8. Tổng quan nghiên cứu
1.4.3. Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương
Năm 2011, nền kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục gặp nhiều khó khăn, lạm phát gia tăng đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, ảnh hưởng lớn đến hoạt động thu, nộp ngân sách của đối tượng nộp thuế. Để hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách Cục thuế đã phải đối mặt với không ít khó khăn. Ngay từ đầu năm, Cục thuế tỉnh Hải Dương đã triển khai
đồng bộ các biện pháp, có kế hoạch khai thác tốt các nguồn thu, thực hiện nhiều biện pháp thu hợp lý, hiệu quả. Cục luôn coi trọng công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật thuế để các tổ chức, cá nhân hiểu, chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế. Thường xuyên rà soát các hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn để bổ sung vào sổ bộ thuế. Công khai các khoản thu đến từng đối tượng nộp thuế, quản lý theo đúng quy trình đăng ký, cấp mã số thuế. Đối với các hộ sản xuất, kinh doanh có doanh số lớn, chi cục yêu cầu mở sổ sách kế toán, niêm yết công khai giá bán từng loại sản phẩm hàng hóa, khi bán hàng phải có đầy đủ hoá đơn, chứng từ cho người mua. Nghiêm cấm các cơ sở kinh doanh ghi giá bán trên hoá đơn thấp hơn giá thực tế. Thành lập tổ thanh tra, kiểm tra, giám sát các hộ sản xuất, kinh doanh. Hằng năm, Cục thuế tổ chức ít nhất 2 cuộc gặp gỡ, đối thoại với người nộp thuế, góp phần tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp về các chính sách thuế. Bên cạnh đó, Cục thuế kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp gian lận, trốn thuế GTGT. Đẩy mạnh công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế, xác minh các thông tin có liên quan đến doanh nghiệp nhằm phục vụ công tác quản lý thuế. Kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế. Tập trung kiểm tra các đơn vị có số thuế âm lớn, kéo dài. Phối hợp khai thác thông tin trên tài khoản giao dịch và phát lệnh thu qua ngân hàng đối với một số đơn vị nợ đọng thuế kéo dài. Tăng cường xác minh hóa đơn đầu vào, đầu ra của các tổ chức, cá nhân nộp thuế. Kiểm tra định kỳ theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất việc tuân thủ các quy định về thuế của cán bộ, công chức thuế tại các đội thuế để quản lý tốt về hộ kinh doanh, doanh số, đối tượng nộp thuế và đối tượng nghỉ, bỏ kinh doanh... Nhờ đó, tình trạng thất thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh đã được hạn chế nhiều
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1 của luận văn đã trình bày được những nội dung chính sau:
Thứ nhất, luận văn đã khái quát được những vấn đề lý luận về thuế GTGT và quản lý thuế GTGT. Bên cạnh đó phân tích sâu các nội dung về: Khái niệm, bản chất, vai trò của thuế GTGT; Khái niệm và vai trò của quản lý thuế GTGT.
Thứ hai, luận văn tập trung làm rõ nội dung quản lý thuế GTGT: quy trình lập dự toán thuế GTGT; tổ chức thu thuế GTGT; công tác kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về thuế GTGT. Trong công tác tổ chức thu thuế trình bày rõ các nội quy trình bao gồm: công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế, quản lý đăng ký, kê khai, hóa đơn chứng từ, xác định và ấn định số thuế phải nộp, quản lý việc nộp thuế của doanh nghiệp, quản lý nợ thuế, xử lý hoàn thuế và kiểm tra hoàn thuế. Quản lý thuế GTGT là một yêu cầu tất yếu của quản lý nhà nước về thuế. Việc quản lý thuế GTGT phải tuân thủ chặt chẽ quy trình quản lý thuế, quy trình thanh tra, kiểm tra thuế cũng như các quy chế làm việc của từng bộ phận chức năng trong cơ quan thuế.
Thứ ba, phân tích nội dung các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế GTGT. Để thực hiện có hiệu quả công tác quản lý thuế GTGT thì Nhà nước cần trang bị cơ sở vật chất cho Ngành thuế, tăng cường đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao kiến thức nghiệp vụ, chuyên môn và giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ thuế. Mặt khác, công tác quản lý thuế GTGT chịu nhiều ảnh hưởng của các nhân tố có thể là tích cực hoặc tiêu cực, do vậy hệ thống luật pháp của Nhà nước cần phải thực sự chặt chẽ và có hiệu lực.
Thứ tư, những kinh nghiệm quản lý thuế của một số địa phương như: Phú Yên, Nghê An, Hải dương.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT TẠI HUYỆN ĐAK ĐOA, TỈNH GIA LAI
2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN ĐAK ĐOA, TỈNH GIA LAI