Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh đà nẵng (Trang 67 - 70)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.1Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam

a. Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam

Mô hình quản trị rủi ro tín dụng đƣợc xây dựng theo mô hình quản trị phân quyền dựa trên cơ sở các chính sách và nguyên tắc đƣợc điều hành tập trung.

Trong đó Ban Tín dụng chịu trách nhiệm xây dựng văn hóa và toàn bộ các chính sách và quy tắc quản trị chung cho việc quản trị tín dụng tại ngân hàng. Đồng thời các ban nghiệp vụ dựa trên những chính sách và nguyên tắc đó trực tiếp thực hiện các giao dịch tín dụng, quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng.

Mô hình quản trị rủi ro tín dụng này hƣớng tới: - Xác định mức chấp nhận rủi ro tín dụng phù hợp.

- Xây dựng quy trình cấp tín dụng thống nhất và khoa học.

- Duy trì một quy trình nhận diện giám sát và đo lƣờng rủi ro hợp lý. - Bảo đảm kiểm soát chặt chẽ đối với rủi ro tín dụng.

- Thu hút khách hàng và dự án tín dụng tốt.

b. Cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam

Sơ đồ 2.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng tại trung tâm điều hành

(Nguồn: Sổ tay tín dụng ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam)

Trung tâm điều hành chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện các chính sách, quy trình và các quy định về quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng. Trong đó:

-Tổng giám đốc là ngƣời có quyền hạn cao nhất, chỉ đạo các Ban nghiệp vụ hoạch định chiến lƣợc quản trị rủi ro tín dụng. Là ngƣời quyết định cuối cùng trong việc ban hành các chính sách quản trị rủi ro tín dụng.

-Các Phòng ban nghiệp vụ tín dụng có chức năng tham mƣu cho HĐQT, Tổng Giám đốc trong việc nghiên cứu đề xuất cải tiến thủ tục cho vay tạo

Ban Quản lý dự án UTĐT Hội đồng quản trị Phó Tổng Giám đốc phụ trách tín dụng Tổng giám đốc

Kiểm tra giám sát tín dụng độc lập Ban Tín dụng Ban Thẩm định dự án Ban Quan hệ quốc tế Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Trung tâm Phòng ngừa và xử lý rủi ro

thuận lợi cho khách hàng, các mô hình quản trị rủi ro tín dụng có hiệu quả, tổ chức xây dựng chiến lƣợc phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng nhằm mục tiêu phát triển kinh doanh an toàn, hiệu quả của Agribank Việt Nam.

- Kiểm tra và giám sát tín dụng độc lập là một bộ phận thuộc Ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ, hoạt động hoàn toàn độc lập với các Ban nghiệp vụ tín dụng nhắm đảm bảo quản trị rủi ro tín dụng một cách khách quan.

Cơ cấu quản trị rủi ro tín dụng tại Sở Giao dịch và các Chi nhánh Agribank bao gồm:

- Phòng Tín dụng có chức năng phân tích danh mục khách hàng để lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao; thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền; thƣờng xuyên phân loại nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hƣớng khắc phục.

- Phòng Thẩm định có chức năng thẩm định các khoản vay do Giám đốc Chi nhánh quy định, chỉ định theo ủy quyền của Tổng Giám đốc; thu thập và quản trị các thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng

- Bộ phận Kiểm tra và giám sát tín dụng độc lập chi nhánh có nhiệm vụ đánh giá mức độ rủi ro của danh mục tín dụng và qui trình quản trị rủi ro tín dụng từ góc độ kinh doanh của từng phòng ban nghiệp vụ tại chi nhánh; thƣờng xuyên kiểm tra và đánh giá việc nghiêm túc hấp hành pháp luật, các quy định của Agribank Việt Nam trong lĩnh vực tín dụng tại chi nhánh nhằm kịp thời phát hiện những vi phạm, sai lệch và khuyết điểm trong hoạt động cho vay doanh nghiệp trên địa bàn chi nhánh để từ đó đƣa ra các biện pháp chấn chỉnh, sửa đổi và khắc phục có hiệu quả; đồng thời đƣa ra các kiến nghị cải thiện chính sách, qui định và thủ tục cho vay và quản trị rủi ro tín dụng lên Trung tâm điều hành nghiên cứu và thực hiện.

Sơ đồ 2.5. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh các cấp

c. Mục tiêu quản trị rủi ro trong giai đoạn này

Nợ xấu tại các NHTM Việt Nam không phải mới phát sinh trong những năm gần đây, mà thực chất đã tích tụ từ nhiều năm trƣớc. Khi tình hình kinh tế vĩ mô xấu đi, hoạt động sản xuất kinh doanh trì trệ, môi trƣờng kinh doanh gặp nhiều biến động ảnh hƣởng lớn đến doanh nghiệp thì cũng là lúc nợ xấu nảy nở.

Agribank cũng bị ảnh hƣởng lớn, tỷ lệ nợ xấu của Agribank Việt Nam có xu hƣớng tăng dần. Nếu nhƣ năm 2010 3,75%, thì đến năm 2013 chiếm 7,75%, năm 2014 chiếm 7,64%. Trƣớc tình hình đó, Agribank đặt mục tiêu đạt tỷ lệ nợ xấu dƣới 3% và mục tiêu này đƣợc nhấn mạnh trong công tác quản trị rủi ro tại các chi nhánh thuộc Agribank trong đó có Agribank Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh đà nẵng (Trang 67 - 70)