Mô hình IPA

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ tại khu du lịch thắng cảnh ngũ hành sơn, thành phố đà nẵng (Trang 28 - 29)

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu

1.3.2. Mô hình IPA

Mô hình IPA đƣợc đề xuất b i Martilla và Jame năm 1977. IPA là mô hình đo lƣờng chất lƣợng dịch vụ dựa vào sự khác biệt giữa ý kiến khách hàng về mức độ quan trọng của các thuộc tính và mức độ thể hiện các thuộc tính của nhà cung ứng dịch vụ (I-P gaps). Kết quả t sự phân tích mức độ quan trọng và mức độ thể hiện đƣợc thể hiện lên sơ đồ IPA với trục tung là mức độ quan trọng và trục hoành là mức độ thể hiện.

- Phần tƣ thứ 1 (Tập trung phát triển): Những thuộc tính nằm phần tƣ này đƣợc xem là rất quan trọng đối với khách hàng, nhƣng mức độ thể hiện của nhà cung ứng dịch vụ rất kém. Kết quả này gợi ý cho nhà quản trị dịch vụ cung ứng ch ý đến những thuộc tính này, tập trung phát triển mức độ cung ứng dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

- Phần tƣ thứ hai (Tiếp tục duy trì): Những thuộc tính nằm phần tƣ này đƣợc xem là rất quan trọng đối với khách hàng và nhà cung ứng dịch vụ cũng đã có mức độ thể hiện rất tốt, nên tiếp tục duy trì và phát huy thế mạnh này.

- Phần tƣ thứ ba (Hạn chế phát triển): Những thuộc tính nằm phần tƣ này có mức độ thể hiện thấp, không quan trọng đối với khách hàng. Nhà quản trị cung ứng dịch vụ nên hạn chế nguồn lực phát triển những thuộc tính này.

- Phần tƣ thứ tƣ (Giảm sự đầu tƣ): Những thuộc tính nằm phần tƣ này là không quan trọng đối với khách hàng, nhƣng mức độ thể hiện của nhà cung ứng rất tốt. Có thể xem sự đầu tƣ quá mức nhƣ hiện tại là vô ích. Nhà quản trị nên sử dụng nguồn lực này tập trung phát triển những thuộc tính khác.

Hình 1.3. Mô hình mức độ quan trọng – Mức độ thể hiện

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ tại khu du lịch thắng cảnh ngũ hành sơn, thành phố đà nẵng (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)