Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thuế và xử lý

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý thuế giá trị gia tăng trên địa bàn huyện đak đoa, tỉnh gia lai (Trang 109 - 111)

8. Tổng quan nghiên cứu

3.2.3.Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thuế và xử lý

lý vi phạm pháp luật về thuế

a. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thuế

Thứ nhất, phải thực hiện tốt cả hai mặt: Kiểm tra đối tượng nộp thuế và kiểm tra nội bộ ngành thuế. Cán bộ kiểm tra có thể tiến hành kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế hoặc kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế.

Cán bộ kiểm tra thuế tiến hành kiểm tra việc ghi chép, phản ánh các chỉ tiêu trong hồ sơ khai thuế. Trường hợp phát hiện người nộp thuế không ghi chép, phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu trong hồ sơ khai thuế, cán bộ kiểm tra thuế phải báo cáo Chi cục trưởng Chi cục Thuế để ra thông báo yêu cầu người nộp

thuế bổ sung các chỉ tiêu chưa phản ánh hết trong hồ sơ khai thuế. Đồng thời, Chi cục Thuế cần thường xuyên tiến hành các cuộc kiểm tra nội bộ. Công tác này giúp Chi cục phát hiện được các vấn đề tồn tại như việc quản lý thu, nộp tiền thuế đối với cán bộ, ủy nhiệm thu của hệ thống kho bạc. Hoặc, sau khi thu xong, Đội thuế còn chậm nộp tiền thuế đã thu của người nộp thuế vào NSNN, một số biên lai còn bị tẩy xóa, chưa phản ánh số nợ thuế của các hộ khoán từ năm trước chuyển sang vào sổ bộ thuế, công tác lưu trữ hồ sơ chưa khoa học, công tác theo dõi báo cáo nợ thuế chưa chính xác, một số biện pháp nghiệp vụ về quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế chưa thực hiện đầy đủ theo quy trình...

Thứ hai, củng cố bộ máy, đội ngũ kiểm tra thuế, phân bổ nguồn lực cho công tác kiểm tra thuế, cần phải được tăng cường tối thiểu là 30% nguồn lực của ngành thuế phải được giành cho công tác thanh tra, kiểm tra.

Mỗi năm, Cục Thuế đều tuyển dụng thêm một số lượng nhất định cán bộ thuế. Do đó, Chi cục có thể đề nghị Cục thuế phân công thêm một vài cán bộ thuế về Chi cục, đặc biệt là điều về Đội kiểm tra, nhằm tăng cường nhân lực bên mảng kiểm tra. Hiện tại, Đội kiểm tra thuế chỉ mới có 23 cán bộ kiểm tra, đề nghị tăng lên thêm 7 cán bộ cho Đội. Phân công nhiệm vụ rõ ràng cho mỗ cán bộ thuế, nhưng có sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau.

Thứ ba, Chi cục Thuế cần đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ kiểm tra thuế. Trước hết, cần ưu tiên xây dựng bản mô tả công việc cho từng cán bộ thuế. Trên cơ sở đó, đánh giá những kiến thức mà cán bộ còn thiếu, yếu, để xây dựng nội dung, chương trình và tổ chức đào tạo cán bộ phù hợp, cũng như làm căn cứ đánh giá, bố trí, luân phiên, luân chuyển cán bộ. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi thường ngắn thực hiện nghiêm túc quy trình, quy chế kiểm tra thuế đồng thời phải tổ chức giám sát chặt chẽ cán bộ kiểm tra thuế, giám sát từng cuộc kiểm tra thuế. Để đảm

bảo cho cơ chế tự kê khai nộp thuế có hiệu quả thì vấn đề kiểm tra cũng cần phải được tăng cường, nhằm phát hiện các hành vi gian lận thuế và các hành vi gian lận trong thương mại để trốn thuế, lậu thuế cũng như giảm xuống mức thấp nhất sự chênh lệch giữa số thuế đối tượng tự kê khai và số thuế phải nộp theo Luật Thuế.

b. Hoàn thiện công tác xử lý vi phạm

Tăng cường phối hợp với cơ quan công an, cơ quan tài chính, kế hoạch quản lý chặt chẽ các trường hợp DNTN có những vi phạm về thuế như trốn thuế, không đăng ký kinh doanh, không đăng ký thuế; xin ngưng nghỉ kinh doanh để được hoàn thuế nhưng vẫn hoạt động bình thường …; trên cơ sở đó có biện pháp xử lý nghiêm theo pháp luật những trường hợp vi phạm.

Cơ quan thuế cương quyết áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về thuế, thúc đẩy người nộp thuế tuân thủ pháp luật về thuế; tránh trường hợp người bị phạt, người không gây thắc mắc so bì giữa những người nộp thuế. Đồng thời kiên quyết xử lý đối với những cán bộ thuế bao che cho người nộp thuế, biết người nộp thuế vi phạm nhưng vẫn cố tình làm ngơ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý thuế giá trị gia tăng trên địa bàn huyện đak đoa, tỉnh gia lai (Trang 109 - 111)