NHỮNG ĐÓNG GÓP VÀ HẠN CHẾ CỦA LUẬN VĂN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đánh giá thành tích tại UBND quận liên chiểu, thành phố đà nẵng (Trang 100 - 137)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

4.3. NHỮNG ĐÓNG GÓP VÀ HẠN CHẾ CỦA LUẬN VĂN

4.3.1. Nhữn đón óp

Luận văn cung cấp một số thông tin hữu ích cho các nhà quản lý hành chính nhà nước trong việc hoàn thiện công tác đánh giá thành tích công chức qua việc xây dựng mô hình lý thuyết, kiểm định thang đo yếu tố tác động đến công tác đánh giá thành tích tại UBND quận Liên Chiểu.

Các nhà lãnh đạo có thể tham khảo mô hình và thang đo này để đo lường mức độ quan trọng của các yếu tố nhằm điều chỉnh công tác đánh giá thành tích tại đơn vị, tổ chức của mình.

Nhìn chung, việc đo lường các khái niệm tương đối có giá trị hội tụ và đạt độ tin cậy, có thể sử dụng làm nền tảng để tham khảo cho nghiên cứu khác liên quan.

4.3.2. Những hạn chế

Như các nghiên cứu khác, do giới hạn về thời gian và ngân sách, nghiên cứu cũng gặp phải những hạn chế nhất định:

Số lượng chuyên gia tham gia phỏng vấn là ít và chưa nằm ở nhiều vị trí công tác, do đó thông tin thu thập chưa bao quát được hết tình hình của tổ chức, và ý kiến đánh giá chưa được đầy đủ.

Dữ liệu sơ cấp phỏng vấn trực tiếp không tốn chi phí nên việc người được phỏng vấn có thể cho thông tin và đánh giá mức độ chưa chính xác cao.

Mẫu nghiên cứu, dữ liệu thu thập có thể bị ảnh hưởng bởi ý kiến chủ quan của người trả lời và người trả lời câu hỏi có trình độ quan điểm khác nhau nên có thể chưa phản ánh đúng thực trạng của các nhân tố.

Do hạn chế về thời gian, trình độ nên đề tài mới chỉ nghiên cứu một số các yếu tố cơ bản, có thể tác giả vẫn chưa phát hiện đầy đủ các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến đánh giá thành tích.

KẾT LUẬN

Luận văn “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đánh giá thành tích tại UBND quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng là một trong nhiều nghiên cứu về đánh giá công chức. Đề tài đã hoàn thành được các mục tiêu đề ra: khái quát các lý thuyết cơ bản về đánh giá thành tích, đánh giá thành tích công chức; khảo sát và đánh giá được mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá thành tích tại UBND quận Liên Chiểu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 4 nhân tố tác động đến đánh giá thành tích tại UBND quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.

Ban đầu tác giả xác định có 4 yếu tố ảnh hưởng, sau khi kiểm định mô hình bằng phân tích hồi quy bội, có các nhân tố sau đây ảnh hưởng đến đánh giá thành tích: Quy trình quản lý đánh giá, Mức độ tin tưởng, Công tác tập huấn, Sự giao tiếp. Trong đó, Sự giao tiếp là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến đánh giá thành tích với chỉ số Beta = 0,448.

Kết quả cũng chỉ ra rằng các nhân tố xem xét đều có ảnh hưởng dương đến công tác đánh giá thành tích. Nếu cải thiện và tăng giá trị của bất kỳ một trong các nhân tố thì đều giúp tăng giá trị công tác đánh giá thành tích. Với những hạn chế trong nghiên cứu đã đề cập, trong các nghiên cứu tiếp theo tác giả đề xuất nên tham khảo thêm nhiều mô hình nghiên cứu khác và thang đo cần tiếp tục được hoàn thiện để đạt được độ tin cậy cao.

Trong tình hình hiện nay, việc nhận diện được các yếu tố này rất quan trọng trong công tác quản lý hành chính nhân sự nhà nước nói chung, công tác đánh giá thành tích nói riêng. Đánh giá đúng người, đúng việc tạo động lực cho công các chức thực thi công vụ tốt hơn, phục vụ nhân dân tốt hơn, xây dựng xã hội phát triển tốt đẹp hơn.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: NỘI DUNG PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA

(Nhằm điều chỉnh và hoàn thiện thang đo và biến quan sát)

Tôi là Trần Thị Thúy Ngân, học viên cao học Quản trị kinh doanh tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, hiện đang thực hiện nghiên cứu về đề tài khoa học “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đánh giá thành tích tại UBND Quận Liên Chiểu”. Bảng câu hỏi sau đây tìm hiểu về các thành phần trong từng yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá thành tích tại UBND quận Liên Chiểu hiện nay, nhằm làm tăng thêm giá trị cho nghiên cứu.

Ý kiến đóng góp của anh/chị sẽ giúp cho đề tài gắn kết chặt chẽ hơn giữa cơ sở lý luận và thực tiễn, qua đó có cơ sở điều chỉnh và hoàn thiện hơn công tác đánh giá thành tích tại đơn vị.

Vì vậy, rất mong nhận được sự hợp tác của anh/chị. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Căn cứ vào mô hình nghiên cứu đề xuất, các nhân tố ảnh hưởng đến đánh giá thành tích tại UBND quận Liên Chiểu bao gồm: (1) Quy trình quản lý, (2) Mức độ tin tưởng, (3) Công tác tập huấn đánh giá thành tích, (4) Sự giao tiếp trong tổ chức

Các thành phần làm nền để đưa ra thảo luận đã được tác giả tổng hợp từ các khái niệm lý thuyết và nghiên cứu có liên quan trước đó. Ý kiến đóng góp của anh/chị sẽ giúp các thành phần này gắn liền giữa các khái niệm lý thuyết và thực tiễn đánh giá thành tích tại UBND quận Liên Chiểu

Câu hỏi xác định từng thành phần của các nhân tố ảnh hưởng đến đánh giá thành tích tại UBND quận Liên Chiểu như sau:

Anh/Chị có hiểu nội dung các thành phần trong mỗi nhóm nhân tố? Theo Anh/Chị có cần thêm hoặc bớt các thành phần nào trong nhóm nhân tố không?

1. Quy trình quản lý

Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các nỗ lực của các thành viên tổ chức và sử dụng các nguồn lực khác để đạt được mục tiêu của tổ chức. Thông qua quá trình đánh giá thành tích, người được đánh giá có xu hướng xem xét trở lại người đánh giá để xác định liệu các mục tiêu định trước của tổ chức có thông qua một cách hiệu quả hay không.

Các thành phần đo lường quy trình quản lý bao gồm:

- Người đánh giá lên kế hoạch cho cuộc họp đánh giá thành tích trước khi diễn ra

- Người được đánh giá lên kế hoạch cho cuộc họp đánh giá thành tích trước khi diễn ra

- Người đánh giá kiểm soát toàn bộ quá trình đánh giá - Người được đánh giá kiểm soát toàn bộ quá trình đánh giá - Người đánh giá thích thú với quản lý đánh giá thành tích - Người được đánh giá thích thú với quản lý đánh giá thành tích - Người đánh giá luôn tiến hành đánh giá thành tích kịp thời

- Quyết định cuối cùng được đưa ra sau khi kết quả đánh giá thành tích được thống nhất giữa người đánh giá và người được đánh giá

2. Mức độ tin tưởng

Niềm tin là một trạng thái tâm lý với các thành phần hiệu quả và thành phần tạo động lực (Abu-Doleh & Weir, 2007). Khi nói đến sự tin tưởng, không phải tất cả các mối quan hệ đều ở cùng mức độ. Nếu nhân viên biết rằng đánh giá là hợp lệ, họ sẽ tin tưởng các nhà lãnh đạo và chấp nhận nó, như vậy đánh giá mới thành công

Các thành phần đo lường mức độ tin tưởng bao gồm:

- Người được đánh giá tin vào quy trình đánh giá thành tích

- Người được đánh giá có cơ hội tự đánh giá trước khi người đánh giá thực hiện công tác đánh giá

- Người đánh giá không cảm thấy khó khăn khi phê bình kết quả của người được đánh giá trước sự có mặt của họ (người được đánh giá)

- Người đánh giá giúp người được đánh giá cải thiện hiệu quả công việc

3. Công tác tập huấn đánh giá thành tích

Các thành phần đo lường công tác tập huấn bao gồm:

- Mục tiêu của thực hiện đánh giá thành tích được thể hiện rõ ràng với mọi thành viên của tổ chức

- Người đánh giá và người được đánh giá có hiểu biết về đánh giá thành tích và hiểu đánh giá thành tích nhằm mục đích gì

- Người đánh giá và người được đánh giá được tập huấn đầy đủ về kiến thức và kỹ năng để tiến hành đánh giá thành tích

- Người đánh giá và người được đánh giá hiểu rõ quy trình, tiêu chuẩn đánh giá thành tích

- Người đánh giá và người được đánh giá cảm thấy thoải mái với quy trình đánh giá

- Người đánh giá và người được đánh giá hiểu được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong công tác đánh giá thành tích

- Người đánh giá và người được đánh giá nhận được sự hỗ trợ đầy đủ khi thực hiện trách nhiệm này

4. Sự giao tiếp

Giao tiếp là sự truyền đạt thông tin trong tổ chức. Sự trao đổi, truyền đạt thông tin trong tổ chức cũng như sự tương tác giữa lãnh đạo và nhân viên sẽ ảnh hưởng đến chính sách đánh giá thành tích, ảnh hưởng đến quan điểm của nhà quản trị đến đánh giá sự hoàn thành công việc của nhân viên

Các thành phần đo lường sự giao tiếp bao gồm:

- Thời gian đánh giá thành tích luôn được thông báo trước

- Người đánh giá đảm bảo rằng các mục tiêu đánh giá đã được truyền đạt đến người được đánh giá

- Người đánh giá luôn cung cấp thông tin phản hồi cho người được đánh giá sau khi tiến hành đánh giá thành tích

- Người đánh giá và người được đánh giá có thời gian chuẩn bị cho công tác đánh giá thành tích

- Khoảng thời gian yêu cầu dùng cho đánh giá thành tích là phù hợp 5. Công tác đánh giá thành tích

- Thông tin được tạo ra thông qua đánh giá thành tích được sử dụng đúng mục đích

- Đánh giá thành tích đã giúp xác định được điểm mạnh, điểm yếu của cá nhân và tổ chức

- Các kiến nghị sau đánh giá thành tích luôn được thực hiện

- Công tác đánh giá thành tích luôn được tiến hành kịp thời theo luật 6. Ý kiến khác của anh/chị

... ... ... ... ... Trân trọng cảm ơn quý anh/chị đã dành thời gian và cung cấp những đóng góp bổ ích cho nghiên cứu. Chúc quý anh/chị đạt nhiều thành công trong công tác!

PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT

Xin chào anh/chị! Tôi tên là Trần Thị Thúy Ngân, là học viên cao học Quản trị kinh doanh tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, hiện đang thực hiện luân văn nghiên cứu về đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đánh giá thành tích tại UBND quận Liên Chiểu” dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Bích Thu. Bảng câu hỏi sau đây là một phần của nghiên cứu nhằm khảo sát mức độ tác động của các yếu tố đến công tác đánh giá thành tích tại tổ chức.

Tôi xin cam đoan rằng những thông tin mà quý anh/chị cung cấp sẽ được giữ bí mật và chỉ sử dụng cho mục đích tham khảo để hoàn thành luận văn. Do vậy, rất mong anh/chị vui lòng dành chút thời gian quý báu trả lời bảng câu hỏi dưới đây.

Chân thành cảm ơn anh/chị! Phần 1: THÔNG TIN CHUNG

Anh/chị vui lòng trả lời các câu hỏi sau?

1. Anh/chị đã từng thực hiện đánh giá thành tích? Có  Không 

(Nếu “Không” xin dừng lại tại câu hỏi này)

2. Anh/chị có hài lòng với công tác đánh giá thành tích tại tổ chức hiện nay?

Có Không

Nếu “Không” xin ghi rõ lý do:

... ... ... ... ...

Phần 2: THÔNG TIN CHI TIẾT

Vui lòng cho biết ý kiến của anh/chị về mức độ đồng ý với các ý kiến sau:

Hướng dẫn trả lời: Anh/Chị vui lòng đánh dấu (x) mức độ đồng ý vào ô mình lựa chọn. Các giá trị từ 1 đến 5 trên mỗi câu hỏi tương ứng với mức độ đồng ý của Anh/Chị. Ý nghĩa các lựa chọn như sau:

1 2 3 4 5

Hoàn toàn không đồng ý

Không đồng

ý Không ý kiến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

STT CÁC TIÊU THỨC MỨC ĐỘ ĐỒNG Ý

I QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ 1 2 3 4 5

1 Người đánh giá lên kế hoạch cho cuộc họp đánh giá thành tích trước khi diễn ra

2 Người được đánh giá lên kế hoạch cho cuộc họp đánh giá thành tích trước khi diễn ra

3 Người đánh giá kiểm soát toàn bộ quá trình đánh giá

4 Người được đánh giá kiểm soát toàn bộ quá trình đánh giá

5 Người đánh giá luôn tiến hành đánh giá thành tích kịp thời

6 Quyết định cuối cùng được đưa ra sau khi kết quả đánh giá thành tích được thống nhất giữa người đánh giá và người được đánh giá

STT CÁC TIÊU THỨC MỨC ĐỘ ĐỒNG Ý 7 Người được đánh giá tin tưởng người

đánh giá sẽ có đánh giá khách quan 8 Người được đánh giá có cơ hội tự đánh

giá trước khi người đánh giá thực hiện công tác đánh giá

9 Người đánh giá không cảm thấy khó khăn khi phê bình kết quả của người được đánh giá trước sự có mặt của họ (người được đánh giá)

10 Người đánh giá giúp người được đánh giá cải thiện hiệu quả công việc

III CÔNG TÁC TẬP HUẤN 1 2 3 4 5

11 Mục đích của thực hiện đánh giá thành tích được thể hiện rõ ràng với mọi thành viên của tổ chức

12 Người đánh giá và người được đánh giá được tập huấn đầy đủ về kiến thức và kỹ năng để tiến hành đánh giá thành tích

13 Người đánh giá và người được đánh giá hiểu rõ quy trình, tiêu chuẩn đánh giá thành tích

14 Người đánh giá và người được đánh giá cảm thấy thoải mái với quy trình đánh giá

15 Người đánh giá và người được đánh giá hiểu được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong công tác đánh giá thành tích

IV SỰ GIAO TIẾP 1 2 3 4 5

STT CÁC TIÊU THỨC MỨC ĐỘ ĐỒNG Ý thời gian tiến hành đánh giá thành tích

17 Người đánh giá đảm bảo rằng các mục tiêu đánh giá đã được truyền đạt đến người được đánh giá

18 Người được đánh giá luôn nhận được thông tin phản hồi sau khi tiến hành đánh giá thành tích

19 Người đánh giá và người được đánh giá có thời gian chuẩn bị cho công tác đánh giá thành tích

20 Khoảng thời gian yêu cầu dùng cho đánh giá thành tích là phù hợp

V ĐÁNH GIÁ THÀNH TÍCH

21 Anh/chị nhận thấy thông tin được tạo ra thông qua đánh giá thành tích được sử dụng đúng mục đích

22 Anh/chị nhận thấy đánh giá thành tích đã giúp xác định được điểm mạnh, điểm yếu của cá nhân và tổ chức

23 Anh/chị nhận thấy rằng các kiến nghị sau cuộc kiểm tra đánh giá thành tích luôn được thực hiện

24 Anh/chị thấy được đánh giá thành tích đã đo lường được kết quả hoàn thành công việc của nhân viên

Phần 3: THÔNG TIN CÁ NHÂN 1. Đơn vị công tác:

3. Độ tuổi: Dưới 25  Từ 25 đến 35  Từ 36 đến 45  Trên 45  4. Trình độ học vấn: Trung cấp, cao đẳng  Đại học  Sau đại học  5. Vị trí (chức vụ) công tác: Trưởng, phó phòng  Trưởng bộ phận  Chuyên viên  Khác: ……….. 

6. Thời gian công tác

Từ 1- 3 năm 

Từ 4 – 6 năm 

Từ 7 – 10 năm 

Trên 10 năm 

PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH CHUYÊN GIA 1. GS.TS. Lê Thế Giới – Khoa QTKD

2. PGS.TS. Lê Văn Huy – Phòng Đào tạo

3. TS. Đường Thị Liên Hà – Phòng KH&HTQT 4. Lữ Thị Kim Hoa – Phòng Giáo dục&Đào tạo 5. Hồ Ngọc Dũng – Văn phòng UBND quận

PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ

4.1.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu GioiTinh Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Nam 64 52.9 52.9 52.9 Nu 57 47.1 47.1 100.0 Total 121 100.0 100.0 Tuoi Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Duoi 25 9 7.4 7.4 7.4 Tu 25 den 35 51 42.1 42.1 49.5 Tu 36 den 45 44 36.4 36.4 86.1

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đánh giá thành tích tại UBND quận liên chiểu, thành phố đà nẵng (Trang 100 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)