Lý thuyết chi phí đại diện

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu cấu trúc vốn của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 32 - 33)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.5. Lý thuyết chi phí đại diện

Vấn đề đại diện luôn chứa đựng mâu thuẫn tiềm tàng về lợi ích giữa người tài trợ và người quản lý doanh nghiệp. Jenshen và Mecking (1976) cho rằng có hai dạng mâu thuẫn về đại diện: mâu thuẫn giữa người chủ sở hữu với người quản lý doanh nghiệp và mâu thuẫn giữa người chủ sở hữu và chủ nợ.

+ Đối với mâu thuẫn giữa người chủ và người quản lý doanh nghiệp, vấn đề đại diện phát sinh khi người quản lý sở hữu ít hơn 100% phần vốn chủ sở hữu. Kết quả là người chủ sở hữu không giành được toàn bộ khoản lợi từ các hoạt động nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp mình, nhưng họ phải gánh chịu toàn bộ chi phí cho những họat động này. Để giảm thấp mâu thuẫn đại diện, người chủ sở hữu chấp nhận bỏ ra chi phí đại diện, như các khoản chi để giám sát hoạt động (hoạt động kiểm toán), chi để cấu trúc lại tổ chức nhằm hạn chế các hành vi không mong muốn, và các chi phí cơ hội khi các cổ đông áp đặt các giới hạn cho ban quản lý.

+ Mâu thuẫn giữa người chủ nợ và người chủ xuất hiện trong các hợp đồng vay nợ, khi cân nhắc các mức vay nợ cho các khoản đầu tư. Cụ thể là, nếu một khoản đầu tư có thu nhập cao hơn giá trị của khoản nợ, người chủ sẽ hưởng toàn bộ khoản thu nhập này. Tuy nhiên, nếu khoản đầu tư đó không thành công, người chủ sẽ gánh chịu khoản thua lỗ này ở mức nào đó do trách nhiệm hữu hạn của khoản đầu tư. Kết quả là người chủ nợ có thể bất lợi từ việc đầu tư vào những dự án có rủi ro cao. Do vậy, các chủ nợ thường đưa ra cơ chế tự bảo vệ mình thông qua xây dựng các điều khoản hạn chế trong các hợp đồng

vay. Những điều khoản này cản trở hoạt động của các doanh nghiệp ở một vài khía cạnh nào đó. Các doanh nghiệp còn bị giám sát để đảm bảo rằng các điều khoản phải được tuân thủ. Các chi phí trong trường hợp này được chuyển sang người chủ dưới hình thức các khoản chi phí nợ vay cao hơn.

Những doanh nghiệp có dòng tiền tự do phải đối mặt với mâu thuẫn giữa cổ đông và nhà điều hành. Nhà điều hành có xu hướng đầu tư vào những dự án làm tăng quy mô doanh nghiệp (hoặc theo quyết định chủ quan của họ) nhưng không tăng phúc lợi của cổ đông. Vấn đề của cổ đông là làm cách nào để thúc đẩy nhà điều hành phân chia nguồn vốn vượt trội đó hơn là đầu tư nó dưới chi phí sử dụng vốn. Cấu trúc vốn là phương tiện hiệu quả để giải quyết vấn đề dòng tiên tự do trong trường hợp này vì những vấn đề về vốn gốc và lãi thuộc về hợp đồng phải được thực hiện. Trái chủ có thể làm cho doanh nghiệp phá sản nếu nhà điều hành không duy trì tái chi trả cho nợ vay. Như vậy dòng tiền tự do càng lớn thì cấu trúc vốn càng là phương tiện hiệu quả để lựa chọn. Tuy nhiên các chủ nợ và cổ đông, phần lớn là do quyền lợi khác nhau trong dòng tiền thu nhập của doanh nghiệp, không phải luôn luôn nhất trí với nhau trong đường lối hoạt động của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu cấu trúc vốn của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)