Giới thiệu về Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu cấu trúc vốn của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 41 - 47)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.1. Giới thiệu về Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh

a. Quá trình ra đời và phát triển

Thực hiện chủ trương xây dựng và phát triển kinh tế thị trường, từ đầu những năm thập niên 90 Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu đề án xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Trên cơ sở đề án của các Bộ, Ngành, ngày 28//11/1996 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/1998/NĐ-CP về việc thành lập Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và giao cho đơn vị này chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc ra đời thị trường chứng khoán.

Ngày 11/07/1998, với Nghị định số 48/CP về Chứng khoán và Thị trường chứng khoán, Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức được khai sinh. Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ cũng ký Quyết định số 127/1998/QĐ- TTg thành lập Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh. Hai năm sau, vào ngày 28/07/2000, phiên giao dịch đầu tiên đã chính thức được tổ chức tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh, đánh dấu một bước ngoặt lịch sử của Thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 7 năm hoạt động, từ chỗ chỉ có hai, ba doanh nghiệp niêm yết và bốn công ty chứng khoán thành viên, đến thời điểm tháng 08/2007 đã có 111 doanh nghiệp niêm yết và 55 công ty chứng khoán thành viên, 18 công ty

quản lý quỹ, 61 tổ chức lưu ký. Cấu trúc thị trường đã được rõ ràng và chuyên biệt hơn với sự tách ra hoạt động độc lập của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam trong năm 2005.

Nhằm đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của thị trường, đáp ứng quá trình đổi mới nền kinh tế, tái cơ cấu các doanh nghiệp, ngày 11/05/2007 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 599/QĐ chuyển Trung Tâm thành Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn Một Thành viên (100% vốn chủ sở hữu thuộc Bộ Tài chính). Việc chuyển đổi mô hình đã giúp HOSE có một vị trí tương xứng với các Sở Giao dịch khác trên thế giới trong mối quan hệ và hợp tác quốc tế, từ đó, nâng cao vị trí và tầm ảnh hưởng của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Trong năm 2011, HOSE đã nghiên cứu và xây dựng chỉ số VN30 bao gồm 30 cổ phiếu hàng đầu về giá trị vốn hóa, chiếm khoảng 80% giá trị vốn hóa toàn thị trường, 60% về giá trị giao dịch và có mức thanh khoản tốt. Dự kiến trong thời gian đến, số lượng cổ phiếu niêm yết tại SGDCK TP Hồ Chí Minh sẽ tăng lên rất nhiều. Trước sự tăng trưởng của TTCK, số lượng công ty chứng khoán thành viên của SGDCK TP Hồ Chí Minh cũng không ngừng tăng lên về số lượng, quy mô, chất lượng dịch vụ. Các thành viên hầu hết cấp giấy phép hoạt động kinh doanh với các nghiệp vụ gồm: môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành và tư vấn đầu tư. Sự gia tăng nhanh chóng số lượng cổ phiếu niêm yết trên thị trường đã thu hút được them nhiều nhà đầu tư, trong và ngoài nước.

Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) trong vai trò là đơn vị tổ chức và điều hành thị trường, nhận thực được tầm quan trọng của Phát triển bền vững trên thị trường chứng khoán, HOSE triển khai các mục tiêu mục tiêu phát triển bền vững bao gồm:

+ Tăng cường đào tạo, hỗ trợ tổ chức niêm yết trong việc cải thiện chất lượng quản trị doanh nghiệp.

+ Thúc đẩy các hoạt động có ảnh hưởng tích cực đến Môi trường và Xã hội.

+ Phổ biến tầm quan trọng của việc minh bạch các thông tin phi tài chính cho tổ chức niêm yết.

+ Nâng cao nhận thức công chúng đầu tư về Đầu tư có trách nhiệm. + Phát triển hệ sinh thái của thị trường chứng khoán công khai, minh bạch và bình đẳng theo các chuẩn mực quốc tế.

+ Nâng cao năng lực cạnh tranh của thị trường chứng khoán Việt Nam về thanh khoản, giá trị vốn hóa và chất lượng hàng hóa.

Trở thành đối tác của Sáng kiến các Sở Giao dịch Chứng khoán Bền vững (SSE) thuộc Liên Hiệp Quốc vào năm 2015, HOSE khẳng định mục tiêu về việc thúc đẩy Phát triển bền vững trên TTCK trong Chiến lược Phát triển giai đoạn 2016 – 2020. Tích cực tham gia Tổ công tác Phát triển bền vững của Hiệp hội các Sở Giao dịch Chứng khoán Thế giới, HOSE cam kết sẽ đồng hành và hỗ trợ các doanh nghiệp niêm yết, quỹ đầu tư, công ty chứng khoán thành viên, nhà đầu tư và các thành viên thị trường hướng đến phát triển bền vững, xây dựng thị trường chứng khoán ổn định và minh bạch.

b. Về điều kiện và quy mô niêm yết chứng khoán

+ Điều kiện để được niêm yết trên HOSE:

Theo nghị định số 58/2012/NĐ-CP, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán 2006 có hiệu lực thi hành. Ngoài những điều khoản qui định ban hành niên yết theo Luật Chứng khoán thì có một số qui định mới nhằm nâng cao các tiêu chí tăng chất lượng cho TTCK Việt Nam như sau:

-Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký là 120 tỷ đồng.

-Không được có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 1 năm, không có các khoản nợ quá hạn chưa được dự phòng tính đến thời điểm niêm yết

-ROE được tính căn cứ trên “vốn chủ sở hữu bình quân” đầu kỳ và cuối kỳ của BCTC. Công ty có chuyển đổi mô hình hoạt động trong năm báo cáo thì LNST được tính trên tổng LNST các giai đoạn hoạt động trong năm, vốn chủ sở hữu được tính bình quân vốn chủ sở hữu đầu kỳ, cuối kỳ của các giai đoạn hoạt động. Tỷ lệ sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) năm gần nhất tối thiểu là 5%.

-Năm đăng ký niêm yết: Là năm nộp hồ sơ đăng ký niêm yết. Trường hợp hồ sơ nộp trước thời điểm kết thúc năm tài chính nhưng việc bổ sung, hoàn thiện kéo dài quá ngày thứ 30 của năm tài chính tiếp theo thì năm đăng ký niêm yết được tính là năm tài chính tiếp theo đó

b.Quy mô niêm yết trên HOSE

Tất cả các chứng khoán niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam là bằng đồng Việt Nam. Mệnh giá mỗi cổ phiếu (và chứng chỉ quỹ đầu tư) được quy định là 10.000 đồng, đơn giá trái phiếu là 100.000 đồng. Quy mô niêm yết tính đến tại thời điểm tháng 1/2017 được thể hiện ở sau:

Bảng 2.1. Quy mô niêm yết tại HOSE

Tính đến thời điểm tháng 1/2017 thì có 362 chứng khoán đã niêm yết với khối lượng niêm yết là 50.364.145,09 chứng khoán, đạt giá trị là 512.244.185,16 triệu đồng.

Giá trị vốn hóa của sản HOSE tính đến quý 4 năm 2015 được thê hiện qua biểu bồ sau:

Hình 2.1. Giá trị vốn hóa của sàn HOSE

Tính tới thời điểm cuối năm 2015, chỉ số VN Index tăng 6,35% Điều đáng lưu ý nhất là kể từ sau tháng 9/2015, thị trường có sự phân hóa rõ khi các cổ phiếu có mức vốn hóa nhỏ và trung bình tăng mạnh, đặc biệt là chỉ số VNMID với diễn biến tăng trưởng luôn vượt trội hơn so với các chỉ số khác trên thị trường.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 31/12/2015 chỉ số VN-Index chốt ở mức 739,87 đạt mức tăng 17,89% so với đầu năm, cũng trong năm 2015, giá trị vốn hóa thị trường năm 2015 đạt 1.146.925 tỷ đồng, tăng khoảng 16,4% so với năm 2014. Nhìn chung phần lớn các công ty có cổ phiếu niêm yết trên thị trường đều hoạt động kinh doanh có lãi. Đa số các công ty niêm yết đều thực

hiện tốt các nghĩa vụ công bố thông tin đúng theo qui định, chỉ có một số ít chưa ý thức được tầm quan trọng và lợi ích mang lại từ việc công bố thông tin nên có vài trường hợp đã chậm công bố thông tin nhưng đã được xử lý kịp thời.

Bên cạnh đó, thị phần của các Công ty chứng khoán có sự thay đổi tính đến quý 2 năm 2015, được thể hiện sau:

Bảng 2.2. Thị phần giao dịch cổ phiếu các Công ty Chứng khoán tính đến quý 2/2015

Về giá trị giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, top 3 vẫn được giữ nguyên như trong quý 1 với vị trí số 1 thuộc về Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI), chiếm thị phần 13,52% - tăng thêm 1,3% so với quý 1. Đứng thứ 2 là Công ty Cổ phần chứng khoán Hồ Chí Minh (HSC, mã: HCM) chiếm 11,24% và đứng thứ 3 là Chứng khoán Bản Việt với gần 8%.

Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect (mã: VND) và Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội (mã: SHS) đã hoán đổi vị trí cho nhau, theo đó, VNDirect đã lui về vị trí thứ 5. Tiếp theo đó là Công ty C đó là lui v nhau ACB (mã ACBS) chiếm 4,66%; MBS (4,31%); FPTS (4,16%); BVSC (4%); cuối

cùng trong Top 10 là Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) chiếm 3,99%

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu cấu trúc vốn của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)