HÀM Ý CHÍNH SÁCH VỀ CẤU TRÚC VỐN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu cấu trúc vốn của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 80)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.HÀM Ý CHÍNH SÁCH VỀ CẤU TRÚC VỐN

3.2.1. Đối với các doanh nghiệp

Dựa trên kết quả vừa được phân tích và trên cơ sở tham khảo của nhiều nghiên cứu, chúng tôi thống nhất với quan điểm của Erich, A.H đưa ra nguyên tắc chung là “ giá trị của doanh nghiệp có khuynh hướng gia tăng cao nhất khi doanh nghiệp thực hiện cấu trúc tài chính với tỷ lệ 1/3 vốn vay nợ và 2/3 vốn chủ sở hữu, tỷ lệ này có thể dao động tùy thuộc vào đặc thù của từng ngành và các doanh nghiệp không nên có tỷ lệ nợ lớn hơn 50% tức là không nên vay nợ vượt quá vốn CSH “. Hai nguyên tắc này là cơ sở hết sức quan trọng để chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện cơ cấu tài trợ của các công ty niêm yết. Vậy tôi xin nêu ra chính sách vay nợ của mỗi công ty niêm yết như sau:

+ Không nên lựa chọn cấu trúc vốn với tỷ lệ lớn hơn 50%

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng không nên sử dụng mức nợ lớn hơn 50% vì chính sách vay nợ như vậy sẽ nguy hiểm đối với những công ty khi kinh doanh không hiệu quả hay hiệu quả thấp. Số liệu phân tích ở trên cho thấy hầu hết các công ty niêm yết trên sàn HOSE có hiệu quả hoạt động kinh doanh

thấp nên việc sử dụng nợ quá 50% làm cho rủi ro mất khả năng thanh toán xảy ra nhiều hơn do rủi ro tài chính của công ty tăng lên.Khi đó công ty sẽphair đổi phó với nguy cơ phá sản một khi công ty kinh doanh thua lỗ, đây là trường hợp khá nguy hiểm đối với công ty.

+Thực hiện cấu trúc vốn với tỷ suất nợ nhỏ hơn 20%.

Cấu trúc vốn này được áp dụng cho các doanh nghiệp có khả năng thanh toán kém, quy mô nhỏ, tỷ trọng đầu tư tài sản cố định thấp, là các công ty chưa tạo được uy tín lớn trong thị trường nên việc tiếp cận với các nguồn vốn vay bên ngoài còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp này có hiệu quả kinh doanh khả quan, có khả năng tăng trưởng trong tương lai vẫn có thể áp dụng tỷ suất nợ đến 20% nhằm tận dụng nguồn vốn bên ngoài để mở rộng dần vệc sản xuất kinh doanh. Hầu hết doanh nghiệp trong nhóm này đều đang duy trì một mức vay nợ hợp lý dưới 20% nhưng vẫn có những doanh nghiệp áp dụng tỷ suất nợ lên đến trên 30% nên thực hiện điều chỉnh chính sách vay nợ nhằm tránh rủi ro thanh toán và khả năng hạn chế lợi nhuận.

Để hạn chế vay nợ, nhất là các khoản vay ngắn hạn các công ty này phải đa dạng hóa nguồn tài trợ và tìm kiếm các nguồn vốn trung dài hạn để đầu tư vào tài sản cố định, đổi mới thiết bị và công nghệ, góp phần giảm giá thành để nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong điều kiện hiện nay các công ty này cần sử dụng các giải pháp như liên doanh, liên kết để mở rộng sản xuất, hoặc phát hành cổ phiếu để tăng vốn CSH qua thị trường chứng khoán, vì đây là hình thức huy động vốn không quá tốn kém chi phí, có thể thực hiện được nhiều lần, nhiều đợt và điều quan trọng là không cần phải có tài sản thế chấp. Tuy nhiên, để các giải pháp này khả thi thì các công ty phải tập trung củng cố lại công ty trên tất cả các mặt, và điều quan trọng hơn là phải có các dự án khả thi, có hiêu quả để chứng minh cho các nhà đàu từ là công ty sẽ hoạt động tốt trong thời gian đến.

+ Thực hiện cấu trúc vốn với tỷ suất nợ từ 20% đến 35%.

Đây là những công ty có thực trạng hoạt động khá tốt, năng lực cạnh tranh mạnh, hiệu quả hoạt động kinh doanh khá cao, rủi ro thấp, sản phẩm của doanh nghiệp có chổ đứng trên thị trường và có khả năng kiểm soát và mở rộng thị trường. Vì vậy, các công ty này cần sử dụng cấu trúc tài chính với tỷ lệ nợ từ 20 đến 35%. Với cấu trúc tài chính này, một mặt sẽ giúp cho công ty đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, năng cao năng cạnh tranh, mặt khác sẽ tận dụng được những hiệu ứng tích cực của đòn cân nợ làm gia tăng giá trị của công ty và giá trị vốn chủ sở hữu.

+Thực hiện cấu trúc vốn với tỷ suất nợ từ 35% đến 50%.

Đây là những công ty hoạt động kinh doanh thật sự có hiệu quả và có cơ cấu tài sản cố định đảm bảo nợ vay tốt. Tuy nhiên, với tỷ lệ nợ này thì sẽ nguy hiểm một khi hoạt động kinh doanh của công ty là khó khăn. Vì vậy, công ty cần duy trì cấu trúc tài chính với tỷ lệ từ 35 đến 50% bằng cách phát hành cổ phiếu để tăng vốn chủ sở hữu, hoặc sử dụng chính sách phân phối cổ tức thấp để trích lợi nhuận hằng năm bổ sung vốn chủ sở hữu

+ Kết quả nghiên cứu về cấu trúc vốn và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn cho thấy việc lựa chọn một cơ cấu tài trợ hợp lý giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay, cũng như một quan hệ hợp lý giữa nguồn vốn vay ngắn hạn và vốn vay trung dài hạn nhằm tạo nên hiệu ứng tích cực của đòn cân nợ, góp phần lại hiệu quả mong muốn cho doanh nghiệp là vấn đề hết sức quan trọng, và điều này chỉ đạt được trong những điều kiện nhất định, phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau bao gồm cả nhân tố bên trong lẫn nhân tố bên ngoài. Những nhân tố bên ngoài như tốc độ tăng trưởng kinh tế, chính sách tài chính- tiền tệ, chính sách xuất nhập khẩu cũng như môi trường pháp luật có ảnh hưởng đáng kể đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và chính sách tài trợ nói riêng.

+ Xây dựng cấu trúc vốn đạt được nguồn vốn ổn định, đảm bảo khả năng thanh toán: Nguồn vốn huy động phù hợp với mục đích sử dụng vốn, tránh tình trạng sử dụng vốn vay ngắn hạn cho các dự án dài hạn ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty. Duy trì vốn ổn định bằng nguồn vốn chủ sở hữu tạo thế chủ động cho công ty năm bắt cơ hội đầu tư trong tương lai.

+ Xây dựng cấu trúc vốn theo từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải phân tích các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp để lựa chọn hình thức tài trợ vốn phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp. Cần phải có sự ưu tiên trong việc phân tích các yếu tố đó, yếu tố nào là yếu tố tác động chính, quan trọng và phải kết hợp các yếu tố lại với nhau, từ đó lựa chọn ra cho Công ty một cấu trúc vốn tối ưu trong từng giai đoạn phát triển của sản phẩm hay của doanh nghiệp.

➢Giai đoạn mới thành lập doanh nghiệp

➢Giai đoạn công ty tăng trưởng

➢Giai đoạn công ty phát triển ổn định

➢Giai đoạn công ty giảm dần tốc độ tăng trưởng

Muốn vậy, năng lực quản trị của công ty và quản trị cấu trúc vốn của những bộ phận, cá nhân trong công ty có liên quan cần được nâng cao. Bởi vì quản trị công ty tốt sẽ giúp công ty tạo được niềm tin đối với các nhà đầu tư. Khi công ty đã tạo được niềm tin đối với các nhà đầu tư thì các nhà đầu tư sẵn sang đầu tư vào công ty dưới các hình thức khác nhau. Đặc biệt các cổ đông sẵn sàng trả giá cao hơn để mua cổ phiểu công ty, khi họ biết được mức độ rủi ro khi mua cổ phiếu công ty được giảm thiếu do công ty có hệ thống quản trị tốt.

+ Việc hạn chế các khoản vay nợ ngắn hạn thì các công ty cần đa dạng hóa nguồn vốn tài trợ và tìm kiếm nguồn vốn trung dài hạn để đầu tư vào tài sản cố định, thay đổi trang thiết bị công nghệ tiên tiến. Đông thời, các công ty cần liên doanh, liên kết với các nhà đầu tư hoặc phát hành trái phiếu để tăng

vốn chủ sở hữu qua thị trường chứng khoán. Ngoài nợ vay, doanh nghiệp cần quan tâm nhiều đối với vốn cổ phần, đặc biệt là nguồn vốn nội bộ như lợi nhuận giữ lại hoặc phát hành cổ phiếu

Ngoài ra, công ty có thể phát hành trái phiếu chuyển đổi, nó cho phép trái chủ có thể trở thành cổ đông, làm cho cơ cấu tài trợ linh hoạt và có thể đàm phán với đối tác trong hướng đi của công ty đạt một cách tốt nhất. Để làm được điều đó thì trước hết các công ty cần tạo niềm tin cho các nhà đầu tư thông qua hiệu quả hoạt động và những triển vọng của công ty trong tương lai.

+ Gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn có được sự chủ động tài chính thì doanh nghiệp phải có nguồn vốn tự có dồi dào và ngày càng gia tăng do lợi nhuận thu từ hoạt động kinh doanh hàng năm cao. Theo cách hiểu thông thường, hiệu quả kinh doanh biểu hiện mối tương quan giữa chi phí đầu vào và kết quả nhận được ở đầu ra của một quá trình. Để tăng hiệu quả chúng ta có thể sử dụng những biện pháp như: giảm đầu vào, đầu ra không đổi; hoặc giữ đầu vào không đổi, tăng đầu ra; hoặc giảm đầu vào, tăng đầu ra,.. Muốn đạt hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp không những chỉ có những biện pháp sử dụng nguồn lực bên trong hiệu quả mà còn phải thường xuyên phân tích sự biến động của môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó phát hiện và tìm kiếm các cơ hội trong kinh doanh của mình.

3.2.2 Đối với cơ quan Nhà Nước

a. Ổn định sự hoạt động và thông tin trên thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán là một trong những định chế tài chính bậc cao và quan trọng trong thị trường tài chính, là công cụ hỗ trợ đắc lực cho hệ thống ngân hàng trong việc tăng trưởng tín dụng và kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, thị trường chứng khoán có nhiều lần bất ổn định, chỉ số VN-Index thay đổi gây ra sự hoang mang niềm tin của các nhà

đầu tư vào thị trường. Bên cạnh đó, các sản phẩm dịch vụ của thị trường chứng khoán Việt Nam còn khá đơn giản so với thế giới. Thị trường vẫn còn quá nhiều bất ổn do tâm lý bầy đàn của các nhà đầu tư nhỏ lẻ, chịu sự thao túng của các nhà đầu tư tổ chức, sự làm giá cổ phiếu của các nhà đầu cơ. Việc thông baó thông tin đầu vào của các công ty niêm yết và kinh doanh chứng khoán hiện nay còn nhiều thiếu sót, chất lượng thông tin không cao, thiếu minh bạch,… Do đó, việc ổn định và phát triển thị trường chứng khoán thì trước mắt ta cần ổn định việc công bố thông tin trên thị trường và tái cấu trúc thị trường giao dịch. Nơi diễn ra giao dịch côg khai, minh bạch, chất lượng thông tin tốt, tránh việc đầu cơ của các nhà đầu tư lớn. Thị trường cần đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, công cụ phái sinh giúp thị trường ngày càng sôi động và có sự phát triển bền vững.

b. Đẩy mạnh phát triển thị trường tín dụng ngân hàng

Đẩy mạnh huy động vốn trung và dài hạn của các Ngân hàng thương mại. Để thu hút tiền gửi dài hạn, trước hết cần củng cố hệ thống các Ngân hàng thương mại tạo cho người dân có niềm tin để họ có thể yên tâm gửi tiền dài hạn vào ngân hàng với chính sách lãi suất phù hợp, chất lượng dịch vụ tốt và hiệu quả tính thanh khoản cao cho thị trường giao dịch.

Đẩy mạnh phát hành trái phiếu ngân hàng thương mại trên SGDCK. Hiện nay có ít trái phiếu của ngân hàng thương mại được phát hành và giao dịch trên thị trường. Do đó, Ủy ban chứng khoán Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp để có các biện pháp khuyến khích các ngân hàng thương mại phát hành trái phiếu nhằm tạo ra kênh huy động vốn trung và dài hạn hữu hiệu cho ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước cần có các giải pháp hoàn thiện các công cụ gián tiếp trong điều hành chính sách tiền tệ, hoàn thiện nghiệp vụ thị trường mở để có đủ năng lực điều tiết cung cầu về vốn, điều chỉnh lãi suất phù hợp. Dần dần hoàn thiện cơ chế , chính sách tín dụng ngân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hàng theo hướng mở rộng quyền tự quyết, tự chịu trách nhiệm, tao môi trường kinh doanh thuận lợi hiệu quả và minh bạch cho hoạt động tín dụng ngân hàng.

Nghiên cứu và hoàn thiện luật thế chấp tài sản, nhằm đảm bảo việc thu hồi nợ của các chủ nợ, đàm bảo việc thu hồi tài sản thế chấp của những người đi vay có hiệu quả. Bên cạnh đó, cần một tổ chức có đầy đủ năng lực định giá tài sản thế chấp, đặt biệt tài sản vô hình để nâng cao giá trị tài sản thế chấp công ty. Từ đó các công ty có điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay một cách dễ dàng và có quy mô lớn hơn. Giúp công ty chủ động hơn trong việc xây dựng cấu trúc vốn phù hợp.

c. Xây dựng hạ tầng cho thị trường vốn thông qua việc tạo lập định mức tín nhiệm trên thị trường.

Cần phải tạo dựng độ tin cậy của công ty vì trước khi quyết định tài trợ vốn, các nhà tài trợ thường chú ý đến độ tin cậy và uy tín của công ty. Bên cạnh việc nâng cao hiệu quả công tác kế toán, kiểm toán thì việc xây dựng hạ tầng cho thị trường vốn thông qu việc tạo lập định mức tín nhiệm là cần thiết. Định mức tín nhiệm đóng vai trò là con dấu chứng nhận cho tính minh bạch của thông tin, là việc đánh giá rủi ro tín dụng hiện diện trong một chứng khoán cá thế, bao hàm rủi ro ngành đến rủi ro từng doanh nghiệp. Bên cạnh việc thu hút các tổ chức mức tín nhiệm như Moodys, Standard & Poor thì cần phát triển các tổ chức định mức tín nhiệm trong nước. Định mức tín nhiệm không chỉ sử dụng cho các nhà phát hành ra thị trường quốc tế, mà còn sử dụng trong các hợp đồng ký kết dài hạn với công ty nước ngoài, là một trong những điều khoản của các công ty nước ngoài khi đầu tư, như là một chuẩn mực để so sánh công ty khác.

d. Thu hút các nhà đâu tư có tổ chức, nhà đầu tư chuyên nghiệp

Cần thu hút các nhà đầu tư có tổ chức, các nhà đầu tư chuyên nghiệp đặc biệt là các quỹ đầu tư vì sự hiện diện các nhà đầu tư này sẽ ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển thị trường. Sự góp mặt của các nhà đầu tư có tổ chức không chỉ góp phần tăng tính thanh khoản cho thị trường mà các tổ chức này sẽ định hướng và xác lập giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết một cách chuyện nghiệp. Bằng cách này sẽ giảm thiểu những dao động thông tin thị trường được tạo ra bởi những giao dịch mang tính đầu cơ, tăng tính ổn định cho thị trường. Vai trò là cổ đông, các tổ chức cũng góp phần cải thiện quản trị công ty tại các công ty niêm yết, ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh. Để thu hút được các nhà đầu tư có tổ chức thì cần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp lý, khuôn khổ quản lý thị trường, xây dựng và triển khai các chuẩn mực quốc tế về quản trị và điều hành công ty. Tăng tính minh bạch của thị trường chứng khoán và các doanh nghiệp, đưa ra những chính sách khuyến khích hoạt động lâu dài của các quỹ đầu tư.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ chương 1 và chương 2, chương 3 tóm tắt kết quả nghiên cứu về cấu trúc vốn và sự ảnh hưởng các nhân tố đến cấu trúc vốn của các công ty niêm yết trên SGDCK TP Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra một số hàm ý chính sách

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu cấu trúc vốn của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 80)