Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Đak Đoa

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý thuế giá trị gia tăng trên địa bàn huyện đak đoa, tỉnh gia lai (Trang 45 - 50)

8. Tổng quan nghiên cứu

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Đak Đoa

a. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý

Huyện Đak Đoa được thành lập theo Nghị định số 37/2000/NĐ-CP ngày 21/8/2000 của Chính phủ trên cơ sở phần đất phía tây của huyện Mang Yang cũ (phía đông thành phố Pleiku). Diện tích: 988,66 Km2. Dân số: 92.627 người. Vị trí địa lý phía Bắc giáp huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Phía Nam giáp huyện Chư Sê. Phía Đông giáp các huyện Mang Yang, Kbang. Phía Tây giáp các huyện Chư Prông, thành phố Pleiku, huyện Chư Păh. Đăk Đoa là một huyện thuộc tỉnh Gia Lai nằm về phía Bắc của tỉnh. Huyện lỵ là thị trấn Đak Đoa.

Thị trấn Đak Đoa là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện, nằm trên tuyến quốc lộ 19 nối TP. Pleiku với các tỉnh Duyên hải miền Trung, nên rất thuận lợi trong việc giao lưu, phát triển kinh tế. Những năm qua, thị trấn đã phát huy nội lực, khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh, tạo môi trường thuận lợi thu hút các thành phần kinh tế vào đầu tư trên địa bàn.

- Địa hình, khí hậu

+ Địa hình: Huyện có địa hình đồi núi xen kẽ đồng bằng, nhiều sông ngòi chia cắt nên nơi cao, nơi thấp. Địa hình như vậy cho phép huyện phát triển một nền kinh tế nông nghiệp hàng hoá đa dạng, toàn diện.

+ Khí hậu - thuỷ văn: Hàng năm được chia làm 2 mùa rõ rệt : mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau thường mưa ít (chiếm 15% tổng lượng mưa

trong năm), nhiệt đọ thấp, nhất là tháng 1 nhiệt độ trung bình 13,8oc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 thường nhiệt độ cao (tháng 7 nhiệt độ trung bình 32,4oc), mưa nhiều chiếm 85% lượng mưa cả năm tập trung vào tháng 7, 8. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm từ 1500 - 1700 mm, nhiệt độ trung bình. Khí hậu, thuỷ văn đã tạo cho Đak Đoa phát triển cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, hồ tiêu…

- Tài nguyên

+ Tài nguyên đất: Đak Đoa có diện tích tự nhiên 16.326,31 ha trong đó đất nông nghiệp 8900 ha (chiếm 55%) có 7300 ha đất trồng cây công nghiêp còn lại là đất trồng lúa, ngô, sắn và nuôi trồng thuỷ sản.

+ Tài nguyên nước: Huyện có nhiều sông, suối chảy qua lên nguồn nước mặt phong phú đủ đáp ứng các nhu cầu của sản xuất và đời sống nhân dân. Tạo điều kiện phát triển thủy sản với diện tích mặt nước gần 1.500 ha ở các hồ thủy điện và một số ao hồ nhỏ.

+ Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp là 36.509 ha. Trên các đồi núi đất trong đó có khoảng 10.133 đất rùng phòng hộ và 3.424 ha đất rừng đặc dụng đã bắt đầu khép tán và đất rừng sản xuất quy hoạch có 22.952 ha.

+ Tài nguyên khoáng sản: khai thác đa, cát, sỏi: đạt 47.500 m3/ năm có thể khai thác làm xi măng, số còn lại làm vôi và đá xây dựng. Bên cạnh đó còn khai thác than bùn và đá ba zan Tiềm năng khoáng sản của huyện khá phong phú đặc biệt là vật liệu xây dựng là ưu thế lớn của huyện làm tiền cho để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng nhất là sản xuất vật liệu xây dựng (đá, xi măng, cát).

+ Tài nguyên nhân văn: Đến huyện Đak Đoa khách có thể tham quan khu du lịch Hàm Rồng, hồ Ia Băng, thuỷ điện Thác Ba, chùa Bửu Tâm…

b. Tình hình kinh tế - xã hội

luôn duy trì cao, đạt tỷ lệ trên 15%, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn đạt 253 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 25 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 3%.

+ Cơ cấu kinh tế của huyện chủ yếu là nông, lâm nghiệp, còn dịch vụ, công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ trọng thấp. Phát triển hai tiểu vùng

Vùng kinh tế phía Bắc: Quy mô hiện nay gồm 7 xã Hà Đông, Hải Yang, Đaksơmei, Đakrong, Kon Gang, Hà Bầu, Nam Yang. Hướng phát tiển chính của vùng là sản xuất nông- lâm kết hợp: Phát triển chăn nuôi, quản lý bảo vệrùng, khoanh nuôi tái sinh rừng, trồng rừng kết hợp với khai thác lâm sản, trồng cây công nghiệp dài ngày.

Vùng kinh tế phía Nam: Gồm các xã, thị trấn còn lại của huyện hiện nay có tổng diện tích tự nhiên của vùng 38.791 ha, quy mô dân số khoảng 80.500 người. Thế mạnh của tiểu vùng là phát triển các loại cây công nghiệp (cao su, cà phê) gắn với công nghiệp chế biến và thương mai dịch vụ kết hợp với sản xuất lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu của huyện và thành phố Pleiku

Cơ cấu kinh tế theo thành phần và ngành kinh tế và mức tăng trưởng của các ngành kinh tế thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1. Cơ cấu kinh tế huyện Đak Đoa giai đoạn 2012-2016

(Đvt: %) Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1. Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế

- Quốc doanh 22,74 23,33 25,05 30,15 30,49

- Ngoài quốc doanh 77,26 76,47 74,95 69,85 69,51 2. Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế

- Nông lâm thủy sản 52.60 51,35 50,23 48,20 46,68 - Công nghiệp, xây dựng 14.32 13,97 15,75 16,96 17,21

- Dịch vụ 34,18 34,68 34,02 34,84 36,11

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, tỷ trọng nông lâm thủy sản giảm dần. Đến năm 2016 tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp, thủy sản: 46.68%, dịch vụ: 36,11% và công nghiệp – xây dựng: 17,21%.

- Cơ sở hạ tầng

+ Về hệ thống giao thông: Mạng lưới giao thông ở huyện khá thuận lợi, phân bố tương đối đồng đều đến các xã. Huyện Đak Đoa có đường quốc lộ 19 đi qua trung tâm huyện, giúp cho giao thông, vận chuyển thuận lợi. Bên cạnh đó các đường liên thôn, liên xóm đã được đầu tư, nâng cấp bằng nguồn vốn nhà nước và vốn huy động từ nhân dân góp một phần quan trọng trong quá trình sinh hoạt, sản xuất cũng như tạo bề mặt của huyện. Tuy nhiên vào mùa mưa, lưu lượng xe cày tham gia vận chuyển thu hoạch nông sản nhiều nên các tuyến đường đất thường qua 1 mùa mưa bị hư hỏng, rất khó khăn cho quá trình đi lại xuống địa phương của các cán bộ thuế.

+ Về hệ thống thủy lợi: Hiện nay trên địa bàn có 10 công trình thuỷ lợi và trên 90 ao hồ nhỏ của từng hộ gia đình với trữ lượng nước 1,5 triệu m3, đảm bảo nước tưới cho trên 70% diện tích cây trồng trong điều kiện thời tiết bình thường, hiện nay, 17 hồ đập trên đã cho các cá nhân hợp đồng nuôi cá và quản lý điều tiết nước phục vụ cho sản xuất Trong những năm gần dây, các công trình hồ đập đã xuất hiện hiện tượng bồi lắng lòng hồ làm giảm trữ lượng nước, chưa đáp ứng được lượng nước tưới trong nông nông nghiệp ở một số vùng. Do đó xã đã thành lập ban quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình hồ đập trên địa bàn.

+ Về hệ thống điện: Đến nay toàn huyện, điện lưới đã đến 98,66% thôn, làng với trên 98,68% số hộ được sử dụng điện.

+ Về hệ thống trường lớp học, cơ sở đào tạo được củng cố, mở rộng. Tính đến năm 2016, toàn huyện có 61 trường học các cấp với 27.217 học

sinh, hiện đã có 7 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến lớp tăng đều hàng năm.

+ Về y tế: Hiện nay, huyện Đak Đoa có 1 trung tâm y tế huyện và 16 trạm y tế. 9/16 xã có cơ cấu bác sĩ là 2,4%/10.000 dân, thấp nhất so với mặt bằng chung của tỉnh. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân tuyến cơ sở. Tuy nhiên với việc luân phiên cử bác sĩ về cơ sở hàng tuần của Trung tâm Y tế huyện Đak Đoa đã phần nào giảm được khó khăn do thiếu bác sĩ ở các xã.

- Dân số, lao động, việc làm

Đak Đoa có dân số khoảng 100 ngàn người. Trong độ tuổi lao động chiếm trên 63 % dân số. Cơ cấu dân số thuộc dân số trẻ, đây là nguồn lao động dồi dào cho các hoạt động kinh tế, là một trong những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế địa phương, nhưng cũng đặt ra một số vấn đề khó khăn trong tổ chức, giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động. Dân số huyện Đak Đoa có xu hướng tăng lên. Nhờ nhiều ngành phát triển, thu nhập người dân được nâng cao nên tỉ lệ hộ nghèo trong xã giảm.

Dân số và lao động của huyện Đak Đoa có chiều hướng gia tăng, nguồn lao động có đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của xã nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, trình độ học vấn thấp, ít được đào tạo. Do vậy, trong thời gian tới cần có chính sách phát triển hơn nữa trong công tác đào tạo - giáo dục để nâng cao trình độ cho người dân cũng như nâng cao trình độ hiểu biết của người dân về thuế.

Trong bối cảnh đất nước nói chung phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do tác động bất lợi từ cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu, thiên tai, dịch bệnh. Điều kiện kinh tế xã hội huyện Đak Đoa nói riêng còn nhiều phức tạp, nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sống trên địa bàn nên công tác quản lý thuế gặp nhiều khó khăn

Tóm lại, đặc điểm kinh tế huyện và đời sống dân cư có những tác động tích cực nhưng cũng có những tác động tiêu cực đến hiệu quả công tác quản lý

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý thuế giá trị gia tăng trên địa bàn huyện đak đoa, tỉnh gia lai (Trang 45 - 50)