Kế hoạch thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đánh giá thành tích tại UBND quận liên chiểu, thành phố đà nẵng (Trang 66)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.4.2. Kế hoạch thu thập dữ liệu

Bảng câu hỏi được phát trực tiếp đến các công chức đang công tác tại 12 phòng ban chuyên môn của UBND quận Liên Chiểu. Trong phiếu khảo sát chính thức có 24 mục hỏi cho thang đo yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá thành tích. Mỗi mục hỏi được cho điểm theo thang đo Likert từ 1 đến 5 với quy ước từ hoàn toàn không đồng ý (1) đến hoàn toàn đồng ý (5).

Công tác phát và thu thập phiếu câu hỏi khảo sát được thực hiện trong tháng 06/2017, được tiến hành như sau:

Ngày 15/06/2017: Đến gặp các phòng ban tại UBND quận Liên Chiểu. Phát phiếu câu hỏi khảo sát đến Văn phòng UBND quận Liên Chiểu.

Ngày 20/06/2017 – 26/06/2017: Phát phiếu khảo sát đến 12 phòng ban chuyên môn. Trong khoảng thời gian này, tác giả đã phát phiếu khảo sát đến:phòng Lao động thương binh & Xã hội, phòng Thanh tra, phòng Nội vụ, phòng Y tế, phòng Kinh tế, phòng Giáo dục và Đào tạo, phòng Tài chính – Kế hoạch. Thu về phiếu trả lời trong ngày 20/06/2017 từ phòng Kinh tế, phòng Y tế, phòng Thanh tra và Văn phòng UBND quận. Đến ngày 26/06/2017, thu về phiếu trả lời từ các phòng: Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo.

Ngày 26/06/2017 – 30/06/2017: Phát bổ sung phiếu khảo sát đến những phòng ban còn lại chưa phát được. Bao gồm phòng Quản lý đô thị, phòng Văn hóa thông tin, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Tư pháp. Ngày 30/06/2017, thu về các phiếu trả lời từ các phòng ban, riêng phòng Tư pháp từ chối thực hiện khảo sát.

Tổng số phiếu phát ra là 140 phiếu, thu về 133 phiếu.

2 4 3 P ƣơn p áp p ân tí ữ liệu

Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS. Sau khi được mã hóa và làm sạch, số liệu sẽ qua các phân tích sau: thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy của các thang đo, phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy. Cụ thể gồm:

- Thống kê mô tả mẫu về các thông tin cá nhân của mẫu nghiên cứu: Giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, vị trí (chức vụ công tác), thời gian công tác nhằm đánh giá mẫu nghiên cứu có phù hợp và có thể đại diện được hay không. Đồng thời tính điểm trung bình và độ lệch chuẩn của các câu trả lời trong bảng hỏi thu thập được.

- Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha, loại bỏ các biến có hệ số tương quan giữa biến - tổng nhỏ.

Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach alpha và hệ số tương quan biến-tổng. Hệ số alpha (α) của Cronbach là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục câu hỏi trong thang đo tương quan với nhau [13] và hệ số tương quan biến-tổng (corrected item-total correlation) thể hiện sự tương quan chặt chẽ các biến để đo lường cùng một khái niệm nghiên cứu [10]. Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s alpha được sử dụng để loại bỏ biến rác trước khi tiến hành phân tích nhân tố.

Yêu cầu: Những biến có Hệ số tương quan biến tổng phù hợp (Corrected Item- Total Correlation) lớn hơn 0,3 và Hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 sẽ được chấp nhận và tiếp tục đi vào những phân tích sau đó.

- Sử dụng công cụ phân tích nhân tố khám phá (EFA) trên SPSS 16.0 và loại bỏ các biến có thông số nhỏ bằng cách kiểm tra các hệ số tải nhân tố (Factor loading) và các phương sai trích. Đánh giá sự phù hợp của mô hình nghiên cứu qua hệ số KMO. Phân tích nhân tố EFA (Exploratory Factor Analysis) là một kỹ thuật nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu. Quan hệ giữa các nhóm biến có liên quan qua lại lẫn nhau được xem xét dưới dạng một số các nhân tố cơ bản. Mỗi một biến quan sát sẽ được tính một tỷ số gọi là Hệ số tải nhân tố (factor loading), hệ số này cho người nghiên cứu biết được mỗi biến đo lường sẽ thuộc về những nhân tố nào.

Yêu cầu: Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) phải có giá trị trong khoảng 0,5<KMO<1. Thêm vào đó hệ số tải nhân tố của từng biến quan sát phải có giá trị lớn hơn 0,5.[13]. Điểm dừng khi lớn hơn 1 và tổng phương sai trích dùng để giải thích bởi từng nhân tố lớn hơn 50% mới thỏa mãn yêu cầu của phân tích nhân tố.

Để phân tích nhân tố khám phá tốt nhất, mẫu nghiên cứu phải đáp ứng được tỉ lệ số quan sát/biến đo lường là 5/1, nghĩa là cứ mỗi biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát [21]. Mẫu nghiên cứu chính thức tối thiểu là 120 đáp viên, với 24 biến quan sát.

- Sau cùng sẽ kiểm tra độ thích hợp của mô hình bằng chỉ tiêu R2 hiệu chỉnh, xây dựng mô hình hồi quy và đi kiểm định các giả thuyết đã đặt ra. Phương pháp phân tích hồi quy cho phép rút ra phương trình hồi quy cuối cùng bao gồm các nhân tố tác động mạnh nhất đến biến phụ thuộc.

Yêu cầu: Khi phân tích hồi quy cần đảm bảo một số nguyên tắc sau: • Kiểm tra mức độ phù hợp của mô hình bằng cách kiểm tra hệ số Adjusted R Square.

• Kiểm chứng mức độ phù hợp của mô hình hồi quy với tổng thể mẫu bằng cách kiểm tra các giá trị Sig <0,05 và hệ số F trong bảng ANOVA, bằng cách kiểm tra hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance inflation factor) có nằm trong đoạn (1;10) để xem xét hiện tượng đa cộng tuyến.[13]

• Đánh giá mức độ tác động mạnh hay yếu của các biến lên biến phụ thuộc thông qua các hệ số Beta ở bảng Coefficient.

Để tiến hành phân tích hồi quy một cách tốt nhất, theo Hair và cộng sự (2006), kích thước mẫu phải bảo đảm theo công thức: n ≥ 8m + 50 (n là cỡ mẫu, m là số biến độc lập trong mô hình). Cỡ mẫu tối thiểu là 120 đạt yêu cầu.

2.4.4. Các lỗi ng u nhiên đã gặp trong thu thập dữ liệu sơ ấp thông qua bảng câu hỏi

Do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, quá trình thu thập dữ liệu dù được chuẩn bị chu đáo vẫn tồn tại những sai sót, những sai sót ngẫu nhiên đã gặp là:

- Những câu trả lời không đầy đủ: 4 phiếu - Những câu trả lời giống nhau: 8 phiếu

Những lỗi trên có thể xuất phát từ các nguyên nhân như: người được hỏi không hiểu câu hỏi; người được hỏi không có thời gian nên trả lời đại khái, cho có; người được hỏi né tránh, không muốn trả lời sự thật,…

Số phiếu khảo sát phát ra là 140 phiếu, thu về 133 phiếu. Sau khi chạy dữ liệu với phần mềm SPSS 16.0 lần 1, kết quả cho thấy một số phiếu trả lời bị lỗi, dẫn đến việc gây nhiễu kết quả, kết quả của mô hình bị sai lệch.

Tác giả đã loại đi 12 phiếu trả lời không hợp lệ ( các phiếu vi phạm lỗi trả lời không đầy đủ và các phiếu có các câu trả lời giống nhau). Do đó, số phiếu trả lời hợp lệ là 121 phiếu. Các kết quả nghiên cứu được trình bày ở chương 3 dựa trên dữ liệu thu thập từ 121 phiếu trả lời hợp lệ này.

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ

3.1.1. Thống kê mô tả m u nghiên cứu

Cấu trúc của mẫu điều tra được thống kê theo các tiêu chí: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, chức vụ và thời gian công tác.

Cơ cấu giới tính: Theo kết quả khảo sát trong 121 phiếu trả lời, có 64 người là nam chiếm tỷ lệ 52,9%, còn lại là 57 nữ chiếm 47,1%.

Cơ cấu độ tuổi: Độ tuổi của mẫu nghiên cứu từ dưới 25 tuổi chiếm 7,4%, từ 25 đến 35 tuổi chiếm 42,1%, từ 36 đến 45 tuổi chiếm 36,4%, trên 45 tuổi chiếm 14,1%. Hai nhóm tuổi từ 25 đến 45 tuổi chiếm tới 78,5% mẫu nghiên cứu. Có thể đánh giá rằng công chức đang công tác tại UBNND quận Liên Chiểu là đội ngũ công chức trẻ.

Cơ cấu trình độ học vấn: Có đến 84,3% người trả lời có trình độ đại học; 14,9% là có trình độ sau đại học. Như vậy, đội ngũ công chức tại UBND quận Liên Chiểu có trình độ học vấn cao. Mẫu nghiên cứu có trình độ học vấn cao, phù hợp với đặc điểm công chức công tác tại cấp quận.

Cơ cấu chức vụ (vị trí) công tác: Theo kết quả khảo sát, các phiếu trả lời là chuyên viên chiếm 74,4%, còn lại là các công chức đang công tác tại vị trí lãnh đạo (trưởng, phó phòng và trưởng bộ phận) với 23,2%. Các công chức công tác tại các vị trí khác (ngạch cán sự) chiếm 2,5%.

Cơ cấu thời gian công tác: Mẫu nghiên cứu thể hiện đa số các công chức đều có kinh nghiệm lâu năm trong cơ quan hành chính, thời gian công tác từ 7 đến trên 10 năm chiếm 82,7%, từ 4 đến 6 năm chiếm 10,7%, còn lại là kinh nghiệm từ 1 đến 3 năm chiếm 6,6%.

Số liệu thống kê cho thấy mẫu nghiên cứu tương đối phù hợp với đặc điểm thực tế của công chức đang công tác tại UBND quận.

Kết quả thống kê mô tả được thể hiện chi tiết ở bảng 3.1:

Bảng 3.1. Mô tả thống kê thông tin cá nhân đáp viên

TT Thông tin Số lượng Tỷ trọng (%)

1 Giới tính - Nam - Nữ 121 64 57 100 52,9 47,1 2 Độ tuổi - Dưới 25 - Từ 25 đến 35 - Từ 36 đến 45 - Trên 45 121 9 51 44 17 100 7,4 42,1 36,4 14,1 3 Trình độ học vấn - Trung cấp, cao đẳng - Đại học - Sau đại học 121 1 102 18 100 0,8 84,3 14,9 4 Chức vụ - Trưởng, phó phòng - Trưởng bộ phận - Chuyên viên - Khác 121 25 3 90 3 100 20,7 2,5 74,4 2,5 5

Thời gian công tác - Từ 1 đến 3 năm - Từ 4 đến 6 năm - Từ 7 đến 10 năm - Trên 10 năm 121 8 13 67 33 100 6,6 10,7 55,4 27,3

3.1.2. Thống kê mô tả đán á ôn tá đán á t àn tí và á nhân tố ản ƣởn đến ôn tá đán á t àn tí tại UBND quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng

Với thang đo Likert 5 lựa chọn trong bảng khảo sát. Khi đó, Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum) / n = (5-1)/5 = 0,8. Ý nghĩa các mức như sau:

1,00 – 1,80: Hoàn toàn không đồng ý 1,81 – 2,60: Không đồng ý

2,61 – 3,40: Bình thường 3,41 – 4,20: Đồng ý

4,21 – 5,00: Hoàn toàn đồng ý

Bảng 3.2. Thống kê mô tả các thang đo

Mã biến Chỉ báo Trung bình Độ lệch chuẩn Thang đo Quy trình quản lý

QL1 Người đánh giá lên kế hoạch cho cuộc họp

đánh giá thành tích trước khi diễn ra 4,14 0,850 QL2 Người được đánh giá lên kế hoạch cho cuộc

họp đánh giá thành tích trước khi diễn ra 3,83 0,928 QL3 Người đánh giá kiểm soát toàn bộ quá trình

đánh giá 3,88 0,887

QL4 Người được đánh giá kiểm soát toàn bộ quá

trình đánh giá 3,69 0,874

QL5 Người đánh giá luôn tiến hành đánh giá thành

tích kịp thời 3,70 0,803

QL6 Quyết định cuối cùng được đưa ra sau khi kết quả đánh giá thành tích được thống nhất giữa người đánh giá và người được đánh giá

Mã biến Chỉ báo Trung bình Độ lệch chuẩn Thang đo Mức độ tin tưởng

TT1 Người được đánh giá tin tưởng người đánh

giá sẽ có đánh giá khách quan 3,69 0,827 TT2 Người được đánh giá có cơ hội tự đánh giá

trước khi người đánh giá thực hiện công tác đánh giá

3,85 0,726

TT3 Người đánh giá không cảm thấy khó khăn khi phê bình kết quả của người được đánh giá trước sự có mặt của họ (người được đánh giá)

3,94 0,849

TT4 Người đánh giá giúp người được đánh giá cải

thiện hiệu quả công việc 3,93 0,858

Thang đo Công tác tập huấn TH1 Mục đích của thực hiện đánh giá thành tích

được thể hiện rõ ràng với mọi thành viên của tổ chức

4,13 0,763

TH2 Người đánh giá và người được đánh giá được tập huấn đầy đủ về kiến thức và kỹ năng để tiến hành đánh giá thành tích

4,07 0,761

TH3 Người đánh giá và người được đánh giá hiểu

rõ quy trình, tiêu chuẩn đánh giá thành tích 3,88 0,890 TH4 Người đánh giá và người được đánh giá cảm

thấy thoải mái với quy trình đánh giá 4,04 0,779 TH5 Người đánh giá và người được đánh giá hiểu

được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong công tác đánh giá thành tích

Mã biến Chỉ báo Trung bình Độ lệch chuẩn Thang đo Sự giao tiếp

GT1 Người đánh giá luôn thông báo trước thời

gian tiến hành đánh giá thành tích 4,25 0,745 GT2 Người đánh giá đảm bảo rằng các mục tiêu

đánh giá đã được truyền đạt đến người được đánh giá

4,23 0,772

GT3 Người được đánh giá luôn nhận được thông tin phản hồi sau khi tiến hành đánh giá thành tích

4,20 0,872

GT4 Người đánh giá và người được đánh giá có thời gian chuẩn bị cho công tác đánh giá thành tích

4,10 0,712

GT5 Khoảng thời gian yêu cầu dùng cho đánh giá

thành tích là phù hợp 4,17 0,760

Thang đo Đánh giá thành tích DG1 Thông tin được tạo ra thông qua đánh giá

thành tích được sử dụng đúng mục đích 4,03 0,718 DG2 Đánh giá thành tích đã giúp xác định được

điểm mạnh, điểm yếu của cá nhân và tổ chức 4,01 0,713 DG3 Các kiến nghị sau cuộc kiểm tra đánh giá

thành tích luôn được thực hiện 4,05 0,784 DG4 Đánh giá thành tích đã đo lường được kết quả

hoàn thành công việc của nhân viên 4,25 0,596

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả chạy SPSS 16.0)

hầu như đều nhận được mức độ đồng ý trung bình cao từ các công chức được hỏi. Từ 3,69 đến 4,25 đều thuộc mức đồng ý và hoàn toàn đồng ý. Trong đó:

- Các tiêu chí QL4 - Người được đánh giá kiểm soát toàn bộ quá trình đánh giá, QL6 - Quyết định cuối cùng được đưa ra sau khi kết quả đánh giá thành tích được thống nhất giữa người đánh giá và người được đánh giá

thuộc thang đo Mức độ tin tưởng và tiêu chí TT1- Người được đánh giá tin tưởng người đánh giá sẽ có đánh giá khách quan thuộc thang đo Mức độ tin tưởng có độ đồng ý trung bình thấp nhất so với các tiêu chí khác (3,69). Điều này cho thấy tại UBND quận Liên Chiểu, các nội dung trên chưa được chú trọng nên nhận được mức đồng ý không cao bằng các tiêu chí còn lại.

- Các tiêu chí GT1- Người đánh giá luôn thông báo trước thời gian tiến hành đánh giá thành tích, GT2 - Người đánh giá đảm bảo rằng các mục tiêu đánh giá đã được truyền đạt đến người được đánh giá thuộc thang đo Sự giao tiếp và tiêu chí DG4 - Đánh giá thành tích đã đo lường được kết quả hoàn thành công việc của nhân viên thuộc thang đo Đánh giá thành tích có mức độ đồng ý trung bình cao hơn so với các tiêu chí còn lại (4,25 và 4,23). Điều này cho thấy các nội dung trên đã được thực hiện một cách tương đối tốt tại UBND quận Liên Chiểu và đã nhận được sự đồng ý của hầu hết các công chức công tác tại đậy.

3.2 ĐÁNH GIÁ THANG ĐO BẰNG HỆ SỐ TIN CẬ CRONBACH’S ALPHA

Trong nghiên cứu này đã tiến hành kiểm định độ tin cậy của các thang đo thông qua các biến quan sát nhằm loại bỏ các biến không có ý nghĩa ra khỏi mô hình. Cronbach’s Alpha của các thành phần sẽ bao gồm thang đo về quy trình quản lý (QL), mức độ tin tưởng (TT), công tác tập huấn (TH), sự giao tiếp (GT) và đánh giá thành tích (DG).

Bảng 3.3. Kết quả Cronbach’s Alpha

Mã biến

Trung bình thang đo nếu

bị loại biến

Phương sai thang đo nếu

bị loại biến Hệ số tương quan biến tổng Alpha nếu loại biến Thang đo Quy trình quản lý, Alpha = 0,698

QL1 18,79 7,415 0,643 0,589 QL2 19,11 7,247 0,601 0,597 QL3 19,05 9,614 0,129 0,748 QL4 19,24 9,500 0,157 0,739 QL5 19,23 8,079 0,524 0,631 QL6 19,25 7,238 0,600 0,598

Thang đo Mức độ tin tưởng, Alpha = 0,879

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đánh giá thành tích tại UBND quận liên chiểu, thành phố đà nẵng (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)