Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh của NHTM

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh của ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh tỉnh đăk nông (Trang 25 - 27)

7. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.1.4. Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh của NHTM

NHTM

a. Khái niệm quản trị ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh

Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay HKD là quá trình ngân hàng tiếp cận rủi ro tín dụng trong cho vay HKD một cách khoa học, toàn diện qua việc nhận dạng, đo lường, kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng bằng nhiều công cụ, phương pháp nhằm hạn chế thiệt hại tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra.

b. Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh

Quá trình quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay HKD bao gồm 4 nội dung: Nhận dạng, đo lường, kiểm soát, tài trợ rủi ro tín dụng.

* Nhận dạng rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh

- Nhận dạng rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh là quá trình xác định liên tục và có hệ thống nhằm theo dõi, xem xét tất cả các khoản vay để sớm nhận diện các thông tin, dấu hiệu về nguồn rủi ro tín dụng, hiểm họa và nguy cơ rủi ro tín dụng sẽ giúp ngân hàng có thể nhận biết và có giải pháp xử lý sớm các vấn đề một cách hiệu quả.

- Để nhận diện rủi thường sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để nhận dạng rủi ro: Phương pháp lưu đồ, phương pháp nghiên cứu dữ liệu tổn thất trong quá khứ, phương pháp bảng liệt kê…

* Đo lường rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh

Đo lường rủi ro tín dụng trong cho vay HKD là việc dùng các phương pháp, mô hình để lượng hoá rủi ro đối với từng khách hàng vay và từng khoản vay cụ thể. Do đó, phải xây dựng mô hình thích hợp để lượng hóa mức độ rủi

ro của khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn tối đa đối với một khách hàng cũng như để trích lập dự phòng rủi ro. Để đo lường rủi ro, các NHTM thường sử dụng một số mô hình sau:

- Mô hình định tính:

Mô hình 6C (Mô hình chất lượng): Trọng tâm của mô hình là xem xét người vay có thiện chí và khả năng thanh toán các khoản vay khi đến hạn hay không. Cụ thể bao gồm 6 yếu tố như sau:

+ Tư cách người vay (Character). + Năng lực của người vay (Capacity). + Thu nhập của người vay (Cash). + Bảo đảm tiền vay (Collateral). + Các điều kiện (Conditions): + Kiểm soát (Control).

Việc sử dụng mô hình 6C tương đối đơn giản, tuy nhiên mô hình mang tính định tính và phụ thuộc nhiều vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập, khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích đánh giá của nhân viên tín dụng.

- Mô hình định lượng:

+ Mô hình điểm số Z : Z= 1.2X1+1.4X2 + 3.3X3 + 0.6X4+1.0X5 Trong đó: X1 là hệ số vốn lưu động/ tổng tài sản

X2 là hệ số lợi nhuận chưa phân phối/ tổng tài sản X3 là hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi/ tổng tài sản

X4 là hệ số giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu /giá trị hạch toán của tổng nợ

X5 là hệ số doanh thu/ tổng tài sản

Nếu Z< 1.8 : Khách hàng có khả năng xảy ra rủi ro cao 1.8< Z < 3 : Không xác định được

Z > 3 : Khách hàng không có khả năng vỡ nợ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh của ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh tỉnh đăk nông (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)