7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.1. Nhân tố thuộc về quy mô của doanh nghiệp
Trong phần lớn các nghiên cứu thực tế, người ta sử dụng các chỉ tiêu doanh thu, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu để đo lường quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, một số nghiên cứu còn sử dụng các chỉ tiêu như chỉ tiêu giá trị tăng thêm, chỉ tiêu tổng số lao động…
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa cấu trúc vốn và qui mô doanh nghiệp. Marsh (1982) nhận thấy các doanh nghiệp lớn thường lựa chọn vay nợ dài hạn, trrong khi các doanh nghiệp nhỏ lại chọn nợ ngắn hạn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp lớn có thể tận dụng lợi thế về qui
mô trong phát hành nợ dài hạn. Do đó chi phí phát hành nợ và vốn cổ phần sẽ tỉ lệ nghịch với qui mô doanh nghiệp. Mặt khác, quy mô cũng thể hiện thông tin mà các nhà đầu tư bên ngoài có được. Rajan và Zingales (1995) lập luận rằng các doanh nghiệp lớn có xu hướng cung cấp nhiều thông tin cho chủ nợ hơn là doanh nghiệp lớn có xu hướng cung cấp nhiều thông tin cho chủ nợ hơn là doanh nghiệp nhỏ nên các doanh nghiệp lớn có ít vấn đề hơn về thông tin không tương xứng sẽ có xu hướng sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu hơn nợ, và do đó hệ số nợ thấp hơn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp lớn thường đa dạng hóa và có các dòng tiền mặt ổn định hơn; khi các điều kiện khác không thay đổi, khả năng phá sản của các doạnh nghiệp lớn cũng thấp hơn so với các doanh nghiệp nhỏ. Các nghiên cứu của Han – Suck Song (2005), Denis Forte và Lucas Ayres Barros (2013) cũng kết luận rằng qui mô tỉ lệ thuận với cấu trúc vốn. Tất cả các lập luận đêu cho rằng qui mô tỉ lệ thuận với hệ số nợ. (+). Mặt khác, nghiên cứu của Beven và Danbolt (2002) lại cho thấy quy mô doanh nghiệp có quan hệ tỷ lệ nghịch với nợ ngắn hạn và tỷ lệ thuận với nợ dài hạn.
Kết quả nghiên cứu thực tế về ảnh hưởng của quy mô đối với cấu trúc tài vốn đến nay vẫn còn trái ngược nhau.