THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh của ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh tỉnh đăk nông (Trang 50)

7. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

2.2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY

VAY HỘ KINH DOANH TẠI VIETINBANK ĐẮK NÔNG

2.2.1. Thực trạng khách hàng hộ kinh doanh vay vốn tại chi nhánh

a. Số lượng hộ kinh doanh vay vốn tại chi nhánh

Tỉnh Đắk Nông thành lập năm 2004, được tách ra từ tỉnh Đắk Lắk. Do đặc điểm riêng của tỉnh Đắk Nông là một tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển các ngành mũi nhọn của khu vực Tây Nguyên như: Trồng cây công nghiệp cà phê, cao su, hạt tiêu,… Nên ngoài việc phát triển đa dạng các loại hình tín dụng thì hình thức tín dụng HKD đặc biệt được Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đắk Nông quan tâm phát triển. Bằng tất cả nỗ lực, phấn đấu của tập thể cán bộ nhân viên trong chi nhánh, số lương khách hàng tăng đều qua các năm, đặc biệt là đối với HKD, cụ thể như sau:

Bảng 2.5. Khách hàng hộ kinh doanh

Đvt: Hộ

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

I. Hộ SXKD Số hộ Tỷ Trọng (%) Số hộ Tỷ Trọng (%) Số hộ Tỷ Trọng (%) 1. Nông nghiệp 1.466 94,28 2.813 94,65 6.257 95,21 2. Phi nông nghiệp 89 5,72 159 5,35 315 4,79 Tổng cộng 1.555 100 2.972 100 6.572 100

II. Tăng trưởng (+,-) % (+,-) % 1. Nông nghiệp 1.347 91,88 3.444 122,43 2. Phi nông

nghiệp

70 78,65 156 98,11

Tổng cộng 1.417 91,13 3.600 121,13

(Nguồn: Vietinbank Đắk Nông)

- Xét về tỷ lệ tăng trưởng số hộ kinh doanh vay vốn:

Hộ kinh doanh đóng vai trò rất trọng trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh Đăk Nông và cũng là thành phần chủ lực trong quá trình phát triển kinh tế của địa phương. Với chính sách tạo mọi điều kiện cho việc phát triển khách hàng, mở rộng quy mô, đẩy mạnh tăng trưởng dự nợ tín dụng cùng với sự nỗ lực của cán bộ nhân viên Chi nhánh trong việc tìm kiếm khách hàng mới nên số lượng HKD vay vốn tăng mạnh: Năm 2014 tăng 1.417 hộ tương ứng tăng 91,13 % so với năm 2013; Năm 2015 tăng 3.600 hộ tương ứng tăng 121,13% so với năm 2014 và tổng số HKD vay vốn đạt 6.257 hộ hơn gấp 4 lần so với tổng số HKD vay vốn năm 2013 (1.466 hộ).

- Xét về cơ cấu cho vay:

Cho vay HKD sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu cho vay HKD của Chi nhánh, cơ cấu cho vay hộ kinh doanh sản xuất nông nghiệp chiếm 94,28% trong năm 2013, 94,65% trong năm 2014, 95,21% trong năm 2015. Số hộ gia đình kinh doanh sản xuất nông nghệp vay vốn trong 2014 tăng lên 1.347 hộ (91,88%) so với năm 2013, năm 2015 số hộ gia đình kinh doanh sản xuất nông nghệp vay vốn tăng lên 3.444 hộ (122,43%). Nhìn chung số hộ tăng trưởng nhanh, đều qua các năm.

Cơ cấu cho vay hộ sản xuất phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu cho vay HKD của Chi nhánh, các HKD vay vốn chủ yếu tập trung ở những nơi có lợi thế kinh doanh tiểu thương, kinh doanh cà phê, kinh doanh vận tải….chiếm tỷ trọng 5,72%, 5,35%, 4,79% lần lượt cho các năm 2013, 2014, 2015. Tuy, số hộ sản xuất phi nông nghiệp năm 2014 tăng lên 70 hộ (78,65%) so với năm 2013, năm 2015 tăng lên 156 hộ (98,11%) so với năm 2014. Nhưng, nhìn chung tỷ trọng cho vay hộ sản xuất phi nông nghiệp qua so với tổng số cho vay HKD của Chi nhánh qua các năm đã giảm dần.

b. Tình hình cho vay hộ kinh doanh

Trong giai đoạn 2013-2015, dư nợ cho vay HKD của chi nhánh nhìn chung tăng trưởng ổn định qua các năm, diễn biến tăng trưởng dư nợ cho vay HKD qua các năm có một số đặc điểm như sau:

- Giai đoạn này Chi nhánh mở rộng thêm 03 phòng giao dịch trên địa bàn 02 huyện Đăk Mil và huyện Đăk R’lấp nên dư nợ HKD qua các năm đều tăng trưởng ở mức độ tương đối cao, số lượng HKD cũng tăng trưởng tương xứng.

- Ngoài ra, trong giai đoạn này chi nhánh thực hiện chủ trương tăng trưởng tín, mở rộng địa bàn theo hướng chỉ đạo của Vietinbank cấp trên cũng như căn cứ nhu cầu tín dụng thực tế của kinh tế xã hội tại địa phương và một

số chính sách của Chính phủ như hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, kinh doanh máy móc phục vụ nông nghiệp, hỗ trợ nhà ở.v.v... Do vậy, dư nợ cho vay HKD của chi nhánh tăng trưởng ở mức độ tương đối cao.

Bảng 2.6. Dư nợ hộ kinh doanh theo ngành, lĩnh vực

Đvt: Triệu đồng

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Chỉ tiêu Dư nợ Tỷ Trọng (%) Dư nợ Tỷ Trọng (%) Dư nợ Tỷ Trọng (%) I. Nghành, lĩnh vực Dịch vụ 18.365 3,62 20.214 2,88 26.257 2,07 Nông nghệp nông thôn 328.758 64,87 459.307 65,55 828.923 65,49 Thương nghiệp 108.179 21,35 153.016 21,84 287.902 22,75 Tiêu dùng 50.480 9,96 67.042 9,57 121.235 9,58 Y tế 140 0,03 140 0,02 140 0,01 Khác 850 0,17 1.008 0,14 1.256 0,10 Tổng cộng 506.772 100 700.727 100 1.265.713 100 II. Tăng trưởng - - +/- % +/- % Dịch vụ 1.849 10.07 6.043 29,90 Nông nghệp nông thôn 130.549 39,71 369.616 80,47 Thương nghiệp 44.387 41,45 134.886 88,15 Tiêu dùng 16.562 32,81 54.193 80,83 Y tế 0 0 0 0 Khác 158 18,59 248 24,60 Tổng cộng 193.955 38,27 564.986 80,63

- Xét về tỷ lệ tăng trưởng dư nợ của hộ kinh doanh:

Nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, chủ yếu trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Đăk Nông. Nên Vietinbank Đăk Nông xác định lấy lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là mũi nhọn chính trong hoạt động kinh doanh, do đó các chính sách về cho vay phục vụ nông nghiệp, nông thôn khá cởi mở và thủ tục đơn giản, tinh gọn nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn đối với HKD, nhanh chóng đưa đồng vốn đến tận tay HKD để phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh của hộ. Chính vì vậy, tỷ trọng cho vay nông nghiệp chiếm đến 64,87% dư nợ cho vay HKD của chi nhánh, trong khi đó thương nghệp chiếm 21,35% tỷ trọng cho vạy HKD của chi nhánh, tiêu dùng chiếm 9,96% tỷ trọng cho vạy HKD của chi nhánh, dịch vụ chiếm 3,62% tỷ trọng cho vạy HKD của chi nhánh, ngành y tế là ngành chiếm tỷ trọng thấp nhất, chỉ 0,03% dư nợ cho vay HKD của chi nhánh, còn lại các ngành khác chiếm 0,17% tỷ trọng cho vạy HKD của chi nhánh.

Năm 2014, dư nợ cho vay HKD trong năm này đạt 700.727 triệu đồng, tăng 38,27% so với năm 2013. Tuy nhiên, tỷ trọng cho vay HKD trong lĩnh vực ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất (65,55%) và tỷ trọng cho vay các ngành khác có thay đổi nhưng không đáng kể.

Năm 2015, sau khi 3 phòng giao dịch chính thức đi vào hoạt động. Tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng nhanh rõ rệt, dư nợ cho vay HKD đạt 1.265.713 triệu đồng, tăng 80,63% so với năm 2014. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của một số chính sách hỗ trợ cho vay của Chính Phủ nên dự nợ cho vay thương nghiệp và tiêu dùng cũng tăng nhanh: Thương nghiệp tăng 134.886 triệu đồng ( 88,15%) so với năm 2014; Tiêu dùng tăng 54.193 triệu đồng (88,15%) so với năm 2014.

- Xét về cơ cấu dư nợ:

+ Cơ cấu cho vay chiếm tỷ trọng nhiều nhất tại chi nhánh là cho vay về nông nghiệp nông thôn. Đăk Nông lợi thế về cây công nghiệp như cà phê, cao

su… và phần lớn HKD tại đây đều hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực này, bên cạnh đó chính sách khách hàng của Vietinbank Đăk Nông lấy khách hàng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là khách hàng chủ đạo, vì vậy điều này cũng thể hiện rõ trong cơ cấu cho vay của chi nhánh khi ngành này chiếm tỷ trọng khá lớn (64,87%) trong tổng dư nợ cho vay HKD của chi nhánh.

+ Bên cạnh đó, ngành thương nghệp cũng góp phần tương đối trong cơ cấu cho vay HKD của chi nhánh, chiếm 21,35% tổng dư nợ cho vay HKD của chi nhánh. Còn lại, cho vay các ngành nghề khác chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ HKD vay vốn tại chi nhánh.

Qua đây chúng ta dễ nhìn thấy đó là trong cơ cấu dư nợ trong cho vay HKD tại chi nhánh, tỷ trong các ngành, lĩnh vực tương đối ổn định, thay đổi ít trong ba năm qua. Điều đó cũng cho thấy những bước đi thận trọng của ngân hàng trong hoạt động cho vay, duy trì cơ cấu hợp lý phù hợp tình hình kinh tế địa phương luôn đảm bảo mục tiêu an toàn hiệu quả.

2.2.2. Thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinhdoanh tại chi nhánh doanh tại chi nhánh

a. Mục tiêu kiểm soát RRTD trong cho vay HKD của chi nhánh

Trên cơ sở những quy định của Ngân hàng Nhà nước về quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng như Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12; Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12; Nghị định số 156/2013/NĐ-CP; Thông tư Số: 02/2013/TT-NHNN, cùng định hướng chung của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là tiếp tục tăng trưởng bền vững, lấy an toàn, chất lượng và hiệu quả làm mục tiêu hàng đầu trong hoạt động, đổi mới cách thức quản lý, quản trị kinh doanh hướng tới các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Trên cơ sở nhận định mức độ rủi ro của thị trường, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đắk Nông đã thực hiện nhiều biện pháp để kiểm soát tăng trưởng tín dụng và

luôn có sự điều chỉnh về chính sách cho vay cho phù hợp với những diễn biến của thị trường, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động cho vay.

Bên cạnh đó, với cơ cấu cho vay theo hướng ưu tiên cho vay đối với khách hàng hộ kinh doanh nên việc tổ chức thực hiện tốt hoạt động kiểm soát rủi ro, đánh giá lại các lĩnh vực đầu tư cũng như đa dạng hoá danh mục đầu tư, hạn chế phát sinh nợ xấu mới và tích cực sử dụng mọi biện pháp thu hồi nợ xấu trước đây, cố gắng giảm tỷ lệ nợ xấu nhóm khách hàng này xuống mức thấp nhất trong tổng nợ xấu là những nội dung quan trọng chiến lược của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đắk Nông hiện nay.

Vì vậy, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đắk Nông đề ra mục tiêu cụ thể nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay HKD như:

- Thực hiện thu nợ, giám sát khoản vay, không để phát sinh nợ quá hạn. - Kiểm soát chặt chẽ từng khoản vay, nợ xấu phát sinh. Kiểm soát tỷ lệ nợ xấu HKD dưới 3% so với tổng nợ xấu đến 2015 của Chi nhánh.

- Tích cực thu hồi nợ nhóm 2, nợ xấu.

- Trích đúng và trích đủ quỹ dự phòng rủi ro theo quy định của ngân hàng nhà nước.

- Đảm bảo đủ nguồn dự phòng rủi ro để bù đắp rủi ro tín dụng. - Đa dạng hóa danh mục đầu tư.

b. Thực trạng các biện pháp kiểm soát RRTD trong cho vay HKD Ngân hàng đã thực hiện

Thực hiện kiểm soát RRTD trong cho vay HKD tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đắk Nông đã thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động cho vay như sau:

- Tổ chức bộ máy quản lý kiểm soát RRTD trong cho vay HKD tại chi nhánh

TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đắk Nông tập trung đầu mối vào tổ Quản lý rủi ro và Ban giám đốc.

Do vậy luôn thiết lập và duy trì môi trường quản lý rủi ro đồng bộ theo quy trình quản lý hoạt động của tổ Quản lý rủi ro và hướng dẫn chỉ đạo của Ban giám đốc nhằm ngăn ngừa hạn chế rủi ro tín dụng.

- Triển khai thực hiện quản lý cấp tín dụng

+ Giới hạn tín dụng

Chính sách giới hạn tín dụng giúp cho hoạt động cho vay của NH diễn ra an toàn, hiệu quả và quản lý được rủi ro cho vay. Chi nhánh đã thực hiện cấp giới hạn tín dụng toàn bộ khách hàng. Theo quy định của Vietinbank, đầu năm tài chính Vietinbank sẽ xem xét đề nghị và cấp giới hạn tín dụng của khách hàng và chủ động cấp giới hạn tín dụng cho các khách hàng tiềm năng trên cơ sở lượng hóa rủi ro đối với từng khoản vay thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với HKD.

Bảng 2.7. Xếp loại khách hàng hộ kinh doanh của Vietinbank Đắk Nông

STT Điểm Xếp loại Phân loại rủi ro 1 91 – 100 AAA Rủi ro rất thấp 2 81 – 91 AA Rủi ro khá thấp 3 75 – 81 A Rủi ro thấp

4 70 – 75 BBB Rủi ro trên trung bình 5 65 – 70 BB Rủi ro trung bình 6 60 – 65 B Rủi ro dưới trung bình 7 55 – 60 CCC Rủi ro khá cao

8 50 – 55 CC Rủi ro cao 9 40 – 50 C Rủi ro rất cao 10 Dưới 40 D Rủi ro đặt biệt cao

Trong năm 2013, có 1.703 HKD đề nghị cấp tín dụng. Chi nhánh đã thực hiện cấp tín dụng cho 1.555 HKD (chiếm tỷ trọng 91,31%), trong đó trình Hội sở phê duyệt cấp tín dụng cho 205 HKD (chiếm tỷ trọng 12,04%) và từ chối 148 trường hợp (chiếm tỷ trọng 8,69%).

Trong năm 2014, có 3.230 HKD đề nghị cấp tín dụng của khách hàng tăng 189,67% so năm 2013. Chi nhánh đã thực hiện cấp tín dụng cho 2.972 (chiếm tỷ trọng 92,01%), trong đó trình Hội sở phê duyệt cấp tín dụng cho 390 HKD (chiếm tỷ trọng 12,07%) và từ chối 258 trường hợp (chiếm tỷ trọng 7,99%).

Năm 2015, có 7.105 HKD đề nghị cấp tín dụng tăng 228,82% so với năm 2014. Chi nhánh đã thực hiện cấp tín dụng cho 6.572 khách hàng (chiếm tỷ trọng 92,50%), trình Hội sở phê duyệt cấp tín dụng cho 859 khách hàng (chiếm tỷ trọng 12,09%) và từ chối 533 trường hợp (chiếm tỷ trọng 7,50%). Như vậy từ khi bước vào hoạt động cho đến nay, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đắk Nông đã thu hút được lượng khách hàng ngày càng đông đảo, nó phản ánh sự phát triển của chi nhánh nhưng bên cạnh đó là tiềm ẩn về rủi ro tín dụng cần phải được chú ý.

Về tiêu chuẩn, điều kiện cấp giới hạn tín dụng, chi nhánh tuân thủ theo tiêu chuẩn và điều kiện của Vietinbank và luôn tuân thủ theo đúng quy định về an toàn tín dụng của NHNN.

+ Phán quyết tín dụng

Tại chi nhánh quyết định và chịu trách nhiệm về việc cấp tín dụng của chi nhánh đối với khách hàng trong phạm vi ủy quyền của Tổng Giám đốc; thông qua kết quả xếp hạng tín dụng của khách hàng và kết quả phân loại nợ của chi nhánh theo quy định của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam; phê duyệt đề xuất các khoản tín dụng vượt thẩm quyền của chi nhánh, thảo luận và xem xét, quyết định tình trạng nợ xấu, nợ khó thu hồi và các biện pháp xử lý; đánh giá, xếp hạng rủi ro tín dụng của chi nhánh để trình lên Hội sở theo quy định.

- Hội đồng tín dụng được quyết định các khoản tín dụng có giá trị từ 70% đến 100% mức ủy quyền Vietinbank cấp cho chi nhánh; Ban giám đốc: Phê duyệt các khoản tín dụng trong mức ủy quyền phán quyết Vietinbank giao.

- Hạn mức tín dụng: Đối với một khách hàng, ban lãnh đạo chi nhánh được uỷ quyền mức phán quyết là 7 tỷ đồng đối với cá nhân, hộ gia đình. Đối với một nhóm khách hàng, mức ủy quyền phán quyết sẽ không được vượt quá 10% dư nợ của chi nhánh tại thời điểm cấp tín dụng.

Bảng 2.8. Thẩm quyền phê duyệt tín dụng hiện hành của Vietinbank

Cấp có thẩm quyền phê duyệt tín dụng(ĐVT: tỷ đồng)

Chi nhánh Trưởng phòng giao dịch Giám đốc chi nhánh Trụ sở chính TT Đối tượng khách hàng Hạng khách hàng Loại 2 Loại 1 Trưởng phòng bán lẻ Loại 4 Loại 3 Loại 2 Loại 1 Trưởng phòng ĐGXH Trưởng phòng KSGN 1 Giới hạn tín dụng, khoản vay thông thường

A↑ 0,5 0,5 0,5 0,5 1 2 3 50 BBB BB 0,5 0,5 0,5 0,5 1 2 3 40 KH HKD B↓

2 Khoản chiết khấu, bao thanh toán, LC, bảo lãnh Mức cấp tín

dụng 0 0,5 1 2 50 50

3 Trường hợp cấp tín dụng có bảo đảm bằng tài sản có tín thanh khoản cao (tính theo

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh của ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh tỉnh đăk nông (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)