Công tác lập dự toán thu thuế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý thuế giá trị gia tăng trên địa bàn huyện đak đoa, tỉnh gia lai (Trang 59 - 61)

8. Tổng quan nghiên cứu

2.2.1.Công tác lập dự toán thu thuế

Căn cứ để xây dựng dự toán thu ngân sách

Chính sách, pháp luật và các văn bản hướng dẫn xây dựng dự toán

- Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn;

- Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và xây dựng dự toán NSNN; Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN hàng năm;

- Các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Tổng cục Thuế;

- Pháp luật thuế và các văn bản pháp luật khác liên quan đến thu ngân sách. - Những thay đổi về cơ chế chính sách dự kiến áp dụng trong năm kế hoạch.

Cơ sở dữ liệu

- Tình hình kê khai, nộp thuế, nợ thuế của từng người nộp thuế; tổng hợp kết quả thu nộp theo khu vực kinh tế, khoản thu, sắc thuế các kỳ trước, kỳ

hiện tại và tình hình thực hiện các chức năng quản lý thuế được khai thác từ hệ thống báo cáo, hệ thống sổ trên các ứng dụng quản lý thuế của ngành.

- Các thông tin kinh tế - xã hội khai thác từ các ngành khác như: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên - môi trường,...và trên các phương tiện truyền thông.

- Thông tin liên quan đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trọng điểm trên địa bàn.

Để đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách giao hàng năm, Chi cục Thuế Đak Đoa đã chủ động trong công tác quản lý, thực hiện lập dự toán thu cho từng năm ngân sách. Chi cục Thuế thực hiện lập dự toán thu cho từng năm ngân sách, trong lập dự toán trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu kinh tế với số liệu dự kiến tại thời điểm xây dựng dự toán để làm rõ từng khoản tăng, giảm thu.

Tập trung phân tích các yếu tố thuận lợi đến tình hình thực hiện dự toán và phân tích các yếu tố ảnh hưởng không thuận lợi. Phân tích và có số liệu cụ thể về ảnh hưởng của chính sách thuế GTGT mới ban hành đến kết quả thu thuế GTGT, đánh giá cụ thể số thuế tăng hoặc giảm do thực hiện những cơ chế chính sách.

Kết quả thực hiện dự toán thu thuế GTGT trên địa bàn huyện giai đoan 2012-2016 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.3. Dự toán và kết quả thực hiện dự toán thu thuế GTGT trên địa bàn huyện giai đoạn 2012-2016

Đv: Tr đồng

TT Năm Dự toán Thực hiện So với dự toán +/- Tỷ lệ 1 2012 38.200 32.855 -5.35 86% 2 2013 42.900 21.023 -21.87 49% 3 2014 29.000 7.800 -21.20 26.89% 4 2015 4.100 6.633 2.53 161.78% 5 2016 16.550 7.216 -9.334 43.60%

Qua bảng 2.3 cho thấy giai đoạn 2012- 2016 Chi cục Thuế huyện Đak Đoa ngoại trừ năm 2015 thì đều không hoàn thành dự toán. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế cả nước nói chung và của địa phương liên tục gặp nhiều khó khăn và tăng trưởng không theo dự báo, tình trạng doanh nghiệp ngưng, nghỉ kinh doanh ngày càng nhiều, nhiều DN hoạt động cầm chừng hoặc không phát sinh doanh thu. Mặt khác, do các doanh nghiệp dễ dàng tự đặt in hóa đơn theo quy định tại nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ, nên một số DN đặt in hóa đơn với số lương lớn, xuất hóa đơn với giá trị hàng hóa, thuế GTGT đầu ra lớn sau đó bỏ trốn, hiện nay cơ quan Thuế khó kiểm soát nổi. Nhưng nguyên nhân cơ bản vẫn là sự bất cập từ công tác giao dự toán, sự yếu kém từ quản lý từ các nguồn thu, nhất là quản lý DNTN. Bên cạnh đó năm 2015 do chính sách thuế thay đổi, miễn thuế đối với mặt hàng nông sản nên số thu năm 2015 giảm mạnh so với năm 2014 tuy nhiên năm 2015 Chi cục vẫn hoàn thành dự toán. Cụ thể năm 2015 dự toán giao 4.100 tr.đồng thực hiện 6.633 tr đồng tỷ lệ thực hiện dự toán đạt 161.78%%. Nhờ nền kinh tế khởi sắc nên năm 2016 tuy không hoàn thành dự toán nhưng số thu vẫn tăng 583 tr. đồng so năm 2015.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý thuế giá trị gia tăng trên địa bàn huyện đak đoa, tỉnh gia lai (Trang 59 - 61)