Quy trình quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại Agribank Đà

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh đà nẵng (Trang 70 - 81)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.2 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại Agribank Đà

hạn chế tối đa nợ xấu gia tăng và luôn giữ tỷ lệ nợ xấu dƣới 3%.

2.3.2 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại Agribank Đà Nẵng Đà Nẵng

Và việc quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại Agribank Đà Nẵng cũng đƣợc thực hiện xuyên suốt quy trình cho vay với các nội dung: nhận

Giám đốc Chi nhánh

Kiểm tra giám sát tín dụng độc lập chi nhánh Phòng ( Tổ) Tín dụng Phòng ( Tổ) Thẩm định ro

diện rủi ro, đánh giá rủi ro, kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro.

a. Thực trạng nhận diện rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại Agribank Đà Nẵng

Công tác nhận diện rủi ro tại Agribank Đà Nẵng chủ yếu đƣợc thực hiện thông qua các biện pháp chung theo quy định của Hội sở chính nhƣ: phƣơng pháp phân tích báo cáo tài chính, kiểm tra và tiếp xúc với khách hàng, nghiên cứu số liệu tổn thất quá khứ từ tra cứu thông tin tín dụng CIC, phƣơng pháp chuyên gia.

Phương pháp phân tích báo cáo tài chính: Đây đƣợc coi là phƣơng

pháp chính để nhận diện rủi ro trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thƣơng mại nói chung và tại Agribank Đà Nẵng nói riêng. Việc phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp thƣờng đƣợc thực hiện với báo cáo tài chính trong 3 năm liền kề từ đó cán bộ tín dụng có thể thấy đƣợc hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng nhƣ những dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp đang gặp vấn đề trong việc kinh doanh từ đó nhận diện đƣợc rủi ro có thể xảy ra với khoảng cấp tín dụng hiện tại hoặc tƣơng lai.

Tuy nhiên, công tác phân tích báo cáo tài chính chƣa đƣợc thực hiện triệt để nên ảnh hƣởng đến kết quả đánh giá và nhận diện tình hình tài chính của doanh nghiệp. Cụ thể:

- Trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng khi phân tích các báo cáo tài chính đôi lúc chƣa thật sự chính xác và khách quan.

- Thông tin dùng để phân tích còn nghèo nàn và chủ yếu từ nguồn khách hàng cung cấp nên độ tin cậy không cao.

Kiểm tra và tiếp xúc với khách hàng: hoạt động này đƣợc Chi nhánh

thực hiện khi tiếp nhận hồ sơ vay của doanh nghiệp. Thông qua việc tiếp xúc với doanh nghiệp, Chi nhánh nắm bắt thêm đƣợc những thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc kiểm tra, đánh giá tính xác thực về năng lực pháp lý, năng

lực tài chính và từ đó giúp cán bộ tín dụng có thể phát hiện ra đƣợc những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình cho vay.

Nghiên cứu số liệu tổn thất quá khứ: nhận dạng rủi ro đƣợc Chi nhánh

thực hiện trên cơ sở phân tích các số liệu thống kê trong quá khứ của doanh nghiệp nhằm xác định chính xác rủi ro, hạn chế đƣợc. Các số liệu nghiên cứu đƣợc tham khảo từ hồ sơ lƣu trữ về những tốn thất trong quá khứ của doanh nghiệp và các thông tin tín dụng trên hệ thống CIC.

Phương pháp chuyên gia: Tại Agribank Đà Nẵng việc nhận diện rủi

ro tín dụng còn đƣợc thực hiện dựa trên các cuộc họp thƣờng niên của ban lãnh đạo ngân hàng cùng các trƣởng phó phòng tín dụng và các giám đốc của chi nhánh trực thuộc để từ đó phân tích nhận diện các nguy cơ từ các doanh nghiệp có khả năng dẫn đến rủi ro tín dụng từ đó có biện pháp cụ thể hạn chế rủi ro thấp nhất có thể.

b. Thực trạng đánh giá rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại Agribank Đà Nẵng

Agribank Đà Nẵng đánh giá rủi ro tín dụng doanh nghiệp thông qua 2 quy trình riêng:

+ Đánh giá rủi ro tổng thể trong hoạt động cấp tín dụng doanh nghiệp tại chi nhánh.

+ Đánh giá rủi ro cụ thể từng doanh nghiệp trong quy trình cấp tín dụng doanh nghiệp.

Đánh giá rủi ro tổng thể

Các chỉ tiêu thƣờng đƣợc sử dụng để đánh giá rủi ro tín dụng tại Agribank Đà Nẵng: tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, kết quả phân loại nợ, lãi tồn đọng.

Bảng 2.10. Các chỉ số đánh giá rủi ro tổng thể tại Agribank Đà Nẵng 2013-2015 Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Chênh lệch 2014/2013 Chênh lệch 2015/2014 Tỷ lệ nợ xấu TDDN 2.05 2.25 0.21 0.20 -2.03 Trích lập dự phòng RR TDDN 50,703 62,801 4,890 12,098 -57,911

Lãi tồn đọng cho vay DN 140,359 100,080 56,145 -40,279 -43,935

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013, 2014,2015)

Bảng 2.11. Kết quả phân loại nợ cho vay doanh nghiệp tại Agribank Đà Nẵng 2013-2015 Nhóm nợ 2013 2014 2015 Nhóm 1 3,930,123 3,658,238 4,025,676 Nhóm 2 240,500 410,400 152,000 Nhóm 3 21,720 26,568 2,052 Nhóm 4 34,523 14,306 1,026 Nhóm 5 30,922 52,626 5,814

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013, 2014,2015)

 Đánh giá rủi ro cụ thể từng doanh nghiệp: đƣợc thực hiện theo mô hình xếp hạng tín dụng của Moody’s và Standard&Poors.

Agribank Đà Nẵng đo lƣờng rủi ro tín dụng doanh nghiệp theo hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank.

 Nguyên tắc chấm điểm khách hàng:

-Khách hàng doanh nghiệp đƣợc chấm điểm bằng phƣơng pháp đánh giá các chỉ tiêu tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính.

-Bộ chỉ tiêu tài chính và phi tài chính để chấm điểm khách hàng doanh nghiệp đƣợc xây dựng trên cơ sở 34 ngành đã đƣợc xác định sẵn phù hợp với

đặc thù hoạt động và cơ cấu tín dụng của AGRIBANK. Ứng với mỗi ngành có một bộ chỉ tiêu chấm điểm khách hàng doanh nghiệp.

-Mỗi bộ chỉ tiêu gồm 60 chỉ tiêu: 14 chỉ tiêu tài chính và 46 chỉ tiêu phi tài chính.

Thang điểm tài chính: 100 Thang điểm phi tài chính: 100

Điểm của khách hàng = Điểm các chỉ tiêu tài chính x Trọng số phần tài chính + Điểm các chỉ tiêu phi tài chính x Trọng số phần phi tài chính

Nhƣ vậy, điểm của 1 chỉ tiêu = điểm của chỉ tiêu đó * trọng số nhóm chỉ tiêu (tài chính hay phi tài chính)

 Quy trình chấm điểm đƣợc thực hiện nhƣ sau:

Bƣớc 1 : Thu thập thông tin theo phiếu thu thập thông tin khách hàng. Bƣớc 2 : Xác định ngành nghề lĩnh vực kinh doanh.

Bƣớc 3 : Chấm điểm qui mô doanh nghiệp.

Bƣớc 4: Chấm điểm các chỉ số tài chính, các chỉ số tài chính này đƣợc chấm điểm theo thang điểm của từng ngành.

Bƣớc 5: Chấm điểm các tiêu chí phi tài chính Bƣớc 6: Tổng hợp điểm khách hàng.

 Xếp hạng khách hàng và phân loại nợ

- Sau khi thu đƣợc điểm tổng hợp, hạng và nhóm nợ của khách hàng đƣợc xếp nhƣ sau (thang điểm này áp dụng cho tất cả các loại khách hàng chấm điểm):

Điểm đạt đƣợc Xếp hạng Nhóm nợ 90-100 AAA 1 80-<90 AA 73-<80 A 70-<73 BBB 2 63-<70 BB 60-<63 B 3 56-<60 CCC 53-<56 CC 44-<53 C 4 < 44 D 5

Ngoài việc phân loại nợ theo chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng thì việc phân loại nợ còn đƣợc thực hiện thông qua việc tham khảo các nguồn thông tin bên ngoài điển hình là thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) để lấy thông tin tín dụng hiện tại của doanh nghiệp bao gồm quan hệ tín dụng với những ngân hàng nào, dƣ nợ bao nhiêu và hiện đang ở nhóm nợ nào và lịch sử tín dụng trong 5 năm gần nhất. Cụ thể khách hàng sẽ đƣợc xếp vào nhóm nợ cao nhất theo thông tin từ trung tâm tín dụng quốc gia Việt Nam.

 Đánh giá tín dụng kết hợp

Kết quả đánh giá tín dụng kết hợp sẽ là một trong những căn cứ để Ban tín dụng/Hội đồng tín dụng xét duyệt khoản tín dụng. Dựa vào kết quả của mỗi khách hàng, nhân viên tín dụng sẽ đề xuất ý kiến giải quyết theo hƣớng:

- Phê duyệt những khoản tín dụng đạt kết quả đánh giá tín dụng xếp hạng A trở lên đối với khách hàng mới và duy trì dƣ nợ đối với khách hàng cũ.

Nhận xét về công tác đánh giá và đo lƣờng rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại Agribank Đà Nẵng:

+ Ƣu: tƣơng đối chặt chẽ giúp cho việc nhận diện và kiểm soát rủi ro sẽ tốt hơn.

+ Nhƣợc: việc chấm điểm các tiêu chí dựa trên ý kiến chủ quan của cán bộ quản lý khoản vay theo phiếu thu thập thông tin khách hàng nên nhiều lúc không đƣợc khách quan khiến cho việc nhận diện rủi ro không đƣợc đúng đắn.

c. Thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay DN tại Agribank Đà Nẵng

Việc kiểm soát rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại Agribank Đà Nẵng đƣợc thực hiện trƣớc trong và sau khi cho vay một cách hợp lý đảm bảo phát hiện nhanh và xử lý kịp thời rủi ro tín dụng thông qua các nội dung sau:

Agribank Đà Nẵng thực hiện công tác cho vay theo đúng văn bản, chế độ, quy trình cho vay của Agribank. Điển hình nhƣ việc phân cấp thẩm quyền phê quyệt cho vay tại các chi nhánh loại 3 là 10 tỷ đồng điều này giúp cho việc kiểm soát tín dụng tại hội sở đƣợc chặc chẽ hơn đối với các khoản tín dụng lớn rủi ro cao. Tuy nhiên cũng có những quy định riêng để phù hợp với vùng miền, Agribank Đà Nẵng cho phép các phòng giao dịch vào chi nhánh loại 3 đƣợc quyền quyết định mức lãi suất để có thể linh hoạt với từng khoản vay khác nhau hoặc để cạnh tranh với đối thủ tại những địa bàn cạnh tranh cao nhƣ quận Hải Châu.

Việc kiểm soát rủi ro tín dụng doanh nghiệp cũng đƣợc thực hiện thông qua việc chấm điểm khách hàng hàng quý đặt biệt là các chỉ tiêu tài chính, điều này giúp ngân hàng nhận diện đƣợc rủi ro sớm và có biện pháp để hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất có thể. Nhƣ nếu một doanh nghiệp đang có dƣ nợ tại chi nhánh mà điểm tín dụng vào khoản dƣới 70 điểm tức đƣợc xếp hạng tín dụng vào nhóm 2 sẽ bị đƣa vào diện nợ cần chú ý và cán bộ quản lý khoản vay phải báo lãnh đạo để có biện pháp làm việc với khách hàng về nguyên

nhân và đƣa ra hƣớng giải quyết hoặc duy trì hạn mức tín dụng đã ký để giúp đỡ doanh nghiệp hoặc thoái lui dần hạn mức tín dụng nếu phát hiện việc kinh doanh của doanh nghiệp là khó cứu vãn.

Kiểm tra sau khi cho vay cũng là một bƣớc quan trọng mà Agribank Đà Nẵng đã thực hiện đúng theo quy định của Agribank. Việc kiểm tra đƣợc thực hiện định kỳ sau khi cho vay để xem xét tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp có đúng mục đích vay vốn không, hay tình hình hoạt động kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp. Việc kiểm tra định kỳ cũng giúp cán bộ quản lý khoản vay thấy đƣợc tài sản đảm bảo hiện tại có còn đủ đảm bảo cho khoản tín dụng mà ngân hàng đã cấp hay không. Từ đó có những biện pháp kịp thời để hạn chế rủi ro tín dụng.

Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ quản trị rủi ro: Agribank hiện đang sử dụng phần mềm Ipcasd có tích hợp việc cảnh báo rủi ro thông qua việc báo nợ quá hạn của từng khách hàng, đây cũng chính là công cụ dùng để chấm điểm khách hàng và xếp hạng khách hàng một cách nhánh chóng và chính xác nhất.

Thực hiện các biện pháp đảm bảo tiền vay:

Chi nhánh áp dụng các biện pháp thế chấp, cầm cố, ký quỹ bằng tài sản của khách hàng vay, bảo lãnh của bên thứ 3, tài sản hình thành từ vốn vay.

d. Thực trạng tài trợ rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại Agribank Đà Nẵng

 Lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng

Theo định kỳ hàng quý, Agribank Đà Nẵng tổ chức đánh giá và phân loại nợ, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng để thực hiện trích lập dự phòng rủi ro phục vụ công tác quản lý chất lƣợng tín dụng và đánh giá tình hình kinh doanh của Ngân hàng. Thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo phân loại nợ.

-Nguyên tắc và mức trích lập dự phòng:

Số tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với từng doanh nghiệp đƣợc tính theo công thức: n R= ∑ Ri i=1 R: tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích Ri =(Ai-Ci)x r

Ri: số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng đối với sô dƣ nợ gốc của khoản nợ thứ i

Ai : số dƣ nợ gốc thứ i

Ci: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm của khoản nợ thứ i

r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm đƣợc quy định nhƣ sau: + nhóm 1: 0%

+ nhóm 2: 5% + nhóm 3: 20% + nhóm 4: 50% + nhóm 5: 100%

Và Chi nhánh đã thực hiện việc phân loại nợ thành 5 nhóm: Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn

Nhóm 2: Nợ cần chú ý Nhóm 3: Nợ dƣới tiêu chuẩn Nhóm 4: Nợ nghi ngờ

Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn Nợ nhóm 3, 4, 5 đƣợc xếp là nợ xấu.

Bảng 2.12. Trích lập dự phòng rủi ro của chi nhánh đối với khách hàng Doanh nghiệp trong thời kỳ 2013-2015:

9/2013 9/2014 9/2015 2014/2013 2015/2014

Số tiền trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

50,703 62,801 4,890 12,098 -57,911

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013, 2014,2015)

 Chuyển giao rủi ro tín dụng

- Mua bảo hiểm tín dụng: Trong những trƣờng hợp khách hàng vay vốn bằng tài sản thế chấp là động sản hay những tài sản có khả năng rủi ro hƣ hại tổn thất cao Ngân hàng luôn yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm ba bên mà bên thụ hƣởng là Agribank Đà Nẵng. Trong trƣờng hợp tài sản.

- Bán nợ sang công ty quản lý tài sản VAMC nhằm giảm nợ xấu. Tuy nhiên việc bán nợ sang VAMC cũng chỉ để giảm tỷ lệ nợ xấu chứ không giải quyết đƣợc tài sản vì sau khi bán nợ ngân hàng vẫn là ngƣời phải trực tiếp xử lý và bán tài sản để tài trợ tín dụng.

 Xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ

Đây là một trong những biện pháp tài trợ chính của các khoản vay tại ngân hàng khi rủi ro xuất hiện. Tuy nhiên việc xử lý tài sản đảm bảo tại Agribank Đà Nẵng còn tồn tại nhiều vấn đề khiến việc xử lý tài sản chƣa đƣợc nhanh chóng khiến ngân hàng bị tổn thất lớn do khoản nợ xấu, nợ ngoại bảng bị tồn đọng lâu ảnh hƣởng đến tài chính của ngân hàng.

Bảng 2.13. Kết quả thu hồi nợ xử lý rủi ro và nợ bán VAMC qua xử lý tài sản

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014

Thu hồi nợ đã bán VAMC

0 17,606 56,565 17,606 38,959

Thu hồi nợ XLRR 8,730 7,996 28,864 -734 20,868

KẾT U N CHƢƠNG 2

Trong Chƣơng 2, qua các phân tích, nhận xét, đánh giá về thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Agribank Đà nẵng trong giai đoạn 2013 – 2015, thấy rằng công tác này tại Chi nhánh bên cạnh các mặt đạt đƣợc vẫn còn những hạn chế, tồn tại. Từ những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng, tác giả sẽ đƣa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Agribank Đà Nẵng ở Chƣơng 3.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN

HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHAT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

3.1. ĐỊNH HƢỚNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA AGRIBANK ĐÀ NẴNG ĐẾN N M 2017

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh đà nẵng (Trang 70 - 81)