NỘI DUNG QUẢN LÝ THUẾ GTGT

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý thuế giá trị gia tăng trên địa bàn huyện đak đoa, tỉnh gia lai (Trang 28)

8. Tổng quan nghiên cứu

1.2.NỘI DUNG QUẢN LÝ THUẾ GTGT

1.2.1. Lập dự toán thu thuế GTGT

Lập dự toán thu thuế là khâu đầu của chu trình thu ngân sách nhằm xây dựng khả năng huy động nguồn thu của địa phương trong một năm ngân sách phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương; Từ đó, giao nhiệm vụ thu ngân sách phù hợp với khả năng cân đối ngân sách và chức năng, nhiệm vụ của từng ngành, từng cấp, từng đơn vị đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Ở phạm vi cơ quan thuế địa phương, lập kế hoạch thu thuế là quá trình xây dựng các mục tiêu và xác định các nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu đã đề ra.

Lập kế hoạch thu thuế GTGT được thực hiện qua bốn giai đoạn: Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, lãnh đạo thực hiện kế hoạch và đánh giá kiểm tra tình hình thực hiện. Để nâng cao chất lượng công tác lập dự

toán thu, cơ quan thuế phải quan tâm làm tốt công tác kế toán, thống kê thuế và phân tích dự đoán nguồn thu, kế toán thuế là một bộ phận của hoạt động kế toán gắn với nội dung công việc của ngành thuế. Phân tích thống kê có ý nghĩa lớn cho thấy tiềm năng khai thác nguồn thu, phân tích kết quả thực hiện kế hoạch để xác định khả năng thực tế của người nộp thuế, xu thế chấp hành pháp luật thuế và đánh giá đúng năng lực quản lý của ngành thuế.

Các bước lập dự toán thu thuế GTGT:

Bước 1: Tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện dự toán năm trước: Căn cứ vào kết quả ước thực hiện thu thuế của năm báo cáo, tốc độ tăng thu của năm trước đối với sắc thuế GTGT để lập dự toán thu thuế.

Bước 2: Phân tích tình hình đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh để tính đúng đủ các khoản thu ngân sách theo các chính sách, chế độ hiện hành, đồng thời quan tâm đến các chính sách mới sẽ có hiệu lực thi hành trong năm dự toán.

Bước 3: Dự kiến khả năng tăng số thu thuế do tăng thêm đối tượng chịu thuế theo quy định mới đồng thời phải dự kiến được số hụt thu do áp dụng các chính sách giảm, miễn thuế để kích cầu đầu tư, tiêu dùng của Nhà nước đối với từng giai đoạn.

Bước 4: Đề ra các biện pháp và lộ trình cụ thể để xử lý các khoản nợ đọng của thuế; chống thất thu, trốn và gian lận thuế; tăng cường thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm nhằm đản bảo dự toán thu được triển khai có tính khả thi cao.

1.2.2. Tổ chức thu thuế GTGT

Ở Việt Nam, công tác quản lý thu thuế GTGT được thực hiện cụ thể chủ yếu ở hai cấp là Cục Thuế và Chi cục Thuế. Cục Thuế quản lý các DN còn Chi Cục Thuế quản lý các DN và các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thuộc chi cục quản lý.

Công tác quản lý thuế GTGT ở cấp Chi Cục Thuế bao gồm các nội dung: Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế; Đăng ký thuế và cấp mã số thuế; Điều tra doanh số ấn định thuế ( đối với các hộ ấn định thuế); Xét miễn, giảm thuế; Tính thuế và lập sổ bộ thuế; Xử lý tờ khai nộp thuế; Xử lý giấy nộp tiền và lập báo cáo kế toán thống kê thuế [17, điều 3]. Trong công tác quản lý thuế GTGT, cơ quan thuế phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan như: Kho bạc, Hải quan, Quản lý thị trường, Ủy ban nhân dân các cấp...để đảm bảo quản lý triệt để và phát triển nguồn thu.

a. Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế

Theo Quyết định 601/QĐ-TCT về việc ban hành Quy trình tuyên truyền, hỗ trợ NNT ngày 11/05/2012:

Mục đích của quy trình: thống nhất, chuẩn hóa về nguyên tắc, nội dung, trình tự thực hiện công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của cơ quan thuế và hướng dẫn, giúp đỡ NNT thực hiện quyền và nghĩa vụ về thuế GTGT. Đảm bảo phân định rõ để thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ trong công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT tại cơ quan thuế các cấp. Kế hoạch tuyên truyền về thuế được chia ra: kế hoạch tuyên truyền thường xuyên và kế hoạch tuyên truyền trọng điểm.

Kế hoạch hỗ trợ NNT bao gồm các nội dung: tổ chức tập huấn cho NNT, tổ chức đối thoại với NNT, xây dựng và cung cấp tài liệu hỗ trợ NNT, giải đáp vướng mắc về thuế, điều tra, khảo sát nhu cầu hỗ trợ của NNT, và các dịch vụ hỗ trợ khác cung cấp dịch vụ phục vụ NNT (phần mềm kê khai, kê khai thuế điện tử…)

b. Đăng ký thuế.

Đăng ký thuế là việc người nộp thuế kê khai những thông tin của người nộp thuế theo mẫu quy định và nộp tờ khai cho cơ quan quản lý thuế để bắt đầu thực hiện nghĩa vụ về thuế với nhà nước theo các quy định của pháp luật. Đăng ký thuế là nội dung đầu tiên của quy trình quản lý thuế. Thông qua hoạt

động này, cơ quan thuế sẽ nắm bắt được những thông tin ban đầu của đối tượng nộp thuế như tên đầy đủ, địa chỉ, ngày sinh, điện thoại, email...và từ đó tiến hành những hoạt động quản lý cụ thể.

Theo Quyết định 329/QĐ-TCT về việc ban hành Quy trình quản lý đăng ký thuế ngày 27/03/2014:

Mục đích của quy trình là thực hiện các quy định về thuế của Luật Quản lý thuế và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế; cải tiến thủ tục quản lý thuế, chuẩn hóa công tác quản lý thuế nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý thuế.

Nội dung quy trình bao gồm các bước chính là: hướng dẫn lập hồ sơ; tiếp nhận và kiểm tra thủ tục hồ sơ đăng ký thuế; nhập và xử lý thông tin đăng ký thuế; trả kết quả đăng ký thuế cho NNT; nhận kết quả cấp MST. Đối với các trường hợp thay đổi thông tin, phục hồi MST, chấm dứt hiệu lực MST được quy định tương tự.

c. Quản lý kê khai thuế

Việc tính thuế có thể do cơ quan thuế hoặc đối tượng nộp thuế thực hiện. Tùy điều kiện, vấn đề này được quy định khác nhau. Và đôi khi, cơ quan thuế vừa để cho ĐTNT tự tính thuế, vừa áp dụng ấn định thuế cho những đối tượng nhất định.Theo Quyết định 1864/QĐ-TCT về việc ban hành Quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế ngày 21/12/2011. Mục đích của kê khai thuế là nhằm đảm bảo theo dõi, quản lý NNT thực hiện các thủ tục hành chính về khai thuế, hoàn thành nghĩa vụ thuế đầy đủ, đúng quy định và đảm bảo công chức thuế, cơ quan thuế thực thi đúng nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật quản lý thuế hiện hành và các văn bản hướng dẫn.

Nội dung quy trình quản lý kê khai thuế gồm: quản lý tình trạng kê khai thuế của NNT; xử lý hồ sơ khai thuế; xử lý vi phạm về việc nộp hồ sơ khai thuế.

thực hiện đúng các quy định về chế độ hóa đơn, chứng từ, hoàn thành nghĩa vụ thuế đầy đủ, đúng quy định và giúp công chức thuế, cơ quan thuế thuận lợi trong việc xác minh, đối chiếu, kiểm tra sau này.

Nội dung chủ yếu trong công tác này là: nhận và cấp phát hóa đơn (dành cho các đơn vị đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ); quản lý in hóa đơn (đối với các đơn vị tự in hóa đơn thì phải hướng dẫn thiết kế mẫu hóa đơn phù hợp chế độ quản lý, sử dụng hóa đơn của Nhà nước; cơ quan thuế nhận hồ sơ đăng ký sử dụng hóa đơn tự in và gửi lên cấp trên; quản lý in hóa đơn, theo dõi đăng ký, sử dụng hóa đơn; thanh, quyết toán với cấp trên); xử lý vi phạm.

e. Xử lý tờ khai, chứng từ, xác định và ấn định số thuế phải nộp

Theo Quyết định 1864/QĐ-TCT về việc ban hành Quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế ngày 21/12/2011:

Tờ khai thuế là văn bản theo mẫu do Bộ Tài chính quy định được người nộp thuế sử dụng làm tờ khai thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Mục đích của quy trình xử lý hồ sơ khai thuế, chứng từ, xác định và ấn định số thuế phải nộp nhằm đảm bảo theo dõi, quản lý NNT có thực hiện đúng quá trình khai thuế và nộp thuế, hoàn thành nghĩa vụ thuế đầy đủ, đúng quy định và đảm bảo công chức thuế, cơ quan thuế thực thi đúng nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Quản lý thuế hiện hành và các văn bản hướng dẫn.

f. Quản lý việc nộp thuế của NNT

Cơ chế hiện nay về quản lý kê khai và nộp thuế là để NNT thực hiện chế ðộ tự khai, tự nộp. Chính vì thế cơ quan thuế cần phải thường xuyên theo dõi việc nộp thuế của NNT. Tiền thuế có thể nộp tại kho bạc nhà nước, tại cơ quan quản lý thuế nơi tiếp nhận hồ sơ khai thuế, thông qua tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế, thông qua ngân hàng thương mại, tổ

chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật. Quy trình quản lý nộp thuế quy định việc lập danh sách NNT; theo dõi tình hình nộp thuế, nợ đọng thuế và lập danh sách và phát hành lệnh thu; xử lý đối tượng nộp chậm; phối hợp kiểm tra thực hiện kiểm tra tại cơ sở với các đối tượng có dấu hiệu nghi ngờ để điều chỉnh số thuế phải nộp, lập và theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch, đảm bảo NNT nộp thuế đúng hạn, đủ, tránh vi phạm, đảm bảo nguồn thu cho NSNN

g. Quản lý nợ thuế

Quản lý thu nợ thuế là công việc đòi hỏi khá nhiều nguồn lực của cơ quan thuế. Đây là hoạt động của cơ quan quản lý thuế nhằm đảm bảo huy động đầy đủ và kịp thời số tiền thuế cho NSNN. Quản lý thu nợ thuế gồm các công việc như gửi thông báo nợ thuế, tính phạt chậm nộp, thông báo số tiền phạt chậm nộp, phân tích tình trạng nợ thuế, tổng hợp, phân loại nợ, lập kế hoạch thu nợ, thực hiện các biện pháp thu nợ, cưỡng chế thuế, báo cáo kết quả thu nợ. Các công việc này nếu thực hiện thủ công sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian của cơ quan thuế nên việc triển khai áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý nợ thuế là một nhu cầu khách quan.

Theo Quyết định 1395/QD-TCT về việc ban hành Quy trình quản lý nợ thuế ngày 14/10/2011 của Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thuế:

Mục đích, nội dung của quy trình: nhằm quản lý tình hình nợ thuế trên địa bàn; tổ chức phân công, chỉ đạo việc phối hợp giữa các đội thuộc Chi cục Thuế; hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra các đội tham gia thực hiện quy trình này trên địa bàn quản lý; nêu ra quy trình, hướng dẫn đôn đốc thu nộp các khoản tiền thuế nợ, bên cạnh đó xử lý cưỡng chế tiền thuế nợ, đảm bảo nguồn thu cho NSNN.

h. Xử lý hoàn thuế

doanh hàng hóa, dịch vụ. Công tác hoàn thuế được thực hiện theo các nội dung: hướng dẫn lập hồ sơ; tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra hồ sơ và xác định số thuế được hoàn; quyết định hoàn thuế; hoàn thuế; điều chỉnh số thuế phải nộp; kiểm tra hoàn thuế và cuối cùng là lưu hồ sơ.

1.2.3. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về thuế

Công tác kiểm tra, thanh tra có vai trò đảm bảo công bằng trong xã hội và sự công minh của pháp luật. Nó làm tăng ý thức chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của NNT cũng như ý thức trách nhiệm của cán bộ thuế, góp phần ngăn chặn tình trạng tiêu cực, gian lận. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra phát hiện các trường hợp vi phạm mà không xử lý kịp thời, nghiêm minh thì cũng không có tác dụng răn đe, giáo dục các đối tượng vi phạm. Do đó, việc có các quy định xử lý vi phạm và chế độ thi đua, khen thưởng thích hợp sẽ góp phần tích cực nâng cao hiệu quả cho công tác quản lý thuế.

a. Kiểm tra thuế

Kiểm tra thuế là hoạt động giám sát của cơ quan thuế đối với các hoạt động, giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế, nhằm đảm bảo pháp luật thuế được thực thi nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế xã hội. Kiểm tra thuế được thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế, đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế.

Kiểm tra thuế được thực hiện theo quyết định số 746/QĐ-TCT ngày 20/04/2015 của Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thuế

Mục đích của kiểm tra thuế: Tăng cường kiểm tra, giám sát hồ sơ khai thuế của NNT nhằm chống thất thu thuế qua việc kê khai thuế; ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm về thuế. Nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp

luật thuế của NNT trong việc thực hiện kê khai thuế, tính thuế và nộp thuế. Kiểm tra thuế được thực hiện tại trụ sở cơ quan quản lý thuế hoặc tại trụ sở của người nộp thuế. Kiểm tra tại trụ sở cơ quan quản lý thuế được thực hiện thường xuyên đối với các hồ sơ thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế, sự tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế. Kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế được quy định cụ thể trong các trường hợp khác nhau

b. Xử lý vi phạm về thuế

Theo Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Xử lý vi phạm về thuế là một khâu của quá trình kiểm soát thuế. Mọi hành vi vi phạm về thuế đều phải được phát hiện và xử lý nghiêm khắc.Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà NNT vi phạm phải chịu phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền. Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử phạt một lần với một mức phạt nhất định.

Các hành vi vi phạm về thuế

-Xử phạt đối với hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, chậm thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế so với thời hạn quy định.

-Xử phạt đối với hành vi khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế.

-Xử phạt đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định

-Xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về cung cấp thông tin liên quan đến xác định nghĩa vụ nộp thuế.

-Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế

hoặc tăng số tiền thuế được hoàn

-Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế

-Xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với tổ chức, cá nhân liên quan

Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính về thuế

Người nộp thuế vi phạm các thủ tục về thuế có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền theo một mức quy định.

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT GTGT

Các nhân tố tác động đến quản lý thuế GTGT rất đa dạng, phong phú. Nó có thể là nhân tố trực tiếp, gián tiếp, nhân tố trong nước, nhân tố từ nước

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý thuế giá trị gia tăng trên địa bàn huyện đak đoa, tỉnh gia lai (Trang 28)