OL ƯỜNG TÍNH ỔN ðỊ NH DUY TRÌ LỢI NHUẬN TRONG DOANH

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính ổn định duy trì lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành sản xuất hàng tiêu dùng trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 35 - 38)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu trước ñ ây

1.2. OL ƯỜNG TÍNH ỔN ðỊ NH DUY TRÌ LỢI NHUẬN TRONG DOANH

DOANH NGHIỆP

Sử dụng tỷ suất sinh lời của TS (ROA), Freeman và cộng sự [63] đã đề xuất cơng thức đo lường tính ổn định duy trì của lợi nhuận như sau:

ROAt+1 = b0 + b1ROAt + λ (1) Trong đĩ: ROAt+1: Tỷ suất sinh lời của TS năm t+1, ROAt: Tỷ suất sinh lời của TS năm t, λ: Sai số của mơ hình, b1: Hệ số tính ổn định duy trì lợi nhuận. Trong phương trình này, b1được tính cho thời kỳ 4 năm.

Trong cơng thức (1), nếu hệ số b1 tiến tới 0, nghĩa là tính ổn định duy trì lợi nhuận của DN càng thấp, lợi nhuận trong năm t+1 ít bị tác động bởi lợi nhuận trong năm t. Ngược lại, nếu hệ số b1 tiến tới 1, nghĩa là tính ổn định duy trì lợi nhuận càng cao, lợi nhuận năm t ảnh hưởng rất nhiều đến lợi nhuận năm t+1. Cơng thức (1) cũng đã được sử dụng khá rộng rãi trong nhiều nghiên cứu về sau, như: Hili, Affes [162], Zakaria, Daud [124], Lennox và cộng sự [39], Sinha, Sharma [134], Hsiao-Ping Chu và cộng sự [73]…

25

ðề cập đến việc đo lường lợi nhuận trong phân tích tài chính, ta thấy các nhà khoa học sử dụng những phương thức đo lường khác nhau tùy vào quan điểm riêng của từng người. Thơng thường, ROA, ROS và ROE là ba chỉ tiêu được sử dụng nhiều nhất trong các nghiên cứu đểđo lường lợi nhuận. Ngồi các nghiên cứu đã đề cập của Hili, Affes [162], Zakaria, Daud [124], Lennox và cộng sự [39], Sinha, Sharma [134], Hsiao-Ping Chu và cộng sự [73], cĩ nhiều nghiên cứu khác cũng sử dụng ROA để đo lường lợi nhuận DN như Amato và Wildor [16], Glancey [65], Fitzsimmons và cộng sự [61], Asimakopoulous và cộng sự [20], Vijayakumar, Devi [161] bởi họ cho rằng ROA là chỉ tiêu tài chính phản ánh chân thực và chính xác nhất vị trí của một DN khi so sánh với những DN khác. ROA cho biết hiệu suất sử dụng TS của DN hay khả năng sinh lợi trên mỗi đồng TS của DN. Hiệu quả của việc chuyển TS đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA càng cao thì càng tốt vì DN đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng TS đầu tư ít hơn. Hall, Weiss [70] sử dụng ROE đểđo lường lợi nhuận bởi chỉ số này phản ánh được lợi nhuận tạo ra từ vốn gĩp của những người chủ sở hữu, mà khơng phải là lợi nhuận tạo ra từ nợ vay phải trả. Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ DN sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổđơng, cĩ nghĩa là DN đã cân đối một cách hài hịa giữa vốn cổđơng với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mơ. Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn. ROS cũng được sử dụng trong nhiều nghiên cứu để đo lường lợi nhuận như Fitzsimmons và cộng sự [61], Jang, Park [78], Vijayakumar, Devi [161] bởi chỉ số này phản ánh lợi nhuận được tạo ra từ doanh thu của DN hay DN tạo ra bao nhiêu lợi nhuận sau khi đã trả tiền cho chi phí biến đổi của sản xuất như: tiền lương, nguyên vật liệu, … (nhưng trước lãi vay và thuế). Một số nghiên cứu về các nhân tốảnh hưởng đến lợi nhuận của các DN ở Việt Nam

26

cũng sử dụng chỉ tiêu ROS đểđo lường lợi nhuận, như PGS. TS. Lê Khương Ninh và cộng sự [6], Nguyễn Quốc Nghi, Mai Văn Nam [3]. Trong khi đĩ Amidu, Harvey [117] khi nghiên cứu tính ổn định duy trì lợi nhuận của các ngân hàng đã sử dụng đồng thời ROE và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (Net Interest Margin - NIM) đểđo lường lợi nhuận hay Nourayi [106] đã đo lường lợi nhuận theo cả 3 phương pháp: ROA, ROE và ROI. Tuy nhiên ơng cũng cho rằng trong 3 phương pháp này, ROA là phương pháp đo lường phổ biến hơn cả.

Nhìn chung, ROA và ROE là những phương pháp được sử dụng nhiều nhất để đo lường lợi nhuận, nhưng giá trị của hai chỉ số này cĩ thể phụ thuộc vào cách tính lợi nhuận. LNTT và lãi vay (EBIT) được nhiều nhà nghiên cứu chọn để tính hai hệ số trên (Hu, Izumida [74], Le, Buck [93], Wang, Xiao [163]); một số nghiên cứu sử dụng lợi nhuận thuần cộng với lãi vay (trước hoặc sau thuế) (Shah và cộng sự [149], Thomsen, Pedersen [157]); hoặc đơn giản chỉ là lợi nhuận thuần (LI và cộng sự [97], Tian, Estrin [158]); trong khi đĩ, một số nghiên cứu cho rằng lợi suất cổ tức (Dividend Yield – DY) nên được sử dụng (Ming, Gee [116], Ongore [128]. Ngồi ý nghĩa tài chính khác nhau, mục đích nghiên cứu khác nhau, lý do của những cách tính khác nhau như vậy cĩ thể là do hạn chế về cơ sở dữ liệu. Trong nhiều trường hợp, sự khơng đầy đủ của cơ sở dữ liệu sẽ khiến cho một số nghiên cứu buộc phải cĩ cách tính khác nhau. Mặc dù cĩ thể cĩ các cách tính khác nhau, chủ yếu do cách xác định lợi nhuận trong tính tốn, những chỉ số tài chính ROA, ROE, ROI, ROS… đều cĩ thể cung cấp cho nhà quản lý, lãnh đạo DN, cổ đơng, nhà đầu tư và thị trường những đánh giá tổng quát về tình hình hoạt động kinh doanh trong quá khứ và khả năng dựđốn lợi nhuận trong tương lai của DN .

Cơng thức (1) được tác giả sử dụng để xác định tính ổn định duy trì lợi nhuận trong luận văn, trong đĩ, tác giả đo lường lợi nhuận bằng ROA (EBIT

27

chia tổng TS trung bình). Mục đích của việc sử dụng EBIT là nhằm loại bỏ sự khác nhau giữa cấu trúc vốn và tỷ suất thuế thu nhập DN giữa các DN khác nhau. Do đã loại bỏ lãi vay và thuế, tỷ suất sinh lời của TS sử dụng EBIT làm rõ hơn khả năng tạo lợi nhuận của DN, và dễ dàng giúp người đầu tư so sánh các DN với nhau (lập luận theo Maruyama, Odagiri [109]).

Thơng thường, tính ổn định duy trì lợi nhuận được ước tính dựa trên lợi nhuận thường niên của DN, nghĩa là được tính dựa trên số liệu tài chính năm. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ước tính dựa trên lợi nhuận hàng quý sẽ chính xác và kịp thời hơn so với cách ước tính dựa trên lợi nhuận hàng năm. Kothari [90] cho rằng việc quan tâm đến tính chất chuỗi thời gian của lợi nhuận hàng quý phát sinh bởi ít nhất bốn lý do: (1) Trong nhiều ngành cơng nghiệp, lợi nhuận hàng quý là những khoản lợi nhuận theo mùa, chịu ảnh hưởng bởi tính chất mùa vụ của hoạt động kinh doanh chính tại các DN; (2) Lợi nhuận theo quý thường kịp thời hơn, vì vậy việc sử dụng lợi nhuận hàng quý như một chỉ tiêu dự báo kỳ vọng của thị trường cĩ thể chính xác hơn so với sử dụng lợi nhuận hàng năm; (3) GAAP xem các báo cáo định kỳ theo quý như một phần khơng thể thiếu của kỳ báo cáo hàng năm. Các DN thường được yêu cầu ước tính chi phí hoạt động hàng năm và phân bổ các chi phí theo quý. Lợi nhuận hàng quý hữu ích hơn trong việc kiểm tra lý thuyết kế tốn tích cực dựa vào giả thuyết nghiên cứu thị trường vốn; (4) Trong một năm kế tốn, cĩ tổng cộng bốn chỉ tiêu lợi nhuận hàng quý trong khi chỉ cĩ một chỉ tiêu lợi nhuận hàng năm. ðiều đĩ cĩ nghĩa là sử dụng lợi nhuận hàng quý để dự báo sẽđem lại độ chính xác cao hơn so với lợi nhuận hàng năm.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính ổn định duy trì lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành sản xuất hàng tiêu dùng trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)