8. Tổng quan nghiên cứu
2.3.3. Một số hạn chế trong công tác quản lý thuế GTGT tại Chi cục
Thuế huyện Đak Đoa và nguyên nhân
Thứ nhất, công tác tuyên truyền và phổ biến kê khai nộp thuế chưa được chú trọng đúng mức
Nhìn chung công tác tuyên truyền và hỗ trợ NNT trong thời gian qua đã được nâng cao, song chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý thuế mới. Một bộ phận NNT chưa thực sự tự giác tính đúng, tính đủ số thuế phải nộp, nộp đúng, nộp đủ số thuế kê khai.
Các hội nghị đối thoại nội dung chưa phong phú, hình thức chưa đa dạng và thực sự hấp dẫn, chưa nắm bắt được nhu cầu hỗ trợ, còn bị động nhiều, chỉ thực hiên khi có thắc mắc của NNT, nhận thức của một số đối tượng còn hạn chế, sự tuân thủ các quy định của cơ quan thuế ở một số doanh nghiệp còn chưa nghiêm, đôi khi phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế, xử phạt.
Nguyên nhân các Nghị định, Thông tư, công văn hướng dẫn về thuế thay đổi liên tục. Vậy nên Chi cục Thuế chưa phối hợp thường xuyên với các đoàn thể quần chúng hoặc trực tiếp đi sâu giải đáp kịp thời, đầy đủ các vướng mắc
phát sinh hàng ngày trong công tác quản lý, thu nộp thuế để mọi NNT có thể hiểu rõ các vấn đề chi tiết trong chính sách, chế độ thuế.
Do cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT còn thiếu và chưa đồng bộ, địa bàn thành phố quá rộng, có nhiều xã xa trung tâm huyện.
Thứ hai, công tác kiểm tra còn hạn chế và chậm
Tình trạng gian lận thuế vẫn còn nhiều, tình trạng thất thu vẫn còn xảy ra. Vẫn còn nhiều doanh nghiệp cố tình vi phạm luật thuế để gian lận trốn thuế, một số doanh nghiệp chấp hành chế độ quản lý, sử dụng hoá đơn, báo cáo quyết toán thuế chưa nghiêm, chưa đúng quy định. Việc sử dụng hoá đơn ở một số doanh nghiệp còn tuỳ tiện, kê khai chưa chính xác, việc hạch toán, kế toán báo cáo còn mang tính hình thức, đối phó, thậm chí kê khai không trung thực, gian lận để trốn thuế, thậm chí còn có tình trạng bán hoá đơn trắng cho khách hàng gây tổn thất rất lớn cho NSNN, gây thiệt hại cho những doanh nghiệp chân chính, trong khi công tác kiểm tra, thanh tra chưa phát hiện kịp thời và triệt để. Tình trạng gian lận, trốn lậu thuế vẫn còn xảy ra và ngày càng nghiêm trọng, tinh vi hơn, mà nguyên nhân chủ yếu là do hạn chế của hệ thống thuế, sự yếu kém trong lĩnh vực quản lý và sự phức tạp trong các hoạt động KT-XH. Trong khi đó, công tác kiểm tra cũng còn những mặt yếu kém, hạn chế, chưa thể phát hiện một cách đầy đủ, kịp thời các trường hợp vi phạm. Có những trường hợp khi phát hiện ra thì doanh nghiệp đã không còn tồn tại.
Thứ 3, Hạn chế trong công tác quản lý kê khai thuế và nộp thuế.
Còn có những doanh nghiệp nghỉ kinh doanh mà không thông báo cho cơ quan thuế; hoặc đã có đơn xin nghỉ nhưng trên thực tế vẫn tiệp tục hoạt động sản xuất kinh doanh, gây thất thu thuế cho NSNN. Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức, trách nhiệm của ĐTNT. Trên địa bàn huyện Đak Đoa, nhiều doanh nghiệp còn nhận thức kém về công tác thuế, đặc biệt là nghiệp vụ kế
toán, các đối tượng không báo cáo cho cơ quan thuế về tình hình hoạt động của doanh nghiệp mình. Bên cạnh đó, số lượng cán bộ quản lý thuế ít, doanh nghiệp lại hoạt động phức tạp và không có ý thức thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.
Thứ 4, Việc quản lý thu nợ thuế đạt kết quả chưa tốt.
Tình trạng nợ đọng, dây dưa kéo dài còn khá phổ biến, thậm chí một số người nộp thuế đã cố tình chây ỳ không thực hiện nộp đủ số thuế phải nộp vào NSNN. Nguyên nhân chủ yếu là do: Đa số các doanh nghiệp trên địa bàn huyện chấp hành nghiêm chỉnh chính sách pháp luật về thuế, tự kê khai và thực hiện đầy đủ các chính sách về thuế. Một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, khách hàng chậm thanh toán tiền hàng nên không có khả năng nộp thuế song vẫn còn một số doanh nghiệp chấp hành không đầy đủ chính sách pháp luật thuế, không tự giác kê khai thuế theo quy định, một số doanh nghiệp năng lực tài chính còn hạn chế, nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và hộ kinh doanh chủ yếu vay từ ngân hàng. Bên cạnh đó ngân hàng hạn chế cho vay nên một số doanh nghiệp đã chiếm dụng tiền thuế để kinh doanh và chấp nhận bị phạt chậm nộp, dẫn đến nợ thuế kéo dài. Công tác quản lý doanh nghiệp được điều chỉnh ở nhiều văn bản pháp luật về thuế, phạm vi đối tượng điều chỉnh rộng phức tạp. Một số văn bản hướng dẫn còn chồng chéo gây khó khăn cho công tác truy thu.
Thứ 5, Trình độ và mứa độ thực thi về chính sách thuế của một số cán bộ quản lý thuế còn hạn chế.
Thái độ và phong cách ứng xử của cán bộ thuế trong một số trường hợp chưa thật tận tuỵ, công tâm, khách quan giữa quyền lợi của Nhà nước với quyền lợi của ĐTNT; chưa trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của các ĐTNT trong việc thực hiện Luật Thuế. Sự kết hợp giữa các tổ, đội thuế chưa thật sự đồng bộ, còn có hiện tượng việc ai nấy làm, chưa thường xuyên
kết hợp với các đội thuế xã để kiểm tra, khảo sát tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Sự phối hợp giữa các tổ, đội còn hạn chế, đặc biệt là tổ kiểm tra trong việc kiểm tra xử lý các đơn vị kinh doanh trốn thuế, vi phạm pháp luật thuế
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Dựa trên những lý luận của chương một, nội dung chủ yếu của chương hai là đi sâu phân tích đặc điểm tự nhiên, kinh tế - Xã hội huyện Đak Đoa và thực trạng quản lý thuế GTGT của Chi cục thuế Huyện Đoa trên địa bàn huyện.
Công tác quản lý thuế GTGT đối với DNTN tại Chi cục Thuế huyện Đak Đoa đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Đặc biệt là đã tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh giữa các DN trên địa bàn.
Tuy nhiên, nhìn một cách toàn diện công tác quản lý thuế GTGT trên địa bàn huyện thực sự chưa đạt hiệu quả như yêu cầu, chưa bao quát hết các hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp. Việc quản lý còn bị hạn chế nhiều mặt, chưa có hướng dẫn cụ thể về kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ thuế để phục vụ công tác kiểm tra tại DN. Chính sách thuế còn nhiều vướng mắc, khi sửa đổi bổ sung chủ yếu là tháo gỡ cho ĐTNT, do đó trở ngại cho kiểm soát thuế, thực tế đã có nhiều trường hợp ĐTNT và cán bộ thuế lợi dụng và không thể xử lý truy thu cho NSNN. Mặt khác các quy định về xử phạt các hành vi vi phạm về thuế, về hóa đơn chưa phù hợp thực tế, chưa bao quát hết các hành vi, do vậy phải điều chỉnh nhiều bằng hình thức công văn.
Từ những thực trạng đã được nêu ở trên cần được nghiên cứu kỹ để đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý thuế GTGT tại Chi cục Thuế huyện Đak Đoa trong thời gian tới.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ GTGT TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN ĐAK ĐOA