7. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.2.1. Khái niệm kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh
Là quá trình ngân hàng vận dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược và các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh, phân tán, giảm thiểu, trung hoà, chuyển giao, tự tài trợ nhằm giới hạn mức độ tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra.
* Tài trợ rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh
Tài trợ rủi ro tín dụng trong cho vay HKD là việc ngân hàng sử dụng các nguồn tài chính bên ngoài và bên trong một cách chủ động để bù đắp cho những tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra.
- Quản lỷ, sử dụng trích lập dự phòng rủi ro. - Thanh lý tài sản.
- Thu nợ thông qua các điều khoản khác của hợp đồng về điều kiện đảm bảo tiền vay.
- Xử lý tài sản thông qua pháp lý
- Thu nợ thông qua các hợp đồng bảo hiểm, bán nợ.
- Cơ cấu lại nợ, đầu tư thêm vốn hoặc chuyển nợ vay thành vốn góp.
1.2. KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HỘ KINH DOANH CỦA NHTM
1.2.1. Khái niệm kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinhdoanh doanh
Là quá trình ngân hàng vận dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược và các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh, phân tán, giảm thiểu, trung hoà, chuyển giao, tự tài trợ nhằm giới hạn mức độ thiệt hại tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra.
1.2.2. Đặc điểm kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh
- Kiểm soát rủi ro tín dụng được thực hiện thường xuyên và xuyên suốt trước, trong và sau khi cho vay nhằm hạn chế tối thiểu các rủi ro tín dụng trong cho vay HKD, yêu cầu quan trọng nhất là CBTD cần phải kiểm soát thường xuyên và liên tục trong toàn bộ quá trình vay vốn của khách hàng nhằm đảm bảo khả năng thu hồi vốn. CBTD nhất thiết phải thực hiện đầy đủ, thường xuyên một cách chặt chẽ các giai đoạn trước, trong và sau khi cho vay.
+ Kiểm tra, kiểm soát trước khi cho vay: Nắm rõ các thông tin liên quan đến hộ kinh doanh làm cơ sở cho việc thẩm định và quyết định cho vay
+ Kiểm tra, kiểm soát trong khi cho vay: Giúp cho chi nhánh cho vay đúng đối tượng, kiểm chứng được nhu cầu vay của hộ kinh doanh. Việc kiểm chứng này thực hiện thông qua kiểm tra chứng từ giải ngân.
+ Kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay: Nhằm biết chắc rằng vốn vay được sử dụng đúng mục đích và đánh giá được hiệu quả thực hiện phương án kinh doanh, khả năng trả nợ của hộ kinh doanh.
- Trong kiểm soát rủi ro tín dụng, ngân hàng cần xem xét lựa chọn mục tiêu kiểm soát rủi ro trong quan hệ với mục tiêu tăng trưởng cho vay và các mục tiêu khác: Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh rủi ro, vì vậy trong kiểm soát RRTD ngân hàng cần xem xét đến mục tiêu cụ thể của mình trong từng giai đoạn để đưa ra những chiến lược và chính sách cho vay phù hợp. Cần phải xem xét trong từng giai đoạn, nếu ngân hàng đang cần tăng trưởng tín dụng thì cần phải nới lỏng kiểm soát rủi ro để phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng, ngược lại nếu ngân hàng đang hướng tới mục tiêu nâng cao chất lương tín dụng, giảm thiểu nợ xấu thì cần phải thắt chặt kiểm soát RRTD. Nói tóm lại, đây là một bài toán đòi hỏi các ngân hàng phải có sự tính toán cẩn
thận, chấp nhận đánh đổi sao cho phù hợp và nằm trong khả năng chịu đựng của ngân hàng.
1.2.3. Nội dung kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh của NHTM
Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay HKD là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ nhằm né tránh, đề phòng, hạn chế tần suất, độ lớn của những tổn thất và những ảnh hưởng không mong muốn của rủi ro tín dụng trong cho vay HKD.
Mục tiêu kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay HKD là:
(1) Làm thay đổi nguy cơ rủi ro; giảm thiểu tổn thất khi nguy cơ xảy ra. (2) Đảm bảo toàn bộ các hoạt động, các bộ phận và từng cá nhân đều tuân thủ các quy định của pháp luật, tuân thủ và thực hiện các chiến lược, chính sách, quy trình và quyết định của các cấp thẩm quyền, đảm bảo mục tiêu an toàn và hiệu quả trong hoạt động tín dụng trong cho vay HKD của ngân hàng.
Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay HKD bao gồm kiểm soát trước khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay. Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay HKD có thể được thực hiện theo các phương pháp sau đây:
- Né tránh rủi ro tín dụng trong cho vay HKD :
Né tránh rủi ro tín dụng là chủ động không thực hiện những hoạt động, con người, tài sản làm phát sinh tổn thất có thể có bởi không thừa nhận nó ngay từ đầu hoặc loại bỏ nguyên nhân dẫn tới tổn thất đã được thừa nhận.
Đây là phương pháp khá đơn giản, triệt để và chi phí thấp, không phải chịu những tổn thất tiềm ẩn hoặc bất định mà rủi ro có thể gây ra. Bao gồm 2 biện pháp né tránh:
- Né tránh trước khi rủi ro xảy ra.
hoạt động tín dụng trong cho vay HKD .
Chặng hạn theo quy định đối với những đối tượng, những trường hợp không thuộc đối tượng cho vay thì từ chối không cho vay. Lựa chọn HKD cho vay qua kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ tốt, lựa chọn cơ hội cho vay qua kết quả thẩm định tín dụng tốt. Ngược lại, hạn chế hoặc loại bỏ HKD có hồ sơ tín dụng không tốt, tiềm ẩn rủi ro cao …. Giới hạn tín dụng và tỷ lệ dư nợ theo ngành nghề của từng đối tượng HKD.
- Ngăn ngừa rủi ro tín dụng trong cho vay HKD:
Phương pháp ngăn ngừa rủi ro là tìm cách giảm bớt số lượng các tổn thất xảy ra hoặc loại bỏ chúng hoàn toàn. Ở đây, chuỗi rủi ro là rất quan trọng vì các hoạt động ngăn ngừa rủi ro tìm cách can thiệp vào ba mắt xích đầu tiên của chuỗi: sự nguy hiểm, môi trường rủi ro, sự tương tác giữa mối nguy hiểm và môi trường.
Bao gồm các hoạt động:
- Tập trung vào mối hiểm hoạ từ môi trường bên trong và bên ngoài (xóa bỏ hoặc thay đổi mối hiểm họa).
- Tập trung vào những nguy hiểm phát sinh từ hiểm họa và sự tương tác giữa hiểm họa và yếu tố môi trường.
Việc ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro trong khi vẫn cho phép ngân hàng bắt đầu hoặc tiếp tục hoạt động gây nên rủi ro đó.
Bằng cách loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro, đối với những khoản vay mà yếu tố rủi ro được xác định nhưng có thể khắc phục được thì ngân hàng có thể xem xét, cân nhắc để cho vay và thực hiện việc giám sát nhằm không xảy ra các nguy cơ gây ra rủi ro như: Sử dụng vốn sai mục đích, không đảm bảo vốn tự có tham gia phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư, tiến độ thực hiện và nguồn thanh toán, tuân thủ việc thực hiện hợp đồng với đối tác…
Để ngăn ngừa rủi rủi ro tín dụng trong cho vay HKD thường đưa ra một số giải pháp sau:
+ Phân cấp quyền hạn quyết định trong cho vay. + Xây dựng và thực hiện quy trình cho vay chặt chẽ. + Tài sản đảm bảo nợ vay.
+ Sử dụng các biện pháp tài chính.
- Phân tán rủi ro tín dụng trong cho vay HKD :
Ngân hàng đa dạng hóa danh mục cho vay, thực hiện cho vay với nhiều loại sản phẩm, nhiều khách hàng, không tập trung cho vay quá nhiều vào một số ít ngành nghề, lĩnh vực, hình thức cấp vốn, một ít khách hàng hoặc nhóm khách hàng nhằm mục đích phân tán rủi ro. Bản chất của phân tán rủi ro là hạn chế rủi ro đặc thù (unsystematic risk), rủi ro dao động phụ thuộc theo một vài công ty, một ngành công nghiệp, một lĩnh vực hoạt động…
Giảm thiểu rủi ro tín dụng trong cho vay HKD :
Giảm thiểu tổn thất do rủi ro cho vay gây ra: Đây là biện pháp nhằm làm giảm mức độ thiệt hại do rủi ro mang lại nếu nó xảy ra. Các biện pháp giảm thiểu tổn thất: Áp dụng sản phẩm, quy trình cho vay phù hợp; Áp dụng các điều khoản trong nội dung hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay; Định giá khoản vay có phần bù rủi ro; Áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay; Trích lập dự phòng rủi ro.
Chuyển giao rủi ro tín dụng trong cho vay HKD:
Chuyển giao rủi ro là công cụ kiểm soát rủi ro, tạo ra nhiều thực thể khác nhau thay vì một thực thể phải gánh chịu rủi ro. Có thể chuyển giao cho công ty bảo hiểm, người kinh doanh rủi ro hoặc cho ngân sách nhà nước. Các cách thức chuyển giao rủi ro: Chuyển giao rủi ro cho người kinh doanh rủi ro (các công ty bảo hiểm); Chuyển giao rủi ro cho bên mua nợ; Chuyển giao rủi ro cho ngân sách Nhà nước (Đối với những khoản vay theo chỉ định của
Chính phủ); Sử dụng công cụ phái sinh; Chứng khoán hóa khoản vay.