Nâng cao vai trò kiểm soát nội bộ ngân hàng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh đà nẵng (Trang 98 - 122)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.6. Nâng cao vai trò kiểm soát nội bộ ngân hàng

Tăng cƣờng quá trình kiểm tra sau khi cho vay. Trong thực tế việc thẩm định phƣơng án có hiệu quả, quyết định cấp tín dụng đúng, thực hiện giải ngân theo quy định, nhƣng rủi ro vẫn xảy ra khi khách hàng sử dụng vốn vay không đúng cam kết, dẫn đến RRTD. Để hạn chế việc này ngân hàng cần tiến

hành kiểm tra, giám sát sau khi cho vay. Từ đó có thể xây dựng những biện pháp phòng ngừa hạn chế nhƣ trích lập và sử dụng hiệu quả dự phòng RRTD.

Việc theo dõi nợ của khách hàng phải đƣợc tiến hành một cách thống nhất và có hệ thống theo nội dung đã đƣợc quy định trong chế độ, thể lệ cho vay. Việc cho vay, các khoản nợ có vấn đề cũng nhƣ kết quả kiểm tra nợ cần đƣợc thông báo kịp thời cho các cấp lãnh đạo có liên quan để có biên pháp xử lý kịp thời theo đúng chức năng nhiệm vụ.

Mục tiêu của giám sát các khoản nợ của khách hàng: tuân thủ chính sách, thủ tục cho vay, giá trị tài sản thế chấp, sự đảm bảo của hồ sơ tín dụng, tính hiện thực về khả năng trả nợ của khách hàng, hồ sơ phân tích tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh mới nhất của khách hàng, tính phù hợp của dự phòng tổn thất.

Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ. Công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp ngân hàng ngăn chặn, phát hiện và xử lý tồn tại hoạt động tín dụng. Để nâng cao chất lƣợng công tác kiểm tra, kiểm soát cần tổ chức thực hiện tốt các giải pháp sau:

- Xây dựng và thực hiện tốt các chƣơng trình, kế hoạch kiểm tra theo định kỳ và đột xuất đối với hoạt động tín dụng, xác định mục tiêu chính phải đạt đƣợc qua đợt kiểm tra, kiểm soát.

- Thực hiện đào tạo đội ngũ cán bộ kiểm tra và giám sát tín dụng chuyên sâu. Ƣu tiên nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ kiểm tra, đặc biệt là chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, kinh nghiệm và ý thức trách nhiệm.

KẾT LU N

Trong nền kinh tế thị trƣờng, hoạt động kinh doanh của NHTM không thể tránh khỏi rủi ro. Vì vậy, đã đến lúc các NHTM Việt Nam nói chung cũng nhƣ Agribank Đà Nẵng nói riêng cần có cái nhìn đúng đắn hơn về quản trị rủi ro. Quản trị rủi ro tốt là một lợi thế cạnh tranh và là công cụ hữu hiệu tạo ra giá trị của ngân hàng.

Trong phạm vi, đối tƣợng đã đƣợc giới hạn, đề tài đã hệ thống lại một cách tổng quan nhất các vấn đề về cho vay doanh nghiệp, RRTD và quản trị RRTD. Dựa trên những lí luận ấy, tác giả đã áp dụng vào tình hình thực tiễn của Agribank Đà Nẵng để từ đó phân tích, đánh giá thực trạng quản trị RRTD tại Agribank Đà Nẵng và nêu lên những mặt hạn chế, khó khăn trong công tác quản trị RRTD. Đồng thời, những giải pháp hoàn thiện công tác quản trị RRTD đƣợc đề xuất có tính khả thi và phù hợp với điều kiện cũng nhƣ khả năng của Agribank Đà Nẵng. Agribank Đà Nẵng cần tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng thông tin tín dụng để đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, có độ tin cậy cao cho ngân hàng phục vụ cho công tác tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng; cần quy định các tiêu chuẩn, chỉ tiêu định hƣớng đo lƣờng rủi ro tín dụng để xây dựng hệ thống định hạng tín dụng nội bộ, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động tín dụng và phản ánh đúng chất lƣợng tín dụng của ngành ngân hàng Việt Nam; tăng cƣờng vai trò quản lý đối với hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng; tăng tính hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm soát nhằm hạn chế, phòng ngừa rủi ro tín dụng.

Hy vọng qua nghiên cứu này, đề tài sẽ có đóng góp một phần nhỏ vào việc giúp ngân hàng Agribank Đà Nẵng nói riêng và hệ thống các NHTM nói chung quản trị RRTD chặt chẽ hơn, kiểm soát đƣợc các khoản nợ xấu, các khoản nợ có vấn đề, nhận diện đƣợc sớm những rủi ro để từ đó có biện

pháp xử lý hiệu quả, nâng cao chất lƣợng tín dụng nhƣ mong đợi, đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng nƣớc ngoài vào Việt Nam.

Tuy nhiên, dù có nhiều cố gắng nhƣng đề tài vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định.

DANH MỤC TÀI IỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1] PGS.TS. Phan Thị Cúc (2009), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Giao thông vận tải, TP. Hồ Chí Minh.

[2] GS.TS Nguyễn Văn Tiến (2013), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.

[3] TS. Nguyễn Minh Kiều (2014), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Lao động xã hội, thành phố Hồ Chí Minh.

[4] PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn (2005), Tín dụng Ngân Hàng, NXB Thống

kê.

[5] Hồ Diệu, Lê Thẩm Dƣơng, Lê Thị Hiệp Thƣơng, Phạm Phú Quốc, Hồ Trung Bửu, Bùi Diệu Anh (2011), Giáo trình Tín dụng Ngân Hàng, NXB Thống Kê.

[6] Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống Kê.

[7] Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Đà Nẵng(2013), báo cáo tổng kết kinh doanh thƣờng niên các năm 2013, 2014, 2015.

[8] Luật các tổ chức tín dụng 16 tháng 6 năm 2010, điều 4

[9] Sổ tay tín dụng sử dụng cho toàn hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Hà Nội, tháng 7 năm 2004.

[10] Nguyễn Thị Hồng Hoa (2011), Quản lý rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại

các ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại Học

Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội.

[11] TS. Hồ Diệu (2000), Tín dụng ngân hàng, NXB Thống Kê.

[12] Lê Đức Thọ (2010), Quản trị rủi ro hoạt động tín dụng doanh nghiệp

của hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước ở nước ta hiện nay, Luận

Tiếng Anh

[11] Oesterreichische Nationalbank (OeNB) vs Financial Market Authority ( FMA), Guidelines on Credit Risk Management, Credit Approval Process

and Credit Risk Management, 2004.

[12] Ngwa Eveline, Credit Risk Management In Banks As Participants In

Financial Markets, 2010.

[13] Diana Cibulskienẻ, Reda Rumbauskaitẻ, Credit Risk Management Models of Commercial Banks: their Importance for Banking Activities,

Social Research, 2012.

[14] Marina N. Lapteva, post-graduate student, Samara State University of Economics, credit risk management in the bank, 2009.

Website: https://voer.edu.vn/m/hoat-dong-cho-vay-cua-ngan-hang-thuong- mai/04b1555c http://www.thinhquoclaw.com.vn/rui-ro-trong-tin-dung-trong-hoat-dong- kinh-doanh-cua-cac-ngan-hang-thuong-mai/a1304872.html https://vi.wikipedia.org/wiki/Ngan_hang_thuong_mai

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh đà nẵng (Trang 98 - 122)