Về phương pháp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu cấu trúc vốn của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 60)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.4.1. Về phương pháp

Dựa vào số liệu từ cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và cáo bạch của các công ty niêm yết được công bố, hàng năm trên trang Web của SGDCK TP Hồ Chí Minh, chúng tôi thu thập số liệu về tình hình tài chính của 120 công ty niêm yết trên Sở GDCK TP Hồ Chí Minh trong từ năm 2012 đến 2016, và tiến hành tính toán các chi tiêu liên quan đến cấu trúc vốn và các nhân tố ảnh hưởng, sau đó sử dụng phần mềm SPSS để phân tích tương quan và hồi quy nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của 6 nhân tố đã trình bày ở trên đến cấu trúc vốn của các Công ty niêm yết đã lựa chọn.

Các bước tiến hành:

Bước 1: Lựa chọn các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của công ty

niêm yết tại SGDCK TP Hồ Chí Minh.

Như đã trình bày ở mục 1.1.2, cấu trúc vốn được đo lường qua các chỉ tiêu tỷ suất nợ và tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu. Đề tài sử dụng chỉ tiêu tỷ suất nợ để đại diện cấu trúc vốn của công ty. Dựa vào lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây liên quan đến đề tài. Vậy đề tài chọn ra 6 nhân tố để phân tích mối quan hệ nghiên cứu, đó là: quy mô công ty, cấu trúc tài sản, hiệu quả kinh doanh, rủi ro kinh doanh, cơ hội tăng trưởng kinh doanh, đặc điểm của tài sản công ty.

Bước 2: Thu thập dữ liệu Bước 3: Mã hóa biến

Bảng 2.15. mã hóa biến các nhân tố

Nhân tố Biến mã hóa

Biến độc lập

Quy mô công ty Doanh thu (DT) X1 Vốn chủ sở hữu (VCSH) X2 Cấu trúc tài sản Tỷ trọng tài sản cố định (TTTSCD) X3 Hiệu quả hoạt động Tỷ suất sinh lời tài sản (ROA) X4 Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) X5 Rủi ro kinh doanh Hệ số biến thiên ROA (BTROA) X6 Cơ hội tăng trưởng Tốc độ tăng trưởng tài sản (TTTS) X7 Đặc điểm của tài sản

công ty Tỷ lệ giá vốn hàng bán (GVHB) X8 Biến phụ

thuộc Cấu trúc vốn Tỷ suất nợ Y

Bước 4: Kiểm tra dữ liệu trước khi phân tích hồi quy

Dựa vào lý thuyết, tính chính xác của mô hình hồi quy bội được dựa vào giả thiết là dữ liệu nghiên cứu thu thập phải tuân theo quy luật phân phối chuẩn. Do đó, đề tài tiến hành kiểm tra tính phân phối chuẩn của dữ liệu. Đề tài dùng phương pháp Kolmogorov-Smirnov) để kiểm tra tính chuẩn.

Giả thiết:

H0 : các dữ liệu nghiên cứu tuân theo quy luật phân phối chuẩn

H1: các dữ liệu nghiên cứu tuân không theo quy luật phân phối chuẩn Nếu mức ý nghĩa (Sig.) lớn hơn 0.05 thì giả thiết H0 được chập nhận Qua kiểm tra phần mềm SPSS, ta thấy chỉ có biến tỷ trọng tài sản cố định (TTTSCD), ROA, hệ số biến thiên ROA là tuân theo quy luật phân phối chuẩn. Các biến còn lại có Sig. <0.05 nên cần điều chỉnh về phân phối chuẩn

để tiến hành phân tích hồi quy. Để chuyển đổi dữ liệu sang dạng phân phối chuẩn thì đề tài chọn phương pháp logarit cơ số 10.

Như vậy, sau khi xử lý số liệu, các biến của mô hình đều tuân theo quy luật phân phối chuẩn. Các bước tiếp theo trong phân tích, đề tài sử dụng các số liệu đã được xử lý logarit đối với các biến chưa phân phối chuẩn nhằm tăng tính chuẩn của dữ liệu.

Bước 5: Phân tích thống kê mô tả

Bước 6: Xác định mối quan hệ tương quan giữa các biến bằng cách tính

hệ số tương quan từng phần r (Peason Correlation Coeficient)

Điều kiện để xác định sự ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc trong mô hình hồi quy tuyến tính bội là biến độc lập và biến phụ thuộc có quan hệ tương quan tuyến tính với nhau. Do đó cần phải xác định mức độ tương quan giữa các biến để lựa chịn các biến độc lập có quan hệ tuyến tính với biến phụ thuộc và loại bỏ hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập với nhau.

Để phân tích mối quan hệ tương quan giữa các biến bằng cách tính hệ số tương quan từng phần r qua công thức sau:

𝑟 = ∑𝑛𝑖=1(𝑥−𝑥̅)(𝑦−𝑦̅)

(𝑛−1)𝜎𝑥𝜎𝑦

Trong đó: x,y là giá trị của biến,

𝑥̅, 𝑦̅: giá trị trung bình của biến σx, σy là độ lệch chuẩn của các biến.

Hệ số này phản ảnh mối quan hệ tương quan giữa các biến như sau: + Dấu của r phản ánh chiều của mối quan hệ giữa các biến,

r > 0 thể hiện quan hệ giữa hai biến là cùng chiều r < 0 thể hiện quan hệ ngược chiều.

nếu |r| càng gần bằng 1 phản ánh mối quan hệ càng chặt chẽ nếu |r| càng xa 1 thì thể hiện mối quan hệ lỏng lẽo

nếu |r| gần bằng 0 thì giữa hai biến là không có quan hệ.

Bước 7: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công

ty bằng cách hồi quy tuyến tính bội và sau đó xây dựng mô hình hồi quy

Phân tích bằng mô hình hồi quy tuyến tính bội để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ( biến giải thích) đến tỷ suất nợ (biến phụ thuộc) của các công ty niêm yết tại SGDCK TP Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đánh giá sự tồn tại mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa các biến ngẫu nhiên để xác lập mô hình hồi quy. Đối với mô hình hồi quy tuyến tính bội, các biến được đưa vào mô hình bằng một trong các phương pháp là phương pháp đưa dần vào (Forward), phương pháp loại trừ dần (Backward) hoặc phương pháp chọn từng bước (Stepwise)… để đảm bảo các điều kiện của phân tích hồi quy tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Đề tài này tác giả sử dụng phương pháp loại trừ dần (Backward): Đầu tiên tất cả các biến độc lập được đưa vào mô hình, biến có hệ số tương quan nhỏ nhất sẽ được kiểm tra đầu tiên, nếu không thỏa điều kiện sẽ loại ra. Tiếp theo SPSS sẽ lặp lại thủ tục trên cho đến khi nào giá trị F của biến có hệ số tương quan nhỏ nhất lớn hơn điều kiện thì quá trình sẽ dừng lại.

Tiêu chuẩn kiểm định vào hoặc ra là tiêu chuẩn được xây dựng dưa vào phương pháp kiểm định giá trị thống kê F và xác suất tương ứng của giá trị thống kê F, kiểm định độ phù hợp giữa mẫu và tổng thể hệ số R2, kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến và hiện tương tự tương quan.

Bước 8: Kiểm định các giả thuyết và đưa ra kết quả nghiên cứu.

2.4.2. Các giả thuyết về mối tương quan giữa cấu trúc vốn và các nhân tố ảnh hưởng

Các doanh nghiệp có quy mô lớn thường được biết đến nhiều và tạo được uy tín trên thị trường tài chính. Vì vậy, các doanh nghiệp có quy mô lớn có khả năng vay nợ cao hơn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Điều này càng đúng với thực tế của thị trường kinh tế Việt Nam khi các doanh nghiệp nhỏ không có các báo cáo tài chính đầy đủ và tin cậy nên các ngân hàng thường không đánh giá cao từ các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ vì vậy đề tài sẽ giả thuyết quy mô doanh nghiệp quan hệ cùng chiều với tỷ suất nợ.

b. Cấu trúc tài sản

Như đã đề cập ở mục 1.3.2 tài sản cố định có quan hệ cùng chiều với tỷ suất nợ. Bởi lẽ, để giảm thiểu rủi ro các chủ nợ thường yêu cầu các doanh nghiệp khi sử dụng khoản nợ thì phải có tài sản thế chấp. Thực tế, các doanh nghiệp thuộc các nước đang phát triển như Việt Nam, các tổ chức tín dụng đều cho vay theo hình thức thế chấp. Doanh nghiệp có nhiều tài sản thế chấp thì càng có nhiều cơ hội để tiếp cận với các khoản vay nợ từ các tổ chức tín dụng. Tài sản cố định là tài sản quan trọng của các doanh nghiệp có thể dùng để thế chấp vay vốn, doanh nghiệp có tài sản cố định càng lớn thì càng có nhiều cơ hội để tiếp cận các khoản nợ.

Đề tài sử dụng chỉ tiêu tỷ trọng tài sản cố định để thể hiện cấu trúc tài sản của doah nghiệp. Đây là chỉ tiêu thể hiện giá trị tài sản có mối quan hệ mật thiết với đòn bẩy tài chính

c. Hiệu quả hoạt động

Theo lý thuyết M&M thì hiệu quả hoạt động có quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ nhưng theo lý thuyết trật tự phân hạng là mối quan hệ ngược chiều. Hiệu quả hoạt động càng cao thì khả năng vay nợ càng lớn vì các tổ chức sẽ căn cứ vào hiệu quả và khả năng sinh lời của phương án để cho vay hay không. Ngoài ra, ngoài việc đánh giá hiệu quả hoạt động thì việc việc thẩm định và tài trợ vốn vay là việc quản lý dòng tiền, đánh giá tính khả thi của

phương án kinh doanh, xác định nguồn trả nợ cho các tổ chức tín dụng có đảm bảo và đáng tin cậy hay không. Vì vậy, để tài đưa ra giả thuyết hiệu quả hoạt động có thể quan hệ cùng chiều và cũng có thể quan hệ ngược chiều với tỷ suất nợ.

Hiệu quả hoạt động được xem xét bao gồm: hiệu quả hoạt động kinh doanh và hiệu quả hoạt động tài chính. Hai hoạt động này có mối quan hệ qua lại do đó khi phân tích hiệu quả hoạt động cần phải xem xét hiệu quả của cả hai hoạt động này.

Với hiệu quả hoạt động kinh doanh đề tài sử dụng chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) để đánh giá mức độ sinh lời. Vì ROA đánh giá được mức độ sinh lời từ tài sản, mà tài sản được bổ sung từ nguồn vốn đi vay hoặc vốn chủ sở hữu nên gián tiếp có thể đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn.

ROA = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 ∗ 100%

Với hiệu quả hoạt động tài chính, đề tài xem xét them chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Trong điều kiện doanh nghiệp huy động vốn từ nhiều nguồn, nhất là thông qua thị trường tài chính, chỉ tiêu này càng cao thì doanh nghiệp càng có cơ hội tìm được nguồn vốn mới. Ngược lại, tỷ lệ này càng thấp dưới mức sinh lời cấn thiết của thị trường thì khả năng thu hút vốn chủ sở hữu, khả năng đầu tư vào doanh nghiệp càng khó.

ROE= 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế

d. Rủi ro kinh doanh

Trong hoạt động kinh doanh vấn đề rủi ro đều có thể xảy ra đối với các doanh nghiệp, thông thường doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn. Lý thuyết cân đối với lý thuyết M&M đều đã giả thích cho vấn đề này. Do đó, trong đề tài, tác giả đưa ra giả thuyết nhân tố rủi ro kinh doanh và tỷ suất nợ có quan hệ ngược chiều.

Có nhiều chỉ tiêu do lường rủi ro kinh doanh như độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên,... Tuy nhiên, trong trường hợp này, vì quy mô của các công ty trong mẫu khác nhau và trị giá trung bình của ROA giữa các công ty cũng khác nhau nên cần sử dụng hệ số biến thiên để đánh giá rủi ro kinh doanh

Hệ số biến thiên ROA = Độ 𝑙ệ𝑐ℎ 𝑐ℎ𝑢ẩ𝑛 𝑅𝑂𝐴

𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ 𝑅𝑂𝐴 ∗ 100%

Doanh nghiệp nào có rủi ro kinh doanh càng nhỏ thì càng ít rủi ro hơn, lúc đó đòn cân nợ trở nên hấp dẫn hơn.

e. Cơ hội tăng trưởng

Lý thuyết chi phí đại diện cho rằng cơ hội tăng trưởng có quan hệ ngược chiều với tỷ suất nợ. Tuy nhiên, lý thuyết trật tự phân hạng lại có cái nhìn ngược lại. Đối với doanh nghiệp, khi có tốc độ tăng trưởng cao, đầu tư nhiều dự án thì lượng vốn tồn đọng càng nhiều. Lúc đó, nhu cầu vốn cần nhiều mà nguồn lợi nhuận giữ lại thì không đủ do đó vốn vay sẽ được sử dụng đến. Một doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng kém sẽ phải đối mặt với những khó khan về tài chính cũng như khó tiếp cận được các nguồn tài trợ bên ngoài. Vì vậy trong đề tài, tác giả đưa ra giả thuyết nhân tố sự tăng trưởng của doanh nghiệp sẽ quan hệ cùng chiều với tỷ suất nợ.

Nghiên cứu này sử dụng tốc độ tăng trưởng tài sản qua các năm để đánh giá mối quan hệ giữa sự tăng trưởng và cấu trúc vốn của công ty.

Tốc độ tăng trưởng tài sản = (𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛ă𝑚 𝑛 + 1) − ( 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛ă𝑚 𝑛) 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛ă𝑚 𝑛 𝑋 100 %

f. Đặc điểm riêng của tài sản

Các công ty có các sản phẩm độc đáo thường có đòn bẩy tài chính thấp bởi vì nếu công ty bị phá sản, thị trường thứ cấp có tính cạnh tranh cho hàng tồn kho và các thiết bị sản xuất của công ty có thể không có. Trong nghiên cứu của Titman và Wessels (1988) cũng cho kết quả tương tự. Vì vậy, giả thuyết của đề tài là đặc điểm riêng của tài sản doanh nghiệp và tỷ suất nợ có tương quan âm.

Do hạn chế về số liệu chi phí R&D, nên tác giả sử dụng tỷ lệ giá vốn hàng bán/ tổng doanh thu thuần để phản ánh đặc điểm riêng của tài sản doanh nghiệp. Tỷ lệ giá vốn hàng bán càng nhỏ chứng tỏ việc quan lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt.

Kết hợp các lý thuyết về cấu trúc và mối tương quan giữa tỷ suất nợ với các nhân tố ảnh hưởng đã phân tích ở trên, đề tài đưa ra giả thuyết cho kết quả nghiên cứu

Bảng2.16. Đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn

Nhân tố Đo lường

Kì vọng tương

quan

Quy mô công ty

Doanh thu (DT)=Doanh thu thuần bình quân

(+) Vốn chủ sở hữu (VCSH)= Vốn chủ sở hữu bình quân Cấu trúc tài sản Tỷ trong tài sản cố định (TTTSCD) = TSCĐ/

Tông tài sản bình quân (+) Hiệu quả hoạt

động

Tỷ suất sinh lời tài sản (ROA) = Lợi nhuận sau

Nhân tố Đo lường

Kì vọng tương

quan

Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuận sau thuế/Tổng vốn chủ sở hữu bình quân Rủi ro kinh

doanh

Hệ số biến thiên ROA (BTROA) = Độ lệch

chuẩn ROA/ Giá trị trung bình ROA (-) Cơ hội tăng

trưởng

Tốc độ tăng trưởng tài sản (TTTS) = [(Tổng tài sản năm n+1) – (Tổng tài sản năm n)] / Tổng

tài sản năm n

(+)

Đặc điểm của tài sản công ty

Tỷ trọng giá vốn hàng bán (TTGVHB) = Giá

vốn hàng bán/ Tổng doanh thu thuần (-)

2.4.3. Kết quả phân tích

a. Thống kê mô tả

Từ số liệu thu thập và qua xử lý, tiến hành chạy SPSS để thống kê dữ liệu ta được 2.16

Bảng2.17. thống kê mô tả

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation DT 120 4.6292 7.4891 6.00662 0.5546277 VCSH 120 4.3275 7.3562 5.77563 0.5345609 TTTSCD 120 0.0559 2.989 0.82204 0.449445 ROA 120 0.2371 2.3359 1.21627 0.4141362 ROE 120 0.0751 1.8826 0.88329 0.3234155 BTROA 120 0.0049 2.048 0.54781 0.4543276 TTTS 120 0.0104 2.9924 1.06777 0.5683378 TTGVHB 120 0.0061 0.5831 0.13786 0.1079364 TSN 120 0.0157 1.3743 0.36266 0.2242068 Valid N (listwise) 120

Kết quả thống kê từ phụ lục cho thấy các công ty sử dụng nợ vay ở mức trung bình, tính trung bình nợ chiếm 36.26% tổng giá trị tài sản. Qua ta thấy khả năng sinh lời tài sản (ROA) của công ty khá cao, đạt mức trung bình 121.63%, bên cạnh đó rủi ro kinh doanh lại tương đối cao chiếm trung bình 54.78%. Độ lệch chuẩn thể hiện mức độ phân tán các giá trị. Theo thống kê , ta thấy độ phân tán rủi ro kinh doanh (BTROA) là 45.43%, tỷ suất nợ là 22.42% chứng tỏ các công ty có chính sách sử dụng nợ vay khác nhau nên mức độ rủi ro kinh doanh cũng có mức độ phân tán khác nhau.

b. Phân tích tương quan

Kết quả phân tích ma trận hệ số tương quan cho thấy, các biến phụ thuộc có quan hệ tương quan với các biến độc lập ở các mức độ khác nhau, tương ứng với mỗi giá trị r giải thích mức độ tương quan giữa các yếu tố với tỷ suất nợ.

Xét mối tương quan giữa các biến phụ thuộc và các biến độc lập. Ta

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu cấu trúc vốn của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)