Các nghiên cứu trước bàn về các nhân tố ảnh hưởng ñế n tính n

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính ổn định duy trì lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành sản xuất hàng tiêu dùng trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 43 - 55)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu trước ñ ây

1.4.2. Các nghiên cứu trước bàn về các nhân tố ảnh hưởng ñế n tính n

ổn ñịnh duy trì lợi nhuận trong doanh nghiệp

Như nội dung khái quát ñược trình bày ở phần 1.4.1, tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận trong DN chịu tác ñộng của nhiều yếu tố khác nhau. Các nhà kinh tế trên thế giới cũng thực hiện nhiều nghiên cứu ñộc lập và nghiên cứu theo các nhóm nhằm làm rõ mức ñộ cũng như chiều hướng ảnh hưởng của từng yếu tố cụ thể ñến tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận của các DN trong phạm vi ngành công nghiệp, nhóm ngành công nghiệp, phạm vi một quốc gia hay khu vực… Các nghiên cứu không chỉ bàn về ảnh hưởng của các nhân tố khách quan mà còn ñề cập ñến rất nhiều nhân tố chủ quan của DN.

Về ảnh hưởng của các nhân tố khách quan ñến tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận, các nhà kinh tế học ñi sâu vào mức lạm phát của một nước, mức tăng trưởng kinh tế, rào cản gia nhập ngành, quy mô ngành, tốc ñộ tăng trưởng của ngành…

Nghiên cứu của Pimentel, Aguiar [141] cho thấy một mối quan hệ ngược chiều giữa biến ñộng của tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận và các biến ñộng của cả mức lãi suất và lạm phát. Mối quan hệ ngược chiều này cũng ñã ñược ñề cập ñến trong nghiên cứu trước ñây của Collins, Kothari [18], Angelini, Cetorelli [130], Amidu, Harvey [117].

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Product - GNP) hoặc thu nhập bình quân ñầu người (Per Capita Income - PCI) trong một thời gian nhất ñịnh. Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay ñổi về lượng của nền kinh tế.

33

Goddard và cộng sự [68] sử dụng phương pháp ước tính bảng năng ñộng nhằm ñánh giá mức ñộ cạnh tranh trong 65 ngân hàng quốc gia trên thế giới, và phát hiện rằng tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận của các ñơn vị này tỷ lệ nghịch với với tốc ñộ tăng trưởng GDP bình quân ñầu người. Nghiên cứu của Amidu, Harvey [117] về tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận của các ngân hàng ở châu Phi cũng cho thấy: Trong số các biến kinh tế vĩ mô, ảnh hưởng của tăng trưởng GDP ñối với NIM của các ngân hàng có lợi nhuận cao là ngược chiều và có ý nghĩa thống kê. Kết quả này phù hợp với giả thuyết rằng ở những quốc gia có mức tăng trưởng kinh tế cao hơn, chi phí cơ hội khi gia nhập vào lĩnh vực ngân hàng thấp, do ñó làm giảm rào cản gia nhập, tăng cơ hội kinh doanh của các ñơn vị.

Bàn về ảnh hưởng của rào cản gia nhập ngành ñối với lợi nhuận của các DN, McEnally [111] kết luận rằng những ngành có rào cản gia nhập cao lợi nhuận bình quân trên vốn và tỷ lệ phân tán của họ cũng cao. Trong nghiên cứu của mình Qualls [139] quan sát thấy ñối với những ngành có rào cản gia nhập thấp, lợi nhuận thường hội tụ theo thời gian, nhưng trong những ngành có rào cản gia nhập, lợi nhuận lại có mối quan hệ cùng chiều ñáng kể với mức ñộ tập trung ngành. Như vậy, theo Qualls [139] mối quan hệ giữa tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận và mức ñộ tập trung chỉ tồn tại trong thị trường có rào cản gia nhập cao, và mức ñộ tập trung cao là cần thiết nhưng không phải là một ñiều kiện quan trọng của tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận. Nghiên cứu của Qualls [139] cho thấy, trong các ngành công nghiệp có các rào cản gia nhập cao, mối quan hệ giữa lợi nhuận và mức ñộ tập trung ngành là cùng chiều và có ý nghĩa thống kê, nhưng sau ñó mối quan hệ này sẽ yếu dần, ñiều này phù hợp với nghiên cứu của Brozen [29, 30, 31, 32, 33] về sự biến mất dần dần của lợi nhuận, gọi là “sự mất cân bằng lợi nhuận”.

34

ðề cập ñến mối quan hệ giữa tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận và quy mô ngành, các nhà khoa học cho rằng ñối với những ngành có số lượng DN tham gia hoạt ñộng càng nhiều, sự biến ñộng của lợi nhuận càng cao, khả năng cạnh tranh của các DN càng lớn, do ñó lợi nhuận ít ổn ñịnh duy trì hơn những ngành khác. Nhiều công trình ñã chỉ ra mối quan hệ ngược chiều giữa tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận và quy mô ngành, trong ñó có Kessides [84], Gschwandtner [13].

Trong các nghiên cứu, tốc ñộ phát triển của ngành công nghiệp có thể ñược ño lường bởi sự tăng trưởng về doanh thu ngành hay sự tăng trưởng về số lượng DN hoạt ñộng trong ngành. Những thay ñổi về quy mô của ngành công nghiệp cũng là một yếu tố quan trọng trong việc giải thích sự khác biệt về lợi nhuận. Trong ngành công nghiệp có tốc ñộ tăng trưởng nhanh chóng, các DN khó ñể duy trì thị phần của mình hay vị trí ñộc quyền trong nhóm, vì vậy tính ổn ñịnh duy trì của những DN này có nguy cơ bị giảm. Mặt khác, nếu doanh thu tăng nhanh, các DN không phải chịu áp lực giảm giá ñể tăng doanh thu và do ñó sự khác biệt về lợi nhuận có thể ñược duy trì theo thời gian. Một số nghiên cứu thực nghiệm của Fisher, Hall [60], Esposito, Esposito [56], Comanor, Wilson [45], Coate [41], Kessides [84], Kambhampati [83], Gschwandtner [13] ñã chỉ ra mối quan hệ ngược chiều giữa tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận và tốc ñộ tăng trưởng ngành.

Lev [94] chỉ ra mức ñộ cạnh tranh ảnh hưởng ñến tính ổn ñịnh duy trì trong các DN. Các DN có năng lực cạnh tranh cao thường có lợi nhuận tương ñối ổn ñịnh duy trì. Nói cách khác, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có tác ñộng tích cực ñối với tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận.

Cùng với những phân tích về ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô, nhiều nghiên cứu cũng ñã ñưa ra và làm rõ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về DN ñối với tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận như quy mô DN, tuổi DN, tỷ lệ nợ trên VCSH, tính thanh khoản, tốc ñộ tăng trưởng doanh thu, tốc ñộ tăng trưởng

35

TS, tỷ suất tự tài trợ, các khoản dồn tích, sự ña dạng giới tính trong ban lãnh ñạo DN, chênh lệch giữa LNTT và TNCT, chất lượng kiểm toán, phương pháp kế toán và nguyên tắc lập BCTC…

Cheng [37] chỉ ra rằng trong những ngành công nghiệp có mức ñộ tập trung cao, các DN nhỏ khó duy trì mức tỷ suất sinh lời của mình, nguyên nhân là do những DN này không có năng lực kinh tế và khả năng cạnh tranh cao, lợi thế thương lượng cũng thấp hơn những DN khác. Kết quả nghiên cứu trên mẫu của Cheng [37] cũng cho thấy thị phần và quy mô DN có mối quan hệ thuận chiều với tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận.

Lev [94] chỉ ra rằng các DN có doanh thu cao thì lợi nhuận sẽ ổn ñịnh duy trì hơn. Lev lập luận do tác ñộng của ñòn bẩy hoạt ñộng, các DN có cường ñộ vốn cao cần ñạt ñược mức doanh thu cao mới có thể có lợi nhuận. Như vậy, biến ñộng lợi nhuận có mối quan hệ cùng chiều với cường ñộ vốn. Các DN có cường ñộ vốn cao sẽ có lợi nhuận ổn ñịnh.

Penman, Zhang [153] áp dụng kỹ thuật phân tích BCTC ñể ñánh giá tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận. Họ thấy rằng tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận có thể ñược cải thiện bằng cách phân tích các thay ñổi của lợi nhuận ròng trên TS hoạt ñộng (Return on Net Operating Assets - RNOA) thành tỷ suất lợi nhuận biên (Profit Margin - PM) và hệ số vòng quay tổng TS (Asset Turnover Ratio - ATO), khai thác các thông tin về sự tăng trưởng của TS hoạt ñộng ròng, và phân tích sự biến thiên ñồng thời của tốc ñộ tăng trưởng TS và vòng quay tổng TS. Theo lý thuyết này, Penman và Zhang ñã chỉ ra thêm năm biến số ñược sử dụng trong phân tích tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận. Trong số năm biến, ba biến liên quan ñến sự phân tích của RNOA thông qua phân tích chi tiết hai tỷ suất PM và ATO. Hai biến khác liên quan ñến TS và sự tăng trưởng của TS.

36

Lipe [98] ñã nghiên cứu mối quan hệ giữa ước tính lợi nhuận, tính ổn ñịnh duy trì của lợi nhuận và giá cổ phiếu và cho thấy rằng sự tăng lên của hệ số biến ñộng lợi nhuận có số liên quan ñến sự ước tính lợi nhuận và tính ổn ñịnh duy trì của lợi nhuận.

Paek và cộng sự [132] ñã nghiên cứu ảnh hưởng của nguyên tắc thận trọng ñối với tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, trong dài hạn, khả năng lặp lại các thay ñổi tích cực của lợi nhuận xảy ra cao hơn các thay ñổi tiêu cực. Bởi vì việc tuân thủ nguyên tắc thận trọng trong kế toán có thể khiến DN bị lỗ trong kỳ kế toán hiện tại, nhưng nó lại làm tăng lợi nhuận các kỳ kế toán tiếp theo một cách dần dần. Cũng trong nghiên cứu này, Paek và cộng sựñã kết luận rằng khi tuân thủ nguyên tắc thận trọng, lợi nhuận của DN có xu hướng ổn ñịnh hơn khi kế toán không tuân thủ nguyên tắc này. Họ ñã chỉ ra rằng chính hệ thống các chuẩn mực kế toán có nguyên tắc thận trọng sẽ tạo ra các chi phí ñối với thị trường vốn. Các chuẩn mực này làm giảm tính ổn ñịnh duy trì của lợi nhuận, ước tính lợi nhuận và có thể khiến các nhà ñầu tưñưa ra những quyết ñịnh kinh tế thiếu chính xác.

Thừa kế những kết quả nghiên cứu nói trên của Peak và cộng sự [132], Mashayekhi và cộng sự [110] ñã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của nguyên tắc thận trọng trong kế toán ñối với tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận và chính sách phân phối thu nhập. Giả thuyết H1 phát biểu rằng nếu nguyên tắc tận trọng càng ñược ưu tiên, mức cổ tức mà các cổñông nhận ñược sẽ giảm. Giả thuyết này ñã ñược giải thích rõ trong cơ sở lý thuyết của học thuyết ñại diện. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có bằng chứng thuyết phục chứng minh cho giả thuyết này. Giả thuyết H2 ñược phát biểu rằng tính ổn ñịnh duy trì của lợi nhuận giảm nếu vai trò và ý nghĩa của nguyên tắc thận trọng ñược các công ty ñề cao. Nếu sử dụng tỷ suất ñiều chỉnh giá trị thị trường/ giá trị sổ

37

sách của TS thuần ñể ño lường mức ñộ tuân thủ nguyên tắc thận trọng, H2 ñược chấp nhận ở một mức ñộ ý nghĩa thích hợp.

Trong một nghiên cứu của mình, Kordestani, Majdi [88] ñã tiến hành ñiều tra các mối quan hệ giữa các thuộc tính của lợi nhuận và chi phí vốn của các cổ phiếu phổ thông. Kết quả nghiên cứu xác nhận sự tồn tại của một mối quan hệ nghịch chiều giữa các thuộc tính của lợi nhuận bao gồm tính ổn ñịnh duy trì, ước tính lợi nhuận, lợi nhuận liên quan ñến giá trị cổ phiếu, tính kịp thời và chi phí vốn của các cổ phiếu phổ thông.

Thị phần của DN là phần thị trường DN ñã chiếm lĩnh ñược. Về mặt lý thuyết, thị phần là yếu tố quan trọng nhất quyết ñịnh ñến lợi nhuận của DN. Mối quan hệ giữa thị phần và tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận ñược cho là thuận chiều và trọng yếu. Các nghiên cứu thể hiện ñiều này là Shepherd [150], Marion và cộng sự [108], Mullin và cộng sự [121], Yurtoglu [168].

Quy mô DN là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng ñến hoạt ñộng kinh doanh cũng như tình hình lợi nhuận của các DN. Xét về ảnh hưởng của quy mô DN ñến tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận, trong các nghiên cứu trước ñây, chiều hướng ảnh hưởng có thể là thuận chiều hay ngược chiều. Một DN lớn có thể ñạt ñến quy mô như hiện tại là bởi ñã duy trì ñược hiệu quả hoạt ñộng kinh doanh cao trong một khoảng thời gian dài. Tuy nhiên cũng có trường hợp quy mô DN tăng cao không tương xứng với các ñiều kiện quan trọng khác như chất lượng sản phẩm hay chất lượng quản lý lại khiến lợi nhuận không ổn ñịnh. Theo nghiên cứu của Onaolapo, Kajola [127] thì quy mô của DN có tác ñộng cùng chiều ñến tỷ suất lợi nhuận. Nghiên cứu của Cheng [36], Kozlenko [75], Hall, Weiss [70], Amidu, Harvey [117], Owoputi và cộng sự [77] cũng ñưa ra những kết quả tương tự. Ngược lại, Goddard và cộng sự [67] khẳng ñịnh quy mô DN có ảnh hưởng ngược chiều ñến lợi nhuận. Các nghiên cứu khác như Amato,

38

Amato [100], Amato, Burson [17], Aggrey và cộng sự [122], Becker – Blease và cộng sự [79] cho thấy rằng quy mô ảnh hưởng cả tích cực lẫn tiêu cực ñến lợi nhuận của DN. Tuy nhiên nghiên cứu của Cosh và cộng sự [18], Zokaee và cộng sự [12], Yurtoglu [168], Gschwandtner [13] lại cho rằng quy mô DN không thực sự có mối quan hệ ñáng kể ñến tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận.

Flamini và cộng sự [62] nghiên cứu lợi nhuận của các ngân hàng khu vực miền nam sa mạc Sahara. Nghiên cứu cho thấy tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận có mối quan hệ với quy mô ngân hàng, sựña dạng hóa và cơ cấu vốn.

Sử dụng hai phương pháp ño lường tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận là ROE và NIM, Amidu, Harvey [117] chỉ ra ảnh hưởng thuận chiều của quy mô ngân hàng ñối với ROE . Tuy nhiên, quy mô ngân hàng lại ảnh hưởng ngược chiều ñến NIM.

Tỷ lệ nợ trên VCSH là chỉ số phản ánh quy mô tài chính của DN. Nó cho ta biết về tỉ lệ giữa 2 nguồn vốn cơ bản (nợ và VCSH) mà DN sử dụng ñể chi trả cho hoạt ñộng của mình. Với dữ liệu thu thập từ 140 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Tehran giai ñoạn 2006-2011, bằng phương pháp phân tích kết hợp có hỗ trợ của phần mềm thống kê Excel và Eviews 7, Zokaee và cộng sự [12] ñiều tra mối quan hệ giữa tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận và các yếu tố liên quan. Kết quả cho thấy tỷ lệ nợ không có mối quan hệ với tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận. Các nghiên cứu của Kozlenko [75], Zeitun, Tian [169], Onaolapo, Kajola [127], Margaritis, Psillaki [107], Weixu [166] cho thấy tỷ lệ nợ trên VCSH có tác ñộng ngược chiều ñến tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận.

Trong DN, tính thanh khoản cao cho thấy sự linh hoạt và an toàn của vốn ñầu tư, thị trường hoạt ñộng càng năng ñộng và có hiệu quả thì tính thanh khoản của chứng khoán giao dịch càng cao. Saleem, Rehman [138] thu thập dữ liệu từ 2004 ñến 2009 trên BCTC và các báo cáo thường niên khác

39

của 26 DN ga và xăng dầu niêm yết trên TTCK Karachi (Pakistan), qua ñó thực hiện nghiên cứu về mối quan hệ giữa tính thanh khoản và tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận. Lợi nhuận trong nghiên cứu bao gồm ROA, ROE và ROI. Tỷ suất tính thanh khoản ñược tác giả sử dụng lần lượt là tỷ suất thanh toán tức thời, tỷ suất thanh toán nhanh và tỷ suất thanh toán ngắn hạn. Nghiên cứu cho thấy ROA có mối quan hệ cùng chiều với tỷ suất thanh toán ngắn hạn ở mức ý nghĩa 5%, và không bị ảnh hưởng bởi hai tỷ suất thanh toán còn lại. ROE không chịu ảnh hưởng của bất kì tỷ suất thanh toán nào. ROI chịu ảnh hưởng ngược chiều của tỷ suất thanh toán hiện hành, chịu ảnh hưởng cùng chiều của tỷ suất thanh toán nhanh và tỷ suất thanh toán ngắn hạn, mức ý nghĩa ñều ở mức 5%. Padachi [82], Khaldun, Muda [85], Goddard và cộng sự [80] cũng cho rằng ảnh hưởng của tính thanh khoản ñối với lợi nhuận của các DN là tích cực

Eljelly, Abuzar [54] sử dụng tỷ suất thanh toán hiện hành ñại diện cho

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính ổn định duy trì lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành sản xuất hàng tiêu dùng trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 43 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)