bị:

 Quản lý máy móc, thiết bị hiện có tại phân xƣởng.

 Phát sinh nhu cầu sử dụng máy móc để thực hiện công đoạn theo thiết kế.

 Lên lịch hoạt động máy móc.

 Phân công máy móc, thiết bị cho từng công đoạn và nhân viên.  Đóng gói dán barcode cho sản phẩm

6. Quản lý nhân công

 Lên lịch làm việc, đi ca cho nhân viên.  Theo dõi quá trình vào – ra.

 Theo dõi, điều chuyển nhân công từ phân xƣởng này sang phân xƣởng khác

 Phân công công việc, phân công sản phẩm cho nhân viên theo nhóm hoặc chi tiết đến từng ngƣời.

7. Chấm công nhân viên theo thời gian (vào ra) bằng thẻ mã vạch (barcode)

 Chuyển sản phẩm tạo thành từ công đoạn này sang công đoạn khác (chuyển trả sản phẩm khi không đạt yêu cầu).

 Kiểm tra các chỉ tiêu thông số kỹ thuật của sản phẩm, kiểm tra số lƣợng theo từng mức chất lƣợng.

 Kiểm soát chi phí sử dụng máy móc, thiết bị (điện, công cụ dụng cụ, …), khấu hao máy móc.

 Thống kê sản phẩm hỏng.

 Nhập kho thành phẩm, bán thành phẩm.

 Tích hợp đồng bộ chấm công nhân viên trực tuyến trên website liên kết về phần mềm

8. Module quản lý chi tiết sản phẩm

 Quản lý danh sách sản phẩm  Quản lý thông tin sản phẩm  Quản lý hình ảnh sản phẩm

 Quản lý lịch sử thay đổi giá sản phẩm

9. In mã vạch(barcode)

 Quản lý danh sách in mã vạch sản phẩm  Chủ động thiết kế mẫu in mã vạch

 Quản lý hợp đồng, đơn đặt hàng theo sản phẩm

10. Module quản lý Kho

 Quản lý xuất, nhập

 Hỗ trợ quản lý kho bằng mã hàng hay bằng mã vạch (barcode)

 Hỗ trợ quản lý các mặt hàng cần theo dõi đích danh: serial number, IMEX, ...

 Hỗ trợ cảnh báo hàng tồn kho theo định mức  Hỗ trợ kiểm kho tự động bằng máy kiểm kho

 Quản lý các phiếu nhập, xuất, điều chỉnh, kiểm kê kho

 Theo dõi chính xác việc nhập xuất của từng sản phẩm hay nhóm sản phẩm

 Xem tồn kho hiện tại của sản phẩm một cách nhanh chóng  Dự đoán số lƣợng hàng sẽ xuất theo dữ liệu xuất trong lịch sử

11. Module quản lý Mua hàng

 Quản lý đề xuất mua nguyên vật liệu: từ báo giá đến chọn nhà cung cấp

 Quản lý tình trạng mua nguyên vật liệu: duyệt, không duyệt, đề xuất khác..

 Quản lý danh sách đơn đặt hàng  Lập phiếu mua hàng, phiếu nhập kho  Quản lý danh sách mua hàng

 Quản lý công nợ phải trả nhà cung cấp

12. Chức năng báo cáo, phân tích, thống kê động

 Phân tích chi phí nhân công, nguyên vật liệu, máy móc sử dụng cho từng lô sản phẩm, từng đơn hàng

 So sánh Chi phí sản xuất tại mỗi công đoạn trong quy trình và chi phí toàn quy trình bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy móc thiết bị, chi phí chuyển công đoạn chi phí sử dụng giữa các lô sản xuất...

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Căn cứ trên phần phân tích thực trạng về công tác lập kế hoạch sản xuất xeo giấy, xu hƣớng phát triển thị trƣờng và định hƣớng phát triển của Công ty Cổ phần Sài Gòn Miền Trung. Luận văn đã thực hiện lập kế hoạch sản xuất sản phẩm giấy theo đơn hàng trong thời gian trung hạn từ năm 2017 đến năm 2019. Về cơ bản, nội dung quá trình lập kế hoạch gồm có: Phân tích, dự báo nhu cầu khách hàng, hoạch định năng lực sản xuất, hoạch định tổng hợp và điều độ sản xuất. Để đảm bảo sản xuất trong lâu dài, Công ty cũng cần mở rộng quy mô sản xuất và chuyên nghiệp hóa quá trình lập kế hoạch sản xuất bằng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác này. Đây là những nội dung chính trong chƣơng 3.

KẾT LUẬN

Có thể nói sản xuất hoạt động cơ bản ảnh hƣởng đến sự thành bại của một doanh nghiệp. Quá trình quản lý hoạt động sản xuất hiệu quả góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh chung của doanh nghiệp. Làm thế nào để lập kế hoạch sản xuất hiệu quả là vấn đề trăn trở của rất nhiều nhà quản lý.

Với đặc điểm công ty là chuyên về sản xuất nên công tác lập kế hoạch sản xuất đối với Công ty Cổ phần Giấy Sài Gòn miền Trung rất quan trọng. Công tác lập kế hoạch sản xuất của Công ty trƣớc đây chỉ ở tầm ngắn hạn thời trong tháng, quý hoặc năm. Khi yêu cầu mở rộng về quy mô hay tăng hiệu quả kinh doanh bằng khai thác thêm nhu cầu khách hàng đòi hỏi Công ty cần có kế hoạch sản xuất bài bản và dài hạn hơn. Do đó, đề tài này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng và thiết thực đối với Công ty hiện nay.

Qua gần một năm thực hiện kết quả nghiên cứu của luận văn cơ bản đã đáp ứng đƣợc mục tiêu đã đề ra là: Thực hiện một số nghiên cứu có chiều sâu về vấn đề lập kế hoạch sản xuất theo đơn hàng dựa trên cơ sở lý thuyết, thực trạng công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại một doanh nghiệp để từ đó đề xuất một số phương án lập kế hoạch sản xuất cho Công ty cổ phần Giấy Sài Gòn Miền Trung.

Tuy nhiên, do thời gian và kiến thức còn hạn chế, luận văn vẫn không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận đƣợc sự đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn học viên để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1] Công ty Cổ phần Giấy Sài Gòn Miền Trung, Báo cáo thường niên năm 2014, 2015.

[2] Công ty Cổ phần Giấy Sài Gòn Miền Trung, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2016.

[3] Ngô Thái Hiếu (2013), Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần sữa TH, Luận văn thạc sỹ, Đại học bách khoa Hà Nội.

[4] Đào Duy Huân (2012), Quản trị học (trong toàn cầu hóa kinh tế), NXB Lao động - Xã Hội

[5] Nguyễn Thị Ngọc Huyền- Nguyễn Thị Hồng Thủy (1997), Lý thuyết quản trị kinh doanh, NXB Khoa học và Kỹ thuật, HàNội.

[6] Trần Thanh Hƣơng (2007), Giáo trình Lập kế hoạch sản xuất ngành may, Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh.

[7] Nguyễn Thanh Liêm (2006), Quản trị sản xuất, NXB Tài Chính.

[8] Đồng Thị Thanh Phƣơng (2004), Quản trị sản xuất và dịch vụ, NXB Thống Kê

[9] Lê Thị Nhƣ Sƣơng (2013), Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại Nhà máy An Hải – Công ty Cổ phần Thủy sản Bình Định, luận văn thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng.

[10] Phan Thị Ngọc Thuận (2006), Chiến lược kinh doanh và kế hoạch hóa nội bộ doanh nghiệp, NXB Khoa học kỹ thuật.

[11] Bùi Đức Tuân (2010), Giáo trình kế hoạch kinh doanh, NXB Giáo dục.

Tiếng anh

[12 ] S. Anil Kumar và N. Suresh (2008), Production and Operations Management (With Skill Development, Caselets and Cases) second

edition.

[13] Margaretha Gansterer (2014), Aggreate planning and forecasting in make –to-order production systems, Elsevier.

Trang web

[14] http://www.thesaigontimes.vn/153977/Don-dau-nhu-cau-bao-bi-giay-o- Viet-Nam.html].

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) lập kế hoạch cho sản xuất theo đơn hàng tình huống tại công ty cổ phần giấy sài gòn miền trung (Trang 99 - 121)