7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.2. Sự biến động giá cổ phiếu trên thị trường của các công ty niêm yết
yết thông qua chỉ số VN-Index của các công niêm yết
Chỉ số VN Index là chỉ số trung bình giá chứng khoán trên thị trường Việt Nam hay trên thị trường chứng khoán Hồ Chí Minh, thể hiện sự biến động giá cổ phiếu giao dịch tại SGDCK TP Hồ Chí Minh. Nhìn VN Index tăng hay giảm người ta có thể có được một đánh giá là giá cổ phiếu trung bình tăng hay giảm trong ngày hôm đó. Nhìn biểu đồ dưới đây, ta có thể thấy hoạt động của SGDCK TP Hồ Chí Minh chỉ số VN Index có sự biến động
Hình 2.2. Sự biến động chỉ số VN-Index từ 2007-2016
Không chỉ chịu mất mát trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 - 2008, chỉ số VN-Index tiếp tục trải qua chấn động trong năm 2011 khi lạm phát bùng nổ, CPI vọt lên mức 12,63%, thanh khoản hệ thống ngân hàng cạn kiệt và cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu những năm sau đó. Dù trải qua nhiều chấn động, nhưng trong suốt giai đoạn này, VN-Index vẫn giữ được
tinh thần lạc quan khi có số tháng tăng nhiều hơn giảm (216 tháng tăng so với 189 tháng giảm), và tiếp tục đón nhận số thành viên mới nhiều hơn số thành viên rời đi (thêm vào 271 doanh nghiệp so với 97 doanh nghiệp rời thị trường). Hiện tại, khi chỉ số VN-Index đã quay trở về vùng 700 điểm, những yếu tố định lượng, định tính của thị trường đã có nhiều thay đổi.
Xét về định lượng, sự tăng trưởng của chỉ số VN-Index có thể được gói trong các con số cụ thể như sau:
Thứ nhất, số lượng thành viên niêm yết tăng gấp 3 lần (lên 322 tổ chức từ mức 107). Thứ hai, quy mô vốn hóa tăng trưởng gấp 12,2 lần (đạt 1,6 triệu tỷ đồng, chiếm 31% GDP năm 2016 từ mức 0,29 triệu tỷ đồng, chiếm 14% GDP năm 2008).
Thứ ba, thanh khoản tăng kèm với khối lượng, gấp 11,6 lần (tổng giá trị giao dịch trung bình mỗi phiên trong 6 tháng liền trước đạt trên 2.048 tỷ đồng so với mức 176 tỷ đồng năm 2007).
Thứ tư, lượng tài khoản nhà đầu tư đạt 1,7 triệu tài khoản vào cuối tháng 1/2017, trong đó lượng tài khoản trong nước chiếm 98,5%.
Thứ năm, các chỉ số giá P/E, P/B ổn định hơn, biên độ dao động mềm hơn so với biến động gấp gáp hồi năm 2008.
Xét về định tính, cơ cấu chỉ số VN-Index trở nên bền vững hơn. Theo đó, cơ cấu khối ngành trong chỉ số chuyển hóa sang giai đoạn tăng trưởng ổn định từ giai đoạn tăng trưởng sơ khai hồi năm 2007 - 2008.
Tại thời điểm hiện tại, các nhóm ngành dẫn đầu là Tiêu dùng, Tài chính, Công nghiệp, Bất động sản (chiếm 74,7% tổng giá trị vốn hóa VN-Index), trong khi nhóm dẫn đầu về vốn hóa giai đoạn 2008 là Công nghiệp, Vật liệu, Tiêu dùng và Tài chính (chiếm 61,6% vốn hóa VN-Index thời điểm tháng 2/2008).
Bên cạnh đó, có sự dịch chuyển và phân hóa mạnh trong nhóm các doanh nghiệp Top 20 vốn hóa chỉ số VN-Index. Cụ thể, chỉ có 5/20 cổ phiếu Top 20 vốn hóa VN-Index còn trụ lại cho tới thời điểm bây giờ, còn lại đều tuột xuống những mức thang thấp hơn rất nhiều. Trừ VNM vươn lên vị trí thứ 1 về vốn hóa, và HPG giữ nguyên thứ hạng 11, thì cả 3 cổ phiếu còn lại là FPT, STB và SSI lần lượt tụt xuống vị trí 16, 17 và 20 (trong số đó, STB đã từng đứng thứ 1, FPT thứ 5, trong khi SSI thứ 7 thời điểm tháng 2/2008).
Đáng chú ý, sự phân hóa ngày một rõ rệt, thậm chí trong Top 20 về vốn hóa. Theo đó, vốn hóa tối thiểu để lọt vào Top 20 tăng từ 3.500 tỷ đồng tháng 2/2008 lên mức 10.300 tỷ đồng vào tháng 2/2017. Mặt khác, mức độ ảnh hưởng của của nhóm trụ cột dẫn dắt ngày một đáng kể hơn: Top 3 vốn hóa hiện tại chiếm tới 28,6% chỉ số VN-Index, trong khi bộ 3 tương tự chỉ chiếm 21,3% tại thời điểm tháng 2/2008. Điều này lý giải tại sao hiện trạng “xanh vỏ đỏ lòng”, khi đa phần số cổ phiếu giảm điểm trong khi chỉ số chung tăng nhẹ nhờ một vài trụ, lại xảy ra thường xuyên hơn trong thời gian gần đây.
Hiện tại, chỉ số VN-Index trên thực tế đạt khoảng 656 điểm nếu loại bỏ các cổ phiếu mới niêm yết trong vòng 2 quý gần đây. Rõ ràng, tác động kéo chỉ số từ số ít cổ phiếu trụ cột là rất đáng kể, trong khi mặt bằng chung các cổ phiếu còn lại hầu như giảm điểm trong suốt 9 năm qua.