Các tiêu chí phản ánh kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh của ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh tỉnh đăk nông (Trang 32)

7. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.2.4. Các tiêu chí phản ánh kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho

cho vay hộ kinh doanh của NHTM

Mục đích cuối cùng của kiểm soát RRTD là hạn chế thiệt hại do rủi ro gây ra bằng cách duy trì RRTD trong phạm vi giới hạn có thể chấp nhận được. Do đó, để đánh giá kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng, ngân hàng thường sử dụng các chỉ tiêu sau:

a. Biến đổi cơ cấu nhóm nợ theo mức độ rủi tín dụng

Trong cơ cấu dư nợ, tỷ trọng nợ nhóm 1 càng cao, các nhóm nợ còn lại càng thấp cho thấy chất lượng tín dụng tốt; nợ xấu thấp, rủi ro càng thấp và ngược lại.

b. Mức giảm tỷ lệ nợ xấu

Nợ xấu bao gồm các khoản nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ càng cao thì chất lượng tín dụng càng kém và ngược lại. Mức giảm tỷ lệ nợ xấu kỳ này so với kỳ trước cho thấy hiệu quả công tác quản lý nợ xấu. Trong đó:

Tỷ lệ nợ xấu = Dư nợ xấu / Tổng dư nợ x 100 %

c. Tỷ lệ trích lập dự phòng chung, dự phòng cụ thể

Dự phòng rủi ro tín dụng là khoản tiền đã trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra. Số tiền trích lập và tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro phản ánh được nguồn dự phòng rủi ro của ngân hàng. DPRR cụ thể càng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng không tốt và rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải khá cao.

Các nhóm nợ của HKD có những tỷ lệ trích lập DPRR khác nhau, các khoản nợ của HKD nếu bị phân loại ở các nhóm nợ xấu càng cao thì tỷ lệ trích lập dự phòng càng cao và do đó chi phí để NHTM bỏ ra trích lập càng nhiều hơn. Chính vì vậy, đây cũng là một trong những chỉ tiêu cho thấy các

khoản chi phí mà NHTM bỏ ra nhằm mục đích tạo lập dự phòng cho những tổn thất trong tương lai mà NHTM có thể gặp phải nếu xảy ra rủi ro tín dụng. Nếu mức tỷ lệ dự phòng giảm đi nghĩa là NHTM đã giảm bớt được các khoản chi phí, tăng thêm lợi nhuận, đây là kết quả có được từ việc áp dụng các chính sách kiểm soát RRTD đối vợi HKD đã đem lại hiệu quả và ngược lại.

Trích lập dự phòng cụ thể theo công thức: R = max [ 0, ( A – C )] x r.

Trong đó:

R: Số tiền dự phòng cụ thể phải trích A: Giá trị của khoản nợ

C: Giá trị tài sản đảm bảo

r: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể (Nợ nhóm 1: r = 0% ; Nợ nhóm 2: r = 5% ; Nợ nhóm 3: r = 20 % ; Nợ nhóm 4: r = 50% ; Nợ nhóm 5: r = 100% )

Trích lập dự phòng chung: bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 theo quy định tại điều 6 hoặc điều 7 của Quyết định 493 để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng NHTM.

Mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng phản ảnh mức độ rủi ro tín dụng của Ngân hàng dựa trên việc phân loại nợ theo mức độ rủi ro. Do đó, chỉ tiêu này nói lên sự chuẩn bị của một Ngân hàng cho các tổn thất tín dụng được dự kiến trước. Nếu dự phòng rủi ro tín dụng trong cho vay cao tức là tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ cũng cao và ngược lại.

d. Mức giảm tỷ lệ xóa nợ ròng

Nợ xóa là khoản nợ được xếp vào nợ xấu trong một thời gian theo quy định và khách hàng không còn khả năng chi trả nên ngân hàng phải xóa nợ bằng cách sử dụng nguồn dự phòng rủi ro đã trích để thực hiện xóa nợ. Tỷ lệ xóa nợ ròng càng cao cho thấy công tác kiểm soát rủi ro của ngân hàng càng hạn chế.

Xóa nợ ròng = Dư nợ xóa – Số tiền đã thu hồi

Tỷ lệ xóa nợ ròng trong kỳ = (Nợ xóa ròng trong kỳ/Tổng dư nợ )x 100%

Từ việc tính toán các chỉ tiêu cụ thể nói trên, so sánh với mức kế hoạch đề ra để đánh giá kết quả kiểm soát RRTD trong cho vay HKD.

1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh của NHTM

a. Nhóm nhân tố bên trong ngân hàng

- Chính sách tín dụng nói chung và chính sách cho vay HKD nói riêng: Tác động rất lớn đến chất lượng tín dụng HKD, nó định hướng về cơ cấu tín dụng, lĩnh vực đầu tư tín dụng, lãi suất, cơ chế nghiệp vụ đối với cán bộ tín dụng, quyền lợi và trách nhiệm của cán bộ tín dụng, quy trình nghiệp vụ tín dụng,...

Nếu ngân hàng xác định chính sách tín dụng mở rộng, tăng trưởng theo lợi nhuận trước mắt thì sẽ ít quan tâm đến cơ cấu tín dụng, chất lượng tín dụng, thường áp dụng lãi suất cho vay có thể thấp để tăng khả năng cạnh tranh, việc lựa chọn khách hàng vay không chặt chẽ, cho vay tràn lan và cho vay không có cơ sở đảm bảo, cán bộ tín dụng không được coi trọng,... Với chính sách như vậy rất dễ gây rủi ro về sau này đối với hoạt động tín dụng HKD và cơ cấu nguồn vốn huy động.

- Quy mô cho vay HKD: Quy mô kinh doanh của ngân hàng là điều kiện tiên quyết để quyết định sự phát triển tín dụng HKD. Nếu trong kế hoạch phát triển của mình các ngân hàng không quan tâm phát triển lĩnh vực này thì các khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn cũng sẽ không có nhiều lựa chọn có thể thỏa mãn nhu cầu. Ngược lại, nếu ngân hàng muốn phát triển tín dụng cá nhân thì họ sẽ đưa ra những chiến lược cụ thể để thu hút những khách hàng có nhu cầu đến với mình. Khi cung – cầu có điều kiện thuận lợi để gặp nhau,

cũng có nghĩa là NHTM sẽ có nhiều cơ hội để phát triển về quy mô tín dụng HKD. Phát triển về quy mô thì đồng nghĩa rủi ro tín dụng tăng lên làm ảnh hưởng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng đối với cho vay HKD.

- Năng lực quản trị điều hành: Năng lực quản trị điều hành liên quan đến khả năng vận hành, quản lý mọi hoạt động ngân hàng. Nó ảnh hưởng mọi hoạt động của lĩnh vực ngân hàng ngay cả trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng. Ngân hàng có năng lực quản lý điều hành tốt thì mọi hoạt động sẽ luôn được quản lý chặt chẽ, công tác thẩm định hiệu quả, chất lượng tín dụng nâng cao, góp phần thực hiện hiệu quả công tác kiểm soát rủi ro tín dụng đối với cho vay HKD.

- Nguồn thông tin tín dụng đối với khách hàng vay là HKD: Tổ chức khai thác nguồn thông tin tín dụng không tốt, không kịp thời và chính xác để CBTD có thể đánh giá, phân tích chính xác trước khi cho vay thì hậu quả của nó sẽ dẫn đến RRTD, bên cạnh đó do thiếu thông tin nên dễ dẫn đến việc định giá tài sản bảo đảm không chính xác hoặc phương pháp định giá không phù hợp.

- Các nhân tố về con người: Nhân sự làm công tác tín dụng trong cho vay HKD phải nắm vững cơ chế, qui định, qui trình nghiệp vụ; Có khả năng thẩm định độc lập, thu thập, phân tích, tổng hợp và xử lý thông tin liên quan đến khách hàng, ngành hàng hoạt động của khách hàng nhằm phục vụ công tác thẩm định; Hiểu biết sâu về báo cáo tài chính, các nghiệp vụ ngân hàng và các văn bản pháp quy nhằm phục vụ công tác thẩm định và đề xuất tín dụng. Nên khi cán bộ tín dụng thiếu trình độ chuyên môn, hiểu biết về các kiến thức kinh doanh ngân hàng, hoạt động kinh doanh của khách hàng, kiến thức pháp luật, trình độ thẩm định khách hàng, dự án còn hạn chế và thực hiện nghiệp vụ không có đạo đức nghề nghiệp, đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích ngân hàng do vậy dễ dẫn đến rủi ro tín dụng xảy ra và ảnh hưởng trực tiếp đến công tác kiểm soát rủi ro tín dụng của ngân hàng.

- Nhân tố hạ tầng, công nghệ: Ngày nay, với sự xuất hiện ngày càng nhiều các NHTM dẫn đến mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt. Đòi hỏi ngân hàng phải thường xuyên mở rộng cơ sở vật chất, cải tiến công nghệ, nếu không ngân hàng sẽ khó mở rộng thị phần, khả năng thu hút khách hàng sẽ bị hạn chế. Ngoài ra, công nghệ thông tin hiện đại sẽ góp phần rất nhiều trong việc quản lý hồ sơ khách hàng, cập nhật thông tin, cho phép ngân hàng theo dõi, tìm hiểu thông tin về khách hàng dễ dàng, thuận lợi hơn. Thông qua đó, ngân hàng có thể kiểm soát rủi ro một cách hiệu quả, tiết kiệm hơn.

b. Nhóm nhân tố từ bên ngoài ngân hàng

- Nhân tố liên quan đến khách hàng là hộ kinh doanh:

+ KH sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ: Đa số các khách hàng HKD khi vay vốn ngân hàng đều có các phương án kinh doanh cụ thể, khả thi. Số lượng các khách hàng HKD sử dụng vốn sai mục đích, cố ý lừa đảo để chiếm đoạt tài sản không nhiều. Tuy nhiên vẫn có những vụ việc phát sinh để lại hậu quả hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của các cán bộ, làm ảnh hưởng xấu đến các HKD khác.

+ Khả năng quản lý của HKD không tốt: Đặc điểm của HKD là năng lực quản lý, điều hành còn hạn chế nên có những trường hợp HKD còn yếu về khả năng quản lý, điều hành nên trong quá trình kinh doanh và sử dụng vốn vay còn kém hiệu quả, có một số trường hợp dẫn đến mất vốn làm ảnh hưởng đến ngân hàng.

+ Tình hình tài chính của HKD yếu kém, thiếu minh bạch, làm cho nguồn thông tin đầu vào không chính xác.

- Môi trường kinh tế:

Trong giai đoạn kinh tế hưng thịnh, tăng trưởng ổn định thì người đi vay hoạt động kinh doanh thuận lợi hơn, lợi nhuận thu được tương đối cao, khả năng hoàn trả vốn vay chắc chắn. Ngược lại khi nền kinh tế giảm sút, mất

ổn định, có chiều hướng đi xuống, sức mua giảm sút, người đi vay tiêu thụ sản phẩm và thu hồi vốn khó khăn, khả năng trả nợ vay giảm. Do đó quá trình kiểm soát rủi ro tín dụng đối với hoạt động cho vay HKD cũng chịu tác động mạnh mẽ từ các tác động môi trường kinh tế vĩ mô.

- Môi trường pháp lý:

Các quy định của pháp luật không thuận lợi cho việc kiểm soát RRTD của NHTM; hiện có rất nhiều quy định pháp luật chồng chéo gây mâu thuẫn và không hỗ trợ cho các NHTM trong việc thanh lý TSBĐ, thu hồi nợ vay. Ngoài ra, thời gian khiếu kiện, thụ lý vụ án kéo dài không phù hợp gây cản trở rất nghiều đến chất lượng của TSBĐ.

- Môi trường thông tin:

Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng là quan hệ kinh tế, vì vậy phát sinh nhu cầu trao đổi và thu thập thông tin giữa các bên. Tuy nhiên trong thực tế do nhiều nguyên nhân khác nhau xảy ra tình trạng môi trường thông tin không cân xứng. Ngân hàng thường không có đầy đủ thông tin về khách hàng như: Quan hệ bạn hàng, kế hoạch sản xuất kinh doanh, quan hệ thanh toán, tình hình tài chính, tiêu thụ sản phẩm...

Khách hàng không có đầy đủ thông tin về ngân hàng: Quy mô, các dịch vụ đáp ứng, phương thức tài trợ phù hợp, giá cả thực tế...

Việc thiếu thông tin trong các giao dịch này sẽ đưa đến sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Do môi trường thông tin không cân xứng do vậy thay vì lựa chọn những khách hàng có khả năng trả nợ, ngân hàng lại cho vay những khách hàng có khả năng trả nợ cho ngân hàng thấp, gây rủi ro cho ngân hàng. Còn đối với rủi ro đạo đức, người vay sau khi nhận được khoản tiền vay thực hiện những hoạt động trái với cam kết đưa đến khó có thể hoàn trả vốn vay, gây rủi ro cho ngân hàng và tác động đến công tác kiểm soát rủi ro tín dụng.

- Chính sách của nhà nước:

Các chính sách của nhà nước thường xuyên thay đổi, văn bản chồng chéo, thiếu hợp lý, không có tính dự báo sẽ ảnh hưởng đến công tác kiểm soát RRTD.

- Sự cạnh tranh của các ngân hàng

Trong một môi trường hoạt động kinh doanh mà có quá nhiều đối thủ cùng cạnh tranh cũng sẽ ảnh hưởng đến công tác kiểm soát RRTD do ngân hàng đôi khi phải nới lỏng các quy định về cho vay như chất lượng TSBĐ, quy trình cho vay...nhằm lôi kéo khách hàng, mở rộng thị phần. Điều này rất dễ dẫn đến NHTM vẫn cho vay các món kém chất lượng sẽ dẫn đến nguy cơ tổn thất tín dụng trong tương lai.

Kết luận Chương 1

Như vậy, chương I đã giới thiệu một cách tổng quan những lý luận cơ bản về HKD, RRTD trong cho vay HKD đồng thời đề cập đến vấn đề kiểm soát RRTD trong cho vay HKD, các chỉ tiêu đánh giá kết quả kiểm soát rủi ro cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động này của NHTM. Đây là cơ sở lý luận quan trọng để tác giả vận dụng vào phân tích, đánh giá thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng cho vay HKD tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đắk Nông, những thành công hạn chế nhằm tìm ra các giải pháp hoàn thiện công tác này.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HỘ KINH DOANH VIETINBANK ĐẮK NÔNG

2.1. GIỚI THIỆU VỀ VIETINBANK ĐẮK NÔNG 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Vietinbank Đắk Nông được thành lập ngày 25/10/2010, chính thức đi vào hoạt động ngày 22/04/2011 trong bối cảnh kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn, kinh tế các nước trên thế giới có nhiều dấu hiệu bất ổn, suy thoái kinh tế đang diễn ra trên diện rộng. Tình hình kinh tế trong nước thì lạm phát tăng cao, các chính sách vĩ mô tập chung ưu tiên kiềm chế lạm phát dẫn đến cho vay bị thắt chặt, lãi suất tăng cao và duy trì trong khoảng thời gian khá dài; sự ra đời cũng như sự mở rộng mạng lưới của nhiều tổ chức cho vay dẫn đến môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Nhưng cùng với sự đồng thuận, nhất trí cao trong Ban Lãnh đạo, sự nỗ lực và quyết tâm của toàn thể cán bộ nhân viên trong Chi nhánh, Vietinbank Đắk Nông đã hoàn thành tốt kế hoạch kinh doanh các năm vừa qua. Nhờ sự đoàn kết, đồng lòng và cố gắng phấn đấu, phát triển của tập thể Vietinbank Đắk Nông trong thời gian qua, những thành tích mà Vietinbank Đắk Nông vinh dự được nhận như sau:

- Đơn vị 5 năm hoàn thành tốt nhiệm vụ của VietinBank Việt Nam được chủ tịch HĐQT Vietinbank tặng giấy khen.

- Bằng khen của chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông trong công tác an sinh xã hội. (Qua các việc làm như: Xây dựng nhà tình thương, ủng hộ chiến sĩ đồng bào tại Trường Sa, tặng sổ tiết kiệm cho hộ nghèo…)

- Bằng khen của hội doanh nhân trẻ Việt Nam: doanh nhân tiêu biểu trong năm 2014.

- Bằng khen của Trung ương đoàn TNCSHCM; hội LHTN Việt Nam.

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ

Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Đắk Nông là một chi nhánh kinh doanh đa năng, thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ của một ngân hàng hiện đại như:

Huy động tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước, vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo qui định của NHTMCP công thương Việt Nam.

Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ: Cho vay theo món, cho vay tiêu dùng, cho vay theo hạn mức, cho vay theo dự án, cho vay đồng tài trợ, chiết khấu giấy tờ có giá…

Bảo lãnh bằng VNĐ và ngoại tệ dưới mọi hình thức khác nhau trong và

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh của ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh tỉnh đăk nông (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)