Đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh của ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh tỉnh đăk nông (Trang 94 - 100)

7. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

3.3.3. Đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Ngân hàng Vietinbank Đăk Nông tuy mới hoạt động nên chưa phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, nợ xấu đang còn nằm trong tầm kiểm soát. Nên, ngoài những vấn đề tồn tại và các giải pháp đã tôi nêu trên, để Chi nhánh Vietinbank Đăk Nông hoạt động hiệu quả bền vững, tôi xin đưa ra 4 vấn đề cấp bách hiện nay mà Vietinbank Việt Nam cần triển khai.

- Xây dựng nguồn lưu trữ dữ liệu để đảm bảo tốt việc triển khai công việc cũng như khai thác thông tin.

- Xây dựng danh mục cho vay toàn hệ thống.

- Thường xuyên duy trì mối quan hệ tốt với các cơ quan chức năng liên quan ở địa phương như công an, viện kiểm sát, tòa án, Uỷ ban nhân dân các địa phương nơi khách hàng cư trú hoặc nơi có tài sản thế chấp sẽ hỗ trợ chi nhánh rất nhiều trong việc quản lý khách hàng và thu hồi nợ. Việc duy trì mối quan hệ hợp tác sẽ tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan trên. Cơ quan công an, Ủy ban nhân dân tại địa phương là nơi quản lý các vấn đề về nhân thân, hộ khẩu,… của người vay. Mọi di biến động của người vay đều được cơ quan này kiểm soát. Vì vậy, tranh thủ sự ủng hộ của các cơ quan này trong việc tìm hiểu khách hàng trong khâu thẩm định, quản lý khoản vay và thu nợ, xử lý rủi ro tín dụng hết sức cần thiết.

KẾT LUẬN

Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay nói chung và kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay HKD nói riêng là hoạt động ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng cường năng lực tài chính của các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta đã và đang chỉ đạo toàn ngành ngân hàng triển khai thực hiện. Đề tài luận văn “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh tỉnh Đắk Nông” được chọn nghiên cứu để giải quyết một trong những vấn đề quan trọng trong giai đoạn hiện nay.

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học và phân tích đánh giá tổng kết thực tiễn, về cơ bản luận văn đã hoàn thành được các nhiệm vụ sau:

- Luận văn đã khái quát hoá cơ sở lý thuyết cơ bản về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại, rủi ro tín dụng trong cho vay HKD của NHTM, nguyên nhân phát sinh và nội dung kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay HKD của NHTM.

- Luận văn đã nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh Đắk Nông trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015, đi sâu phân tích, lý giải thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay HKD tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh tỉnh Đắk Nông, qua đó đánh giá được những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay HKD của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh tỉnh Đắk Nông.

trong cho vay HKD tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh tỉnh Đắk Nông, luận văn đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị có tính khả thi nhằm kiểm soát nợ xấu có hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh tỉnh Đắk Nông trong thời gian tới.

Vietinbank Đắk Nông trong thời gian qua đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện kiểm soát rủi ro tín dụng cho vay HKD. Mặc dù vậy, trong quá trình hoạt động nghiệp vụ, Vietinbank Đắk Nông không tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc từ nhiều phía.

Để tháo gỡ, giải quyết được vấn đề này, cần có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa Vietinbank Đắk Nông, các cơ quan hữu quan và các khác hàng với nhau, có như vậy hoạt động tín dụng cho vay HKD của Vietinbank Đắk Nông mới đạt được hiệu quả cao, kích thích sự phát triển của các địa phương, đảm bảo sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế.

Nội dung nghiên cứu luận văn là một vấn đề tương đối rộng và hết sức phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nghề, nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội, nhưng phạm vi nghiên cứu của luận văn lại chỉ bó hẹp trong phạm vi một lĩnh vực cho vay, một tỉnh, một ngân hàng, đặc biệt số liệu về hoạt động quản lý tín dụng cho vay thường xuyên biến động.

Bên cạnh đó hoạt động ngân hàng cũng rất đa dạng, phong phú và thường xuyên thay đổi theo chính sách vĩ mô. Vì vậy, với tầm nhìn, sự hiểu biết còn hạn chế nên những vấn đề đề cập trong luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế. Song tác giả hy vọng rằng các giải pháp, các kiến nghị mà tác giả đưa ra trong luận văn được các ngành, các cấp quan tâm. Đặc biệt tác giả cũng mong muốn các giải pháp cụ thể mà tác giả đưa ra đối với Vietinbank Đắk Nông có thể áp dụng vào trong thực tiễn để giúp cho Vietinbank Đắk Nông ngày càng phát triển hơn nữa trong tương lai, nhất là trong hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay HKD.

[1]. Nguyễn Thuý Anh (2012), Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương – Chi nhánh Vũng Tàu, Luận văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.

[2]. Nguyễn Tuấn Anh (2015), Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ea Kpam, tỉnh Đăk Lăk, Luận văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.

[3]. Báo cáo tổng kết kinh doanh (2013, 2014, 2015),Ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Đắk Nông.

[4]. Nguyễn Thị Thuý Hằng (2015), Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Đà Nẵng,Luận văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh, Đại học Đà Nẵng. [5]. Nguyễn Hiệp (2010),Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp Nông thôn tỉnh Quảng Nam,Luận văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.

[6]. Hội nghị triển khai nhiệm vụ kinh doanh (2015), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

[7]. Quý Long – Kim Thư (2012), Quản trị rủi ro trong Ngân hàng Quy định mới về kỹ năng quản lý tiền tệ, ngoại tệ và ngoại hối, NXB Tài chính.

[8]. Luật doanh nghiệp năm 2005. [9]. Luật các tổ chức tín dụng 2010.

[10]. Nguyễn Minh Phong (2014), “Kinh tế Việt Nam năm 2014 sẽ chuyển sang hơn“,Tạp chí Ngân hàng, (số 1+2 01/2014), tr.19-21.

[12]. Sổ tay tín dụng Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

[13]. Thông tư số 02/2013/TT – NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.

[14]. Lê Quốc Thắng (2012), Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Kom Tum, Luận văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.

[15]. Đào Thị Thanh Thủy (2013), Hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Bắc Đà Nẵng,

Luận văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.

[16]. Nhật Trung, Hà Lan Phương (2013), “Các nguyên tắc chung trong hoạt động của hệ thống thông tin tín dụng“, Tạp chí Ngân hàng, (số 22 11/2013), tr.58-60.

[17]. Phạm Tiến Thành và Dương Thanh Hà (2012), “Quản trị công ty và quản lý rủi ro hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam“,

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh của ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh tỉnh đăk nông (Trang 94 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)