Nghiên cứu định lƣợng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn mua sữa bột cho trẻ em của người tiêu dùng tại thành phố đà nẵng (Trang 60 - 64)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.2. Nghiên cứu định lƣợng

Nghiên cứu chính thức đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng để kiểm định lại các thang đo trong mô hình nghiên cứu thông qua bảng câu hỏi khảo sát (xem Phụ lục 3).

a. Mẫu nghiên cứu

Vì kinh phí và nguồn lực có hạn nên phƣơng pháp chọn mẫu đƣợc chọn là phƣơng pháp phi ngẫu nhiên thuận tiện. Các bƣớc đƣợc tiến hành nhƣ sau:

- Đầu tiên, chọn khu vực trung tâm thành phố Đà Nẵng và đặc biệt là các diễn đàn, nhóm trên các mạng xã hội có những đối tƣợng khảo sát phù hợp.

- Đối tƣợng khảo sát là cha, mẹ, ngƣời nuôi dƣỡng của bé dƣới 6 tuổi, cô nuôi dạy trẻ, bác sĩ nhi,….. (những ngƣời mà phỏng vấn viên cảm thấy có khả năng chấp nhận phỏng vấn). Trên thực tế thì việc lựa chọn kích thƣớc mẫu cũng phụ thuộc vào một yếu tố hết sức quan trọng là năng lực tài chính và thời gian nhà nghiên cứu có thể có đƣợc.

Quy mô mẫu: Nghiên cứu này sử dụng công thức của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) để tính kích thƣớc mẫu. Theo đó kích thƣớc mẫu tối thiểu gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Đây là cỡ mẫu phù hợp cho nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân tố. Trong bài nghiên cứu này bao gồm 36 biến quan sát, nhƣ vậy để đảm bảo yêu cầu thì kích thƣớc mẫu phải lớn hơn 180. Trên cơ sở đó, đề tài tiến hành thu thập dữ liệu với kích cỡ mẫu là 200 >180 (cỡ mẫu tối thiểu) nhằm phục vụ tốt cho việc phân tích dữ liệu.

b. Thu thập dữ liệu

Tác giả tiến hành thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi bằng hai hình thức truyền thống và qua mạng. Đối với phƣơng pháp truyền thống, tác giả gửi bảng câu hỏi cho các đáp viên tại các trƣờng mầm non, tiệm tạp hóa có bán sản phẩm sữa cho trẻ em và bệnh viện, công sở trên địa bàn thành phố. Đối

với phƣơng pháp qua mạng, tác giả gửi bảng câu hỏi vào các diễn đàn có liên quan đến mẹ và bé, các nhóm trên các mạng xã hội. Để đề phòng trƣờng hợp các bảng câu hỏi khảo sát thu đƣợc không hợp lệ hoặc không đủ điều kiện để đƣa vào xử lí phân tích dữ liệu, tác giả thực hiện khảo sát với tổng số bảng câu hỏi phát ra là 220 so với kích cỡ mẫu của bài nghiên cứu là 200.

c. Phương pháp phân tích dữ liệu

Công cụ chủ yếu là bảng câu hỏi để thu thập thông tin về quyết định mua sữa bột cho trẻ em dƣới 6 tuổi của ngƣời tiêu dùng tại thị trƣờng Đà Nẵng. Các biến quan sát trong phiếu điều tra đƣợc mã hóa sau khi khảo sát cho phù hợp với yêu cầu xử lý của phần mềm SPSS.

Dữ liệu sau khi đƣợc thu thập đƣợc nhập liệu và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0. Một số phƣơng pháp phân tích dữ liệu đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này gồm:

Thống kê mô tả

Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để mô tả mẫu thu thập đƣợc theo các thuộc tính của đối tƣợng nghiên cứu

Đánh giá độ tin cậy (qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha)

Phƣơng pháp phân tích này cho phép ngƣời nghiên cứu loại bỏ các biến không phù hợp, hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Những biến có hệ số tƣơng quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn để chọn thang đo là hệ số Cronbach’s Alpha của nó phải đạt từ 0,6 trở lên. (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005)

Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Sau khi kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và loại đi các biến không đảm bảo độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá là kỹ thuật đƣợc sử dụng để thu nhỏ và tóm tắt dƣ liệu, giúp chúng ta rút trích từ

các biến quan sát thành một hay một số biến tổng hợp. Phƣơng pháp rút trích đƣợc chọn để phân tích nhân tố là phƣơng pháp Principal Component Analysis đi cùng với phép xoay Varimax vì đây là cách thức đƣợc sử dụng phổ biến nhất. Khi phân tích nhân tố khám phá, các nhà nghiên cứu thƣờng quan tâm đến một số tiêu chuẩn sau:

- Trị số KMO nằm trong khoảng 1 ≥ KMO ≥ 0,5 và mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett căn cứ trên giá trị Sig < 0,05.

- Đại lƣợng Eigenvalue >1 - Tổng phƣơng sai trích ≥ 50%

- Hệ số tải nhân tố (Factor loading) ≥ 0,5.

Kiểm định mô hình lý thuyết

Thực hiện kiểm định mô hình lí thuyết bằng hồi qui đa biến, kiểm định sự phù hợp, kiểm định các giả thuyết.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong chƣơng 2, tác giả đã thực hiện tổng hợp các mô hình nghiên cứu đi trƣớc và đề xuất mô hình nghiên cứu mới cho đề tài. Chƣơng 2 cũng đã trình bày chi tiết phƣơng pháp thực hiện nghiên cứu. Quá trình nghiên cứu đƣợc thực hiện qua 2 bƣớc chính là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phƣơng pháp định tính thông qua kỹ thuật phỏng vấn chuyên gia và phỏng vấn nhóm. Kết quả nghiên cứu định tính đã giúp hoàn thiện các câu hỏi cho bảng câu hỏi và đƣa ra thang đo chính thức với 31 biến quan sát thuộc 5 nhóm nhân tố. Nghiên cứu chính thức sử dụng phƣơng pháp định lƣợng thông qua bảng câu hỏi với mẫu là 200 đáp viên. Bên cạnh đó, chƣơng 2 cũng trình bày các kỹ thuật và yêu cầu cho việc phân tích dữ liệu, phục vụ cho việc phân tích dữ liệu chính thức ở Chƣơng 3.

CHƢƠNG 3

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn mua sữa bột cho trẻ em của người tiêu dùng tại thành phố đà nẵng (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)