BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đánh giá thành tích tại UBND quận liên chiểu, thành phố đà nẵng (Trang 36)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1. BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU

Công tác đánh giá thành tích công việc là một nội dung quan trọng trong quản lý nguồn nhân lực. Vì vậy, nội dung này đã được nghiên cứu dưới nhiều góc độ tại một số nhóm công trình khoa học trong và ngoài nước. Tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu chủ yếu được thực hiện theo các hướng: đánh giá nguồn nhân lực của các đơn vị, tổ chức; đánh giá về hệ thống đánh giá kết quả thực hiện công việc; hoàn thiện công tác đánh giá thành tích; đã có nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến đánh giá thành tích song chưa nghiên cứu tại các cơ quan hành chính nhà nước.

2.1.1. Gi i thiệu địa bàn nghiên cứu

Quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng được thành lập theo Nghị định số 07/CP ngày 23/01/1997 của Chính phủ, trên cơ sở 3 xã Hòa Hiệp, Hòa Khánh, Hòa Minh của huyện Hòa Vang. Diện tích tự nhiên là 79,13km2, dân số 100.050 người (năm 2008).[31]

a. Chức năng, nhiệm vụ

UBND quận Liên Chiểu là cơ quan hành chính cấp huyện thực hiện các hoạt động quản lý mọi mặt trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.

UBND quận Liên Chiểu bao gồm 12 phòng ban chuyên môn và 2 đơn vị sự nghiệp giúp UBND thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Trong nghiên cứu này, tác giả chỉ khảo sát tại 12 phòng ban chuyên môn của UBND quận Liên Chiểu, bao gồm:

Văn phòng UBND quận: là bộ máy giúp việc của UBND và Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước; được cấp kinh phí hoạt động, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND quận Liên Chiểu;

đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Văn phòng UBND thành phố Đà Nẵng.

Văn phòng có chức năng tham mưu tổng hợp giúp UBND quận về hoạt động của UBND quận; tham mưu giúp UBND về công tác dân tộc; tham mưu giúp Chủ tịch UBND quận chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực công tác thuộc thẩm quyền; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và điều hành của UBND; đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của UBND quận.

Thanh tra: là cơ quan có chức năng tham mưu, giúp UBND quận thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

Phòng Nội vụ: là cơ quan tham mưu, giúp UBND quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tổ chức, biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức phường; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thanh niên; thi đua, khen thưởng.

Phòng Lao động thương binh & Xã hội: là cơ quan giúp UBND quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội ở địa phương và tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ theo sự uỷ quyền của UBND quận.

Phòng Y tế: có chức năng tham mưu, giúp UBND quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn quận.

Phòng Y tế quận có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện về tổ chức, biên chế và công tác của UBND quận; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của sở Y tế.

Phòng Kinh tế: có chức năng tham mưu, giúp UBND quận thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về thương mại dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thuỷ sản, khoa học và công nghệ, thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND quận.

Phòng Kinh tế chịu sự quản lý toàn diện, trực tiếp của UBND quận, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng.

Phòng Quản lý đô thị: có chức năng tham mưu, giúp UBND quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kiến trúc; quy hoạch xây dựng; phát triển đô thị; nhà ở và công sở; vật liệu xây dựng; giao thông; hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm: cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường đô thị, công viên, cây xanh, chiếu sáng, bến, bãi đỗ xe đô thị) theo đúng chính sách, luật pháp, các quy định của nhà nước và của UBND thành phố.

Phòng Văn hóa - Thông tin: là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND quận, có chức năng tham mưu và giúp UBND quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: văn hóa; gia đình; thể dục - thể thao và các dịch vụ công thuộc lĩnh vực văn hóa, gia đình; thể dục - thể thao; du lịch; báo chí; xuất bản; bưu chính và chuyển phát; viễn thông và internet; công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng thông tin; phát thanh trên địa bàn quận

Phòng Tư pháp: có chức năng tham mưu, giúp UBND quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: công tác xây dựng và thi hành văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; chứng thực; hộ tịch; trợ giúp pháp lý; hoà giải ở cơ sở và công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật. Thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực công tác tư pháp theo sự ủy quyền của UBND quận và theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý lĩnh vực công tác tư pháp trên địa bàn quận.

Phòng Tài chính - Kế hoạch: có chức năng tham mưu, giúp UBND quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính, tài sản, công tác giá; kế hoạch và đầu tư; công tác quy hoạch; đăng ký kinh doanh; tổng hợp, quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân theo quy định của pháp luật.

Phòng Giáo dục và Đào tạo: có chức năng tham mưu, giúp UBND quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo, bao gồm: mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo.

Phòng Tài nguyên và Môi trường: có chức năng tham mưu, giúp UBND quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, môi trường, khí tượng, thuỷ văn, đo đạt, bản đồ và biển.

Phòng Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND quận, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng.

b. Nhân sự

Tính đến tháng 12/2016, số lượng cán bộ công chức đang công tác tại 12 phòng ban chuyên môn của UBND quận Liên Chiểu là 140 công chức. Trong đó có 73 công chức nam (52%) và 67 công chức nữ (48%).

Trình độ chuyên môn: Trình độ sau đại học 21 người, đại học: 102 người, cao đẳng: 4 người, trung cấp: 4 người, sơ cấp và chưa qua đào tạo: 9 người. Cán bộ nữ có trình độ sau đại học: 7 người.

trị: 36 người, sơ cấp và chưa qua đào tạo: 28 người.

Bảng 2.1. Số lượng cán bộ công chức công tác tại các phòng ban chuyên môn UBND quận Liên Chiểu

Đơn vị Nam Nữ Đơn vị Nam Nữ

Văn phòng UBND

quận 16 11 Phòng Quản lý đô thị 9 2

Thanh tra 3 4 Phòng Văn hóa - Thông

tin 5 2

Phòng Nội vụ 3 6 Phòng Tư pháp 2 4

Phòng Lao động

thương binh & Xã hội 7 5

Phòng Tài chính - Kế

hoạch 8 8

Phòng Y tế 2 3 Phòng Giáo dục và Đào

tạo 7 12

Phòng Kinh tế 7 3 Phòng Tài nguyên và

Môi trường 4 7

Tổng số: 140 73 67

(Nguồn: Tự tổng hợp)

2.1.2. Côn tá đán giá thành tích tại UBND quận Liên Chiểu

Công tác đánh giá, phân loại công chức hàng năm được thực hiện theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Theo Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 18/12/2012, Chính phủ và Bộ Nội vụ ban hành một số quy định liên quan đến công chức, công vụ. Năm 2013, Bộ Nội vụ đã có Công văn số 4375/BNV-CCVC ngày 02/12/2013 gửi các bộ, ngành, địa phương để đôn đốc, hướng dẫn cụ thể nhằm nâng cao chất lượng công tác đánh giá, phân loại công chức, viên chức. Gần đây nhất là Nghị định 56/2015/NĐ-CP quy định về đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức.

Có ý kiến cho rằng đánh giá kết quả công việc khác với đánh giá công chức. Thực chất, việc đánh giá công chức trước hết là đánh giá hiệu quả thực

thi chức trách, nhiệm vụ được giao ở thời kỳ đánh giá. Kết quả công việc là tổng hợp khả năng tư duy, trình độ nhận thức, kỹ năng giao tiếp, xử lý công việc và qua đó đồng thời thể hiện năng lực, kết quả làm việc, phẩm chất, đạo đức của người công chức trong mối quan hệ với đồng nghiệp, tổ chức, công dân; do vậy việc đánh giá kết quả công việc của công chức cũng đồng thời là đánh giá công chức trong quá trình thực thi nhiệm vụ, công vụ của công chức đó. Việc thống nhất quan điểm đánh giá như vậy giúp công tác đánh giá trở nên đồng nhất, không chồng chéo và thuận tiện hơn.

Việc đánh giá thành tích cán bộ, công chức tại thành phố Đà Nẵng đã được Bộ Nội vụ đồng ý triển khai phạm vi rộng mô hình đánh giá kết quả làm việc tại Công văn số 908/BNV-CCHC và UBND thành phố có Công văn số 2035/UBND-NCPC ngày 18/3/2013 triển khai mô hình đánh giá này. Theo đó, tiến hành thí điểm với 600 công chức của 10 đơn vị hành chính (7 sở và 3 quận), chia thành 4 nhóm: trưởng phòng và tương đương, phó giám đốc sở và tương đương, công chức tham mưu tổng hợp; công chức hỗ trợ, phục vụ. Từ đầu năm 2014, mô hình đánh giá kết quả làm việc mới đã được triển khai đến 100% sở, ngành, UBND quận, huyện, phường xã thuộc thành phố Đà Nẵng.[33]

Tại UBND quận Liên Chiểu, ngày 11/9/2014 đã ban hành quyết định số 4752/QĐ-UBND Ban hành quy định đánh giá, phân loại công chức theo mô hình đánh giá kết quả làm việc. Theo quy định, đối tượng và phạm vi áp dụng của mô hình đánh giá kết quả làm việc là: Công chức trong biên chế, lao động hợp đồng được tiếp nhận theo chính sách thu hút của thành phố, lao động hợp đồng khác đang làm việc tại các cơ quan hành chính thuộc UBND quận Liên Chiểu [15].

Mô hình đánh giá kết quả làm việc sử dụng phần mềm đánh giá công chức có sự kết hợp giữa các phương pháp: đánh giá theo mục tiêu/nhiệm vụ (Management by Objectives), đánh giá kết quả đầu ra (Outputs) và đánh giá phản hồi 360 độ (360 degree feedback) cho từng vị trí, chức danh (gồm tự đánh giá,

đánh giá của đồng nghiệp, đánh giá của lãnh đạo trực tiếp, đánh giá của cấp trên). Mục đích đánh giá, phân loại công chức:

Việc đánh giá thành tích công chức (đánh giá công chức theo mô hình đánh giá kết quả làm việc của công chức) được làm cơ sở cho các nội dung:

- Bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm.

- Cơ sở để phân phối thu nhập và khoán chi phí hành chính trong cơ quan đơn vị.

- Sử dụng, quản lý, phát triển nghề nghiệp của công chức.

- Phát triển năng lực công chức: đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng chuyên môn của công chức và xem xét để thực hiện quy hoạch, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử; miễn nhiệm, kỷ luật; thực hiện các chính sách đối với công chức.

Nội dung, quy trình và cách thức thực hiện:

Công chức thực hiện việc tự đánh giá theo các mẫu phiếu đánh giá tương ứng với các nhiệm vụ tiêu chuẩn được phân công. Các mẫu đánh giá cũng được hỗ trợ trên phần mềm đánh giá kết quả làm việc.

1. Nguyên tắc chung

Kết quả công việc của công chức được thủ trưởng cơ quan phân công phải có quy định thời gian hoàn thành nhiệm vụ. Trên cơ sở đó theo dõi kết quả hoàn thành nhiệm vụ theo thời gian đã giao để làm cơ sở cho việc đánh giá công chức cuối tháng, quý, năm. Kết quả đánh giá hoàn thành mục tiêu công việc cuối năm là cơ sở chính, kết hợp với tiêu chí riêng của từng cơ quan, đơn vị (nếu có) để đánh giá công chức hàng năm.

Cá nhân công chức và cấp trên trực tiếp sẽ đóng vai trò chính trong việc thảo luận về mục tiêu, đánh giá kết quả công việc

Mỗi công chức sẽ độc lập đánh giá kết quả làm việc của bản thân và các công chức khác theo phân quyền

Nếu công chức đi học cả ngày, đi công tác, nghỉ đau ốm, nghỉ thai sản, nghỉ việc riêng trên ½ thời gian làm việc trong tháng thì không thực hiện đánh

giá cho tháng đó. Công chức này cũng không tham gia nhận xét, góp ý, đánh giá những công chức khác

Kết hợp hoặc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Kết quả đánh giá của thủ trưởng cơ quan đơn vị cũng là kết quả cuối cùng sau khi đã thảo luận với tập thể lãnh đạo cơ quan.

2. Quy trình và trách nhiệm đánh giá

Bước 1: Công chức liệt kê kết quả công việc đã tham mưu từng tháng, thể hiện qua số lượng, khối lượng, thời gian (do lãnh đạo cơ quan quy định), tính chất, chất lượng của văn bản, công việc (chủ trì/phối hợp) và theo mức độ công việc (bình thường, phức tạp, rất phức tạp).

Thực hiện đánh giá kết quả công việc bằng cách cho điểm từng tiêu chí theo các biểu mẫu đánh giá.

Bước 2: Từng cá nhân trong đơn vị (tập thể phòng/bộ phận) góp ý cho nhau thông qua phần mềm.

Bước 3: Trưởng phòng (tương đương) tiến hành đánh giá kết quả làm việc của công chức dựa trên kết quả công việc thể hiện qua số lượng, khối lượng, thời gian, tính chất, chất lượng của văn bản, công việc (chủ trì/phối hợp) và theo mức độ công việc (bình thường, phức tạp, rất phức tạp) mà công chức đã tham mưu trong tháng, bằng cách cho điểm theo thang điểm.

Đối với trưởng phòng (tương đương), lãnh đạo cấp trên sẽ trực tiếp đánh giá

Đối với phó trưởng phòng (tương đương) áp dụng tiêu chí đánh giá của cấp trưởng, trưởng phòng (tương đương) sẽ đánh giá đối với phó trưởng phòng (tương đương).

Bước 4: Lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực tiếp phụ trách đơn vị (phòng/bộ phận/lĩnh vực) đánh giá cho từng công chức trong đơn vị mình phụ trách.

Bước 5: Kết quả đánh giá công việc cuối cùng sẽ được thủ trưởng cơ quan, đơn vị xem xét quyết định (sau khi Hội đồng đánh giá của cơ quan, đơn vị đã thống nhất).

Bước 6: Thông báo kết quả đánh giá và nội dung góp ý của tập thể cơ quan, đơn vị đến từng công chức hàng tháng bằng văn bản.

Thời gian thực hiện đánh giá hàng tháng

Tùy theo điều kiện cụ thể, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị quy định khung thời gian đánh giá cho phù hợp với cơ quan mình nhưng quy trình đánh giá phải kết thúc không được chậm quá 5 ngày của tháng sau, trong đó:

- Công chức tự đánh giá: 3 – 4 ngày trước khi tập thể góp ý

- Tập thể góp ý và cấp trên trực tiếp đánh giá: 1 – 2 ngày trước khi họp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đánh giá thành tích tại UBND quận liên chiểu, thành phố đà nẵng (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)