TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu cấu trúc vốn của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 78 - 80)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Qua nghiên cứu về cấu trúc vốn và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty niêm yết trên SGDCK TP Hồ Chí Minh từ năm 2012 đến năm 2016, dựa trên cơ sở dữ liệu từ báo cáo tài chính của các công ty niêm yết ta có một số nhận xét sau:

+ Nhìn chung các công ty niêm yết có tỷ lệ nợ trung bình là 30.7% và tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu trung bình là 68.75%, phản ánh các công ty niêm yết thực hiện chính sách tài trợ duy trì tỷ lệ nợ vừa phải, luôn cân nhắc trong mỗi chính sách tài trợ, đảm bảo được tính tự chủ trong việc vay nợ.

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy những doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì khả năng tiếp cận các khoản vay càng nhiều cũng như có xu hướng sử dụng nợ nhiều hơn vốn chủ sở hữu. Vì các doanh nghiệp có quy mô lớn thằng có dòng tiền tương đối ổn định, năng lực sử dụng vốn cao, tận dụng đòn bẩy tài chính cho các quyết định tài trợ dài hạn sẽ giúp các doanh nghiệp duy trì lợi thế, nâng cao năng lực cạnh tranh.

+ Trong cơ cấu vốn vay của các công ty niêm yết thì các công ty chủ yếu sử dụng vốn vay ngắn hạn từ các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính để đáp ứng nhu cầu đầu tư tài sản thể hiện ở tỷ lệ vốn ngắn hạn trung bình là 89.6%; nguồn vốn ngắn hạn này tăng dần qua các năm trong khi đó tỷ lệ vốn vay dài hạn chưa cao. Qua đó, cho thấy các công ty vẫn sử dụng chủ yếu kênh huy động là nguồn vốn của ngân hàng thương mại, còn kênh huy động trên thị trường khứng khoán còn khá ít.

+ Cơ cấu tài sản cố định trên tổng tài sản bình quân của các công ty niêm yết là 35%. Đây là một tỷ lệ rất thấp, phản ánh trình độ thiết bị công nghệ của các công ty này là chưa cải tiến, năng lực cạnh tranh thấp. Điều này có lợi trong thời gian đầu vì nó cho phép hạ giá thành do chi phí khấu hao thấp. Tuy nhiên, xét về lâu dài các công ty này cần có một cấu trúc tài chính hợp lý, ưu tiên cho vốn trung dài hạn để đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất thì mới có thể thằng lợi trong cạnh tranh.

+ Từ việc xem xét ảnh hưởng của các nhân tố quy mô doanh nghiệp, cấu trúc tài sản, hiệu quả hoạt động, rủi ro kinh doanh, cơ hội tăng trưởng và đặc điểm riêng của tài sản đến cấu trúc vốn của các công ty niêm yết tại SGDCK TP Hồ Chí Minh thì các nhân tố này đều ảnh hưởng đến chính sách vay nợ của các công ty nhưng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố là khác nhau. Trong các nhân tố trên thì có bốn nhân tố ảnh hưởng rõ rệt đến chính sách vay nợ của doanh nghiệp là quy mô doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động kinh doanh,cơ hội tăng trưởng, đặc điểm của tài sản công ty

Trong đó nhân tố quy mô doanh nghiệp là tác động mạnh nhất đến tỷ suất nợ với mức ý nghĩa là 1%. Nhân tố này được biểu hiện qua biến doanh thu. Doanh thu tác động cùng chiều với tỷ suất nợ , tức là trong điều kiện các nhân tố khác không đổi khi doanh thu tăng lên 1 triệu đồng thì tỷ suất nợ tăng 15.13%. Kết luận này phù hợp với lý thuyết và các nghiên cứu trước đây là quy mô càng lớn thì vay nợ càng nhiều, tức là doanh nghiệp có quy mô lớn thường được tạo uy tín trên thương trường nên có điều kiện tiếp cận các tổ chức tín dụng dễ dàng hơn so với doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Tiếp theo là nhân tố hiệu quả hoạt động được biểu hiện qua biến tỷ suất sinh lời tài sản. Qua mô hình nghiên cứu, ta thấy tỷ suất sinh lời tài sản quan hệ ngược chiều với tỷ suất nợ, nghĩa là khi tỷ suất sinh lời tài sản tăng lên 1 triệu đồng thì tỷ suất nợ giảm 14.26%. Điều này phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng vì khi

mức sinh lời cao thì tương ứng lợi nhuận tăng, khi đó các doanh nghiệp có xu hướng dùng lợi nhuận để bổ sung nguồn vốn kinh doanh, hạn chế vay nợ để giảm chi phí sử dụng vốn. Vậy các nguồn vốn bên trong được ưu tiên sử dụng trước, sau đó mới sử dụng nguồn vốn bên ngoài.

Tuy nhiên, cấu trúc vốn không chỉ chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố này mà còn bị ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác tác động bởi yếu tố môi trường vĩ mô khác nhau như tình hình lạm phát, chính sách tiền tệ, lãi suất, tốc độ tăng trưởng GDP, chính sách thuế, khả năng thanh toán, giai đoạn phát triển doanh nghiệp … . Đây là những nhân tố mà đề tài kiệt kê ra nhưng chưa đưa vào mô hình nghiên cứu, đây là gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo về cấu trúc vốn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu cấu trúc vốn của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)