TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính ổn định duy trì lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành sản xuất hàng tiêu dùng trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 55 - 61)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu trước ñ ây

2.1.TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ðOẠN 2011 - 2014

Nhóm ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng bao gồm nhiều ngành khác nhau, ña dạng về sản phẩm và phức tạp về quy trình công nghệ như: thủ công mỹ nghệ, trang sức, mỹ phẩm - hoá chất, nhựa, cao su, giấy, may mặc - thời trang, da giày, quà tặng - ñồ chơi, ñiện - ñiện tử, gốm - sứ - thủy tinh, nội thất gia dụng, nông sản, thực phẩm… Hoạt ñộng của các ngành này chủ yếu dựa vào nguồn lao ñộng dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn cả trong và ngoài nước. Ở nhiều nước, nhóm ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển mạnh trên cơ sở phát huy khả năng của mọi thành phần kinh tế, với nhiều hình thức, quy mô và công nghệ thích hợp, tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ nhằm thoả mãn nhu cầu về các loại hàng hóa thông thường, thay thế nhập khẩu, góp phần ñẩy mạnh xuất khẩu.

Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là một ngành quan trọng, không thể thiếu ñược trong hệ thống các ngành công nghiệp của mọi quốc gia bởi vì ñã tạo ra ñược nhiều loại hàng hoá thông dụng phục vụ trước hết cho cuộc sống thường nhật của mọi tầng lớp nhân dân. Hơn nữa nó còn có giá trị xuất khẩu nếu như sản phẩm thoả mãn yêu cầu của thị trường bên ngoài.

45

So với các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng sử dụng nhiên liệu, ñiện năng và chi phí vận tải ít hơn, song lại chịu ảnh hưởng lớn hơn về nguồn lao ñộng, thị trường tiêu thụ và nguồn nguyên liệu. Mặt khác, ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ñòi hỏi vốn ñầu tư ít, thời gian xây dựng tương ñối ngắn, quy trình sản xuất khá ñơn giản, thời gian hoàn vốn nhanh, thu ñược lợi nhuận tương ñối dễ dàng, có nhiều khả năng xuất khẩu. Vì thế các quốc gia trên thế giới, kể cả các nước phát triển và ñang phát triển ñều chú trọng ñẩy mạnh công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tuỳ theo thế mạnh và truyền thống của mỗi nước ñể ñáp ứng nhu cầu cuộc sống, giải quyết việc làm, góp phần cho xuất khẩu và nâng cao thu nhập.

Cũng giống như những ngành lớn và lâu ñời, lĩnh vực này tăng trưởng một cách chậm chạp: thị trường hàng tiêu dùng thông thường tăng trưởng không nhanh hơn tốc ñộ tăng trưởng GDP, thậm chí còn chậm hơn. Mặc dù tốc ñộ tăng trưởng chậm, cổ phiếu của những công ty sản xuất hàng tiêu dùng thường có khuynh hướng ñem lại lợi nhuận vững chắc và khá ổn ñịnh, ñiều này làm chúng trở thành khoản mục ñầu tư dài hạn trong danh mục của nhiều nhà ñầu tư. Mặt khác, ngành hàng tiêu dùng là lĩnh vực chịu tác ñộng thấp nhất bởi suy thoái kinh tế vì liên quan ñến nhu cầu thiết yếu. Quan trọng hơn, các DN ngành hàng này nói chung ñều có dòng tiền tốt.

ðể minh họa cho tình hình lợi nhuận của các DN sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK Việt Nam giai ñoạn 2011 – 2014, tác giả sử dụng số liệu của 100 DN ñược chọn vào mẫu nghiên cứu (phương pháp chọn mẫu cụ thể ñược tác giả trình bày ở phần 2.3.2. Chọn mẫu nghiên cứu). Số liệu thu thập ñược trình bày cụ thểở bảng 2.1 như sau:

46

Bng 2.1. Tình hình li nhun và hiu qu hot ñộng ca các DN sn xut hàng tiêu dùng trên TTCK Vit Nam giai ñon 2011 – 2014

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 LNTT bình quân (Triệu ñồng) 147,850 153,363 160,157 170,866 LNST bình quân (Triệu ñồng) 126,838 111,853 95,759 97,167 ROA bình quân (%) 6.731 6.114 5.689 4.936 ROE bình quân (%) 19.519 12.931 10.447 8.724 Tốc ñộ tăng trưởng TS bình quân (%) 1.000 7.160 10.717 8.612 Tốc ñộ tăng trưởng VCSH bình quân (%) 1.000 48.009 4.800 42.965 Tốc ñộ tăng trưởng doanh thu

thuần bình quân (%) 1.000 3.808 5.348 11.015 Tốc ñộ tăng trưởng LNST

bình quân (%) 1.000 -11.814 -14.389 1.470

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS V.20)

Tình hình lợi nhuận và hiệu quả hoạt ñộng của các DN sản xuất hàng tiêu dùng trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai ñoạn 2011 – 2014 ñược tác giả thể hiện trực quan qua hình 2.1 như sau:

0 50,000 100,000 150,000 200,000 2011 2012 2013 2014 0.000 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000

LNTT bình quân (Triệu ñồng) LNST bình quân (Triệu ñồng) ROA bình quân (%) ROE bình quân (%)

Hình 2.1. Biểu ñồ tình hình lợi nhuận và hiệu quả hoạt ñộng của các DN sản xuất hàng tiêu dùng trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai ñoạn 2011 - 2014

47

Dựa vào kết quả thống kê ở bảng 2.1 và hình 2.1, ta có thể thấy hoạt ñộng kinh doanh của các DN sản xuất hàng tiêu dùng trên TTCK Việt Nam trong những năm 2011 – 2014 dù có suy giảm nhưng nhìn chung vẫn khá ổn ñịnh. Từ năm 2011, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, kinh tế phục hồi chậm hơn dự báo. Khủng hoảng nợ công diễn ra trầm trọng ở nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu làm cho những yếu kém nội tại của nền kinh tế bộc lộ nặng nề hơn, thiên tai, dịch bệnh gây thiệt hại lớn trong khi yêu cầu bảo ñảm an sinh xã hội, tăng cường quốc phòng an ninh ngày càng cao. Mặc dù vậy, với những ñặc trưng của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng như ñã nói ở trên, lợi nhuận của các DN vẫn tương ñối ổn ñịnh.

LNTT trung bình giai ñoạn 2011 - 2014 tăng trưởng ñều ñặn. Lấy LNTT năm 2011 là mốc thì mức tăng trưởng LNTT của các năm 2012, 2013, 2014 lần lượt là 3.729%, 4.430%, 6.687%. Tuy nhiên nếu so với tốc ñộ tăng trưởng trung bình của doanh thu thuần cùng kỳ, ta thấy mức tăng này của LNTT trung bình vẫn thấp hơn so với mức tăng trưởng của doanh thu thuần trung bình. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là:

(1) ðể tạo vòng quay nhanh cho hàng sản xuất ra, các DN ñã áp dụng chính sách: tăng chiết khấu cho các kênh bán hàng, áp dụng rộng rãi các chương trình giảm giá, khuyến mãi thậm chí có DN giảm giá bán khuyến mãi chấp nhận lỗ. Các chính sách này cũng là một trong những hành ñộng của DN theo chỉñạo của Bộ chính trị năm 2010 về chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nhằm kích thích sức mua của người tiêu dùng, nâng cao sức cạnh tranh và khả năng chiếm lĩnh thị trường .

(2) Do tốc ñộ tăng trưởng chi phí cao hơn tăng trưởng doanh thu nên phần nào ảnh hưởng ñến lợi nhuận. Khoản chi phí có tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi phí của các DN sản xuất hàng tiêu dùng là chi phí tài chính, ñã khiến DN

48

thêm ngột ngạt giữa vô vàn khó khăn, trong ñó lãi vay ñược xem là nặng nhất. Trong 4 năm 2011 – 2014, lãi suất cho vay của các ngân hàng ñã ñược ñiều chỉnh giảm khá nhiều, mức lãi vay năm 2014 ñã giảm 40% so với năm 2011. ðồng thời với việc giảm lãi vay ñối với những khoản nợ mới, nợ cũ cũng ñược ñiều chỉnh nhưng không nhiều. Do ñó chi phí tài chính, ñặc biệt là lãi vay vẫn gây áp lực rất lớn ñối với DN. Theo nhận ñịnh của nhiều nhà phân tích, vấn ñềñáng ngại ñối với các DN sản xuất hàng tiêu dùng trong giai ñoạn này là chi phí tài chính ñang kẹt trong núi hàng tồn kho với giá trị rất lớn. Ngoài ra, phương pháp phân bổ các loại chi phí như chi phí quản lý DN, chi phí bán hàng, chi phí tài chính… cũng là nguyên nhân khiến chi phí trong năm của DN tăng lên cao so với doanh thu. Chẳng hạn, có thể kỳ trước họ không phân bổ, ñến kỳ sau có doanh số họ mới phân bổ, gây ảnh hưởng ñến lợi nhuận.

(3) DN có khả năng ñã một số kỹ thuật bút toán cơ bản ñể làm doanh số tăng (trên thực tế không có). Với những DN có hàng tồn kho nhiều như DN sản xuất hàng tiêu dùng, ñây là một trong những thủ thuật kế toán thường ñược sử dụng ñể làm ñẹp BCTC.

Mặc dù LNTT tăng ñều, nhưng lợi nhuận sau thuế trung bình của các DN sản xuất hàng tiêu dùng trên TTCK Việt Nam lại giảm dần qua các năm 2011 – 2013, ñến năm 2014 mới có sự tăng nhẹ. ðiều này có thể ñược lý giải bởi sự tăng lên của chi phí thuế thu nhập DN trong các năm do trong thời gian này các DN không còn nhận ñược mức thuế suất thuế thu nhập DN ưu ñãi hoặc không còn ñược hưởng chính sách miễn giảm thuế của Chính phủ.

Hiệu quả hoạt ñộng kinh doanh của các DN sản xuất hàng tiêu dùng trên TTCK Việt Nam ñược xem xét qua hai chỉ tiêu tài chính là ROA và ROE. Qua số liệu ở biểu ñồ 2.1 và bảng 2.1 ta thấy ROA bình quân của các DN sản xuất hàng tiêu dùng trên TTCK giảm liên tục trong các năm 2011 – 2014.

49

ROA bình quân trong các năm lần lượt là 6.731% (năm 2011), 6.114% (năm 2012), 5.689% (năm 2013), 4.936% (năm 2014). Giai ñoạn từ năm 2011 ñến năm 2013, trong khi TS có mức tăng trưởng khá cao, nghĩa là các DN ñang tăng cường ñầu tư, mở rộng quy mô sản xuất… thì lợi nhuận sau thuế lại giảm (năm 2012 giảm 11.814%, năm 2013 giảm 14.389%). Năm 2014, mặc dù TS tăng không mạnh bằng 3 năm trước, chỉñạt mức 8.612% nhưng mức tăng này vẫn lớn hơn nhiều so với mức tăng của lợi nhuận sau thuế (1.470%). ROA giảm liên tục từ 2010 – 2014 chứng tỏ hiệu suất sinh lời qua TS của các DN ñã bị “thâm” nghiêm trọng, cụ thể trong năm 2011, với 100 ñồng ñầu tư vào TS, cổ ñông thu về 6.731 ñồng lợi nhuận sau thuế, nhưng ñến các năm sau con số này ñã giảm xuống còn 6.114 ñồng (năm 2012), 5.689 ñồng (năm 2013) và 4.936 ñồng (năm 2014).

ROE là tỷ suất quan trọng nhất ñối với các nhà ñầu tư, ño lường khả năng sinh lời trên mỗi ñồng vốn của cổ ñông thường trong các DN sản xuất hàng tiêu dùng trên TTCK Việt Nam ñã liên tục giảm mạnh qua các năm. Tốc ñộ giảm của ROE nhìn chung lớn hơn so với tốc ñộ giảm của ROA, trong ñó năm 2012 ROE giảm mạnh nhất từ 19.519 xuống còn 12.931%. ðiều này ñồng nghĩa với việc, sau 4 năm, với mỗi 100 ñồng vốn ñầu tư (mỗi năm), lợi nhuận sau thuế mang về của mỗi cổ ñông ñã bị suy giảm ñáng kể, từ chỗ thu ñược 19.519 ñồng xuống còn 8.724 ñồng, tức là giảm 10.795 ñồng, tương ứng với 55.305%.

Như vậy, qua phân tích các chỉ tiêu LNTT, lợi nhuận sau thuế và các tỷ số ROA, ROE, ta thấy rằng kết quả hoạt ñộng của các DN sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên TTCK Việt Nam giai ñoạn 2011 – 2014 không thực sự tốt, có chiều hướng giảm dần qua các năm. Tuy nhiên, sự ổn ñịnh lợi nhuận của các DN này là ñiều dễ dàng nhận thấy. ðiều này hoàn toàn phù hợp với các nhận ñịnh về ngành sản xuất hàng tiêu dùng như ñã ñề cập ở các phần trên.

50

2.2. CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.2.1. Tính ổn ñịnh duy trì lợi nhuận và tuổi doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính ổn định duy trì lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành sản xuất hàng tiêu dùng trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 55 - 61)