6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.4.2. Mô hình nghiên cứu của Isaboke Elijah Okindo (2010)
Nghiên cứu của Isaboke Elijah Okindo (2010) về các nhân tố ảnh hưởng đến đánh giá kết quả công việc của công chức trong Bộ Giáo dục: trường hợp Upper Eastern Province Kenya cho rằng: Công cụ đánh giá thành tích có thể được sử dụng để đánh giá kết quả thực hiện với đề ra và cung cấp thông tin cho cá nhân về thành tích và tiến độ của họ; mục đích, tiêu chuẩn và thước đo được sử dụng để cung cấp thông tin cần thiết cho việc đánh giá nhân viên như liệu trả lương có phù hợp với kết quả làm việc, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của nhân viên để giúp cải thiện kỹ năng cho nhân viên; đánh giá nên là một quá trình tương tác, tạo cơ hội cho nhân viên tham gia, đặt câu hỏi, trả lời phản hồi và đưa ra những gợi ý cho sự phát triển nghề nghiệp; trong đánh giá không nên có sự phân biệt đối xử về giới tính, chủng tộc, tôn giáo, tình trạng hôn nhân, khuyết tật hoặc trình độ chuyên môn, hàm ý rằng nhân viên phải được đối xử bình đẳng. Từ đó, Okindo đã xác định các biến độc lập sau có thể ảnh hưởng đến việc đánh giá kết quả thực hiện công việc:
Quản trị hiệu quả Đánh giá hiệu quả làm
việc
Tiêu chuẩn/Mục tiêu đánh giá Thời gian đánh giá Quy trình đánh giá Phản hồi Yếu tố cá nhân/Thái độ nhân viên Đánh giá thành tích trong các tổ chức dịch vụ công Biến độc lập Biến trung
- Công cụ đánh giá hiệu quả
- Mục tiêu, tiêu chuẩn và thước đo đánh giá - Sự tham gia của nhân viên và phản hồi - Nhân khẩu học đối tượng đánh giá