Kinh nghiệm của tỉnh Phú Yên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý thuế giá trị gia tăng trên địa bàn huyện đak đoa, tỉnh gia lai (Trang 40 - 41)

8. Tổng quan nghiên cứu

1.4.1. Kinh nghiệm của tỉnh Phú Yên

Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế là một trong bốn chức năng cơ bản của quản lý thuế theo mô hình chức năng. 5 năm trở lại đây (20010 - 2014), công tác quản lý nợ và CCNT đã được Cục Thuế Phú Yên đặc biệt quan tâm không chỉ để đáp ứng được nguồn thu cho NSNN, mà quan trọng hơn là để chấn chỉnh và làm chuyển biến nhận thức về việc chấp hành chế độ chính sách pháp luật của người nộp thuế trên địa bàn, hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu thu nợ thuế hàng năm.

Ngay từ đầu năm Cục tiến hành triển khai ngay đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp, tổ chức quán triệt tới tất cả công chức phải bám sát, nắm chắc nội dung qui trình quản lý nợ, phân loại nợ thuế, giao chỉ tiêu thu nợ cụ thể cho từng Chi Cục, từng Đội, từng công chức thuế liên quan. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ thuế, Cục không ngừng tăng cường chất lượng về sự phối hợp đồng bộ của tất cả các khâu, các bộ phận trong quá trình quản lý thuế theo mô hình chức năng nhằm hạn chế tối đa nợ mới phát sinh. Tôn trọng và tuân thủ nguyên tắc: Mỗi công chức thuế được phân công thực hiện từ đầu đến cuối công việc phân tích, đôn đốc theo phần việc đã được giao, nhằm ràng buộc và xác định trách nhiệm cụ thể, rõ ràng của công chức đó. Đối với các trường hợp xử lý nợ phức tạp thì Đội Thuế kịp thời báo cáo và đề xuất biện pháp thu hồi nợ xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Chi cục, chính quyền địa phương.

Đối với khoản nợ thuế khó thu và khoản nợ thuế chờ xử lý thì áp dụng biện pháp quản lý nợ phù hợp. Rà soát, phân loại và củng cố hồ sơ pháp lý để xử lý dứt điểm nợ khó thu, có những biện pháp kiên quyết hơn đối với các khoản nợ khó thu, đảm bảo đủ cơ sở cho việc phân loại thuế và xử lý khi có quy định cụ thể của cấp trên.

Về nợ thuế của các doanh nghiệp: Tập trung rà soát nắm chắc số nợ tiền thuế của từng DN, phân tích rõ tuổi nợ của các khoản nợ, nguyên nhân chủ yếu của việc nợ thuế và chây ỳ tiền thuế để có biện pháp đôn đốc thu nợ phù hợp. Xem xét, đánh giá về khả năng tài chính của từng DN, nhất là các DN có số nợ lớn để có những biện pháp chế tài cụ thể.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý thuế giá trị gia tăng trên địa bàn huyện đak đoa, tỉnh gia lai (Trang 40 - 41)