Quy trình quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh đà nẵng (Trang 34 - 48)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2.Quy trình quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp

Quy trình quản trị rủi ro đƣợc phân thành 4 giai đoạn, nhƣng các khâu trong quy trình này lại luôn có mối liên hệ gắn bó với nhau và tạo thành một chu trình khép kín để đảm bảo kiểm soát đƣợc rủi ro theo mục tiêu đã đề ra. Cụ thể các giai đoạn nhƣ sau:

a. Nhận dạng rủi ro

Nhận diện rủi ro tín dụng là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các hoạt động kinh doanh của ngân hàng có thể gây ra rủi ro tín dụng. Nhận diện rủi ro tín dụng bao gồm các công việc theo dõi rủi ro, xem xét rủi ro, nghiên cứu môi trƣờng hoạt động cụ thể nhằm thống kê rủi ro để đề ra biện

pháp kiểm soát và tài trợ phù hợp, từ đó giúp ngân hàng có thể nhận biết và sớm có biện pháp xử lý các vấn đề phát sinh một cách có hiệu quả.

Để nhận diện các rủi ro, nhà quản trị phải lập đƣợc các bảng liệt kê tất cả các dạng rủi ro đã, đang và sẽ có thể xuất hiện bằng các phƣơng pháp:

- Lập bảng câu hỏi nghiên cứu về rủi ro và tiến hành điều tra: là phƣơng pháp thông qua các câu hỏi xung quanh những vấn đề có thể xảy ra, để từ đó nhận dạng và đánh giá mức độ tác động của từng loại rủi ro.

- Phân tích báo cáo tài chính của KH: đây là phƣơng pháp phổ biến nhất mà ngân hàng có thể tiếp cận để ra quyết định đầu tƣ/cho vay của mình. Khi phân tích báo cáo tài chính giúp ngân hàng đánh giá đƣợc tình hình tài chính hiện tại của doanh nghiệp, từ đó đƣa ra các cơ sở hợp lý cho việc dự đoán tƣơng lai. Trong hoạt động nhận dạng rủi ro, các báo cáo tài chính đóng vai trò rất quan trọng trong việc xem xét, ra quyết định của các nhà đầu tƣ.

- Thanh tra hiện trƣờng: là một việc phải làm đối với nhà quản trị rủi ro. Đây là phƣơng pháp nhận diện rủi ro nhờ vào việc quan sát, theo dõi trực tiếp tình hình thực tế về địa điểm thực hiện phƣơng án, dự án sản xuất kinh doanh, quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng…sau đó sẽ tiến hành phân tích, đánh giá để nhận dạng rủi ro.

- Quy tắc Pareto: khoảng 80% kết quả là do 20% nguyên nhân gây ra. Sử dụng lý thuyết Pareto cực kỳ hữu ích trong việc lập kế hoạch, phân tích, xử lý lỗi, giải quyết vấn đề và đƣa ra quyết định, và quản lý thay đổi, đặc biệt khi mở rộng đánh giá và các cơ sở cần kiểm tra.

- Phƣơng pháp chuyên gia: Các chuyên gia đƣợc mời đến để xem xét tất cả các khía cạnh của tín dụng và đề xuất rủi ro có thể dựa vào kinh nghiệm và lĩnh vực chuyên môn của họ.

- Giao tiếp với các tổ chức chuyên nghiệp: các tổ chức chuyên nghiệp đánh giá tín dụng và rủi ro tín dụng. Đánh giá tín dụng thƣờng dựa trên mức độ tin cậy

ƣớc tính của từng cá nhân, công ty hoặc thậm chí một quốc gia.Đây là một đánh giá của văn phòng tín dụng dựa trên lịch sử tổng thể của KH. Đánh giá tín dụng cũng đƣợc biết đến nhƣ sự đánh giá khả năng để trả nợ, đƣợc chuẩn bị bởi cơ quan tín dụng theo yêu cầu của ngƣời cho vay. Thông thƣờng, các công ty đánh giá tín dụng cho ngân hàng biết xác suất của các đối tƣợng có khả năng trả lại khoản vay hay không, Một đánh giá tín dụng xấu cho thấy khách hàng vay không trả nợ đúng kỳ (hoặc không có khả năng trả nợ), và do đó dẫn đến lãi suất cao hoặc từ chối các khoản vay của chủ nợ.

- Phân tích hợp đồng: đây là phƣơng pháp dựa vào việc phân tích tính pháp lý cũng nhƣ các điều khoản của hợp đồng kinh tế của khách hàng nhằm phát hiện các rủi ro có thể xảy ra ảnh hƣởng đến tiến độ sản xuất kinh doanh, rủi ro trong khâu ký kết, rủi ro trong thanh toán… để qua đó đàm phán xây dựng hợp đồng theo hƣớng giảm thiểu các rủi ro.

- Phân tích lƣu đồ: là một phƣơng pháp giúp chúng ta có thể liệt kê trình tự các bƣớc đối với một quy trình đầu tƣ tài chính. Từ những bƣớc liệt kê này, chúng ta có thể dễ dàng các rủi ro khi thực hiện từng bƣớc, đề từ đó có những biện pháp khắc phục cụ thể và hiệu quả.

- Thu thập thông tin: ngân hàng sẽ tiến hành thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, từ khách hàng cung cấp, trung tâm thông tin tín dụng CIC, từ đối tác của khách hàng, tạp chí, truyền hình, internet…giúp ngân hàng có cái nhìn tổng quát, thêm nhiều thông tin về khách hàng vay vốn, khắc phục những rủi ro do thông tin bất cân xứng, nhiều thông tin về đánh giá khách hàng.

- Nghiên cứu các số liệu tổn thất trong quá khứ: số liệu thống kê cho phép các nhà quản trị rủi ro đánh giá xu hƣớng phát triển của các tổn thất mà doanh nghiệp đã trải qua và đang đối mặt. Mặt khác các số liệu này còn giúp các nhà quản trị rủi ro phân tích đƣợc các vấn đề nhƣ nguyên nhân, thời điểm, vị trí xảy ra sự cố và tất cả các yếu tố hiểm họa hoặc các yếu tố đặc biệt nào

đó ảnh hƣởng đến rủi ro. Khi thu thập đƣợc một số lƣợng đủ lớn các dữ liệu về tổn thất trong quá khứ, nhà quản trị rủi ro có thể dùng các thông tin này để lập dự toán tổng chi phí tổn thất và quỹ dự phòng rủi ro bằng nguồn vốn tự có của doanh nghiệp.

b. Đo lường rủi ro tín dụng

Đo lƣờng rủi ro tín dụng là việc ngân hàng xây dựng mô hình thích hợp để lƣợng hóa mức độ rủi ro tín dụng. Từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn tối đa đối với một khách hàng cũng nhƣ để trích lập dự phòng để tài trợ cho rủi ro tín dụng. Để đo lƣờng rủi ro, ngân hàng cần thu thập số liệu, thông tin và phân tích, đánh giá rủi ro. Trên cơ sở kết quả thu thập đƣợc, lập ma trận đo lƣờng rủi ro.

Đối với RRTD tổng thể, ngân hàng có thể đo lƣờng qua việc tính toán các chỉ tiêu nhƣ quy mô dƣ nợ, cơ cấu dƣ nợ, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, hệ số rủi ro tín dụng, dự phòng rủi ro…

Còn để đo lƣờng rủi ro tín dụng đối với từng doanh nghiệp thì hầu hết các ngân hàng thƣơng mại sử dụng mô hình định lƣợng sau:

Mô hình điểm số Z: là mô hình do E.I.Altman hình thành để cho điểm

tín dụng đối với các công ty sản xuất của Mỹ. Đại lƣợng Z là thƣớc đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với ngƣời vay và phụ thuộc vào:

(1). Trị số của các chỉ số tài chính của ngƣời vay (Xj).

(2). Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của ngƣời vay trong quá khứ.

Từ đó. Altman đi đến mô hình cho điểm nhƣ sau: Z= 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5

Trong đó:

X1 = tỷ số “Vốn lƣu động ròng/Tổng tài sản”. X2 = tỷ số “Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản”.

X3 = tỷ số “Lợi nhuận trƣớc thuế và tiền lãi/Tổng tài sản”. X4 = tỷ số “Thị giá cổ phiếu/Giá trị ghi sổ của nợ dài hạn”. X5 = tỷ số “Doanh thu/Tổng tài sản”.

Trị số Z càng cao, thì ngƣời vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Nhƣ vậy, khi trị số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ để xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao.

Theo mô hình cho điểm “Z” của Altman, bất cứ công ty nào có điểm số Z thấp hơn 1,81 phải xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao. Căn cứ vào kết luận này, ngân hàng sẽ không cấp tín dụng cho khách hàng này cho đến khi cải thiện đƣợc điểm số Z lớn hơn 1,81.

Ƣu điểm: Kỹ thuật đo lƣờng rủi ro tín dụng tƣơng đối đơn giản.

Nhƣợc điểm: Mô hình này chỉ cho phép phân biệt khách hàng thành 2 nhóm: có rủi ro và không có rủi ro. Trong thực tế, mức độ rủi ro tín dụng tiềm ẩn ở mỗi khách hàng là khác nhau nhƣ chậm trả lãi, chậm trả gốc, không trả lãi đƣợc và không có khả năng trả gốc. Do đó, sẽ có một nhóm khách hàng không thể áp dụng đƣợc mô hình này để đánh giá. Mô hình này chƣa bao quát đƣợc hết các yếu tố mang tính định tính tác động đến rủi ro tín dụng của một khách hàng nhƣ sự thay đổi của nền kinh tế, mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng, những lợi thế thƣơng mại của khách hàng.... Điều này hàm ý, cần có một mô hình cho điểm chính xác hơn, toàn diện hơn theo nhiều thang điểm để phân loại khách hàng thành nhiều nhóm tƣơng ứng với các mức độ rủi ro khác nhau.

Không có lý do rõ ràng để giải thích sự bất biến về tầm quan trọng của các biến số theo thời gian, dù là trong ngắn hạn. Tƣơng tự nhƣ vây, các biến số (Xj) cũng không phải là bất biến, đặc biệt là khi điều kiện thị trƣờng và kinh doanh thƣờng xuyên thay đổi. Ngoài ra, mô hình cũng giả thuyết rằng các biến số Xj là hoàn toàn độc lập không phụ thuộc lẫn nhau.

Mô hình không tính đến một số nhân tố quan trọng nhƣng khó lƣợng hóa, nhƣng lại ảnh hƣởng đáng kể đến mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng. Nhìn chung, các nhân tố này thƣờng không đƣợc đề cập trong mô hình ghi điểm tín dụng “Z”. Mặt khác, mô hình cho điểm thƣờng không sử dụng các thông tin đại chúng có sẵn, nhƣ giá cả thị trƣờng của các tài sản tài chính…

Chấm điểm tín dụng

Chấm điểm tín dụng là kỹ thuật sử dụng các dữ liệu nghiên cứu thống kê và hoạt động để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng đối với khách hàng. Điểm tín dụng thể hiện ở một con số do ngân hàng xác định dựa trên cơ sở phân tích thống kê của chuyên viên tín dụng, của phòng tín dụng hoặc của công ty chuyên thực hiện dịch vụ chấm điểm tín dụng.

Ở Việt Nam, một số NHTM cũng đã quan tâm và triển khai thực hiện dịch vụ chấm điểm tín dụng đối với khách hàng, tuy nhiên việc này cũng chƣa đƣợc áp dụng phổ biến rộng rãi vì còn trong quá trình thử nghiệm và cần hoàn thiện dần.

Ở Mỹ, The US Fair Isaac Company (FICO) là công ty phát triển hệ thống chấm điểm tín dụng tự động vào những năm 1960 và 1970. Điểm tín dụng do FICO xây dựng có giới hạn từ 300 đến 850, điểm trung bình là 720 và điểm càng cao thì rủi ro tín dụng càng thấp. Hệ thống tín dụng FICO dựa vào 5 yếu tố với trọng số nhƣ bảng sau:

Bảng 1.2. Các yếu tố xem xét khi chấm điểm tín dụng của FICO

Yếu tố Trọng số (%) Giải thích

Lịch sử thanh

toán nợ 35

Thanh toán nợ đúng hạn không? Có lần nào không trả nợ hay không?

Trị giá khoản tín

Thời hạn tín dụng 15 Khoản tín dụng có thời hạn bao lâu? Lịch sử quan hệ

tín dụng 10

Đây có phải là khoản tín dụng mới hay không? Còn khoản tín dụng nào khác nữa không?

Loại tín dụng 10 Trả góp tiêu dùng hay mua bất động sản?

Dựa vào các yếu tố tác động với trọng số nêu trên, FICO xây dựng thang điểm và chấm điểm tín dụng. Sau đây là ví dụ về kết quả chấm điểm và xếp loại tín dụng theo hệ thống chấm điểm của FICO:

Bảng 1.3. Ví dụ về kết quả chấm điểm theo hệ thống chấm điểm của FICO

Điểm tín dụng FICO Xác suất mất khả năng trả nợ

Trên 800 1%

Từ 700 – 799 5%

Từ 680 – 699 15%

Từ 500 – 679 71%

Dựa vào quan hệ giữa điểm và xác suất mất khả năng trả nợ do FICO xây dựng, các ngân hàng quyết định “điểm ngƣỡng” của mình tuỳ thuộc vào khả năng chấp nhập rủi ro của ngân hàng.

Bảng 1.4. Ví dụ về xếp loại tín dụng theo hệ thống chấm điểm của FICO

Điểm tín dụng FICO Kết quả xếp loại

Từ 720 trở lên Rất tốt

Từ 680 – 719 Tốt

Từ 620 – 679 Trung bình

Từ 585 – 619 Rủi ro cao

Trên đây đã trình bày hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng nhƣ là những biện pháp quản lý nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng. Trên thực tế, công việc này đã đƣợc vi tính hoá, hầu hết các ngân hàng ngày nay đều sử dụng hệ thống vi tính để thực hiện công việc chấm điểm tín dụng. Với hệ thống chấm điểm vi tính hoá, nhân viên tín dụng chỉ cần thu thập dữ liệu từ hồ sơ vay của khách hàng nhập vào hệ thống. Hệ thống sẽ tự động chạy chƣơng trình chấm điểm và cho ra kết quả. Dựa vào kết quả chấm điểm, nhân viên tín dụng sẽ đề nghị và trình lãnh đạo cấp trên duyệt chấp nhận hoặc từ chối cho vay. Nhờ vậy, việc chấm điểm tín dụng trở nên nhanh chóng và đơn giản. Tuy nhiên, việc chấm điểm và quyết định cho vay nhƣ thế chủ yếu dựa vào các mô hình thống kê, do đó vẫn còn tiềm ẩn rủi ro.

Mô hình xếp hạng của Moody’s và Standard & poor’s

Đây là mô hình đo lƣờng rủi ro tín dụng hiện đại, đòi hỏi ngân hàng phải có phần mềm quản lý tập trung. Khách hàng đề nghị cấp tín dụng sẽ đƣợc chấm điểm dựa trên các yếu tố tài chính và phi tài chính nhƣ: Tình hình tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh, hiệu quả dự án hoặc phƣơng án vay vốn, mối quan hệ với khách hàng và các đối tác.

Rủi ro tín dụng trong cho vay và đầu tƣ đƣợc thể hiện bằng việc xếp hạng khoản cho vay. Việc xếp hạng này đƣợc thực hiện bởi một số dịch vụ xếp hạng tƣ nhân, trong đó có Moody và Standard&Poor’s là những dịch vụ tốt nhất.

Đối với Moody xếp hạng cao nhất là Aaa, còn Standard & Poor là AAA. Việc xếp hạng giảm dần từ Aa ( Moody) và AA ( Standard & Poor), sau đó thấp dần để phản ánh rủi ro không đƣợc hoàn vốn cao.

Bảng 1.5. Mô hình xếp hạng của MOODY’S và STANDARD & POOR’S MÔ HÌNH XẾP HẠNG TÌNH TRẠNG KHOẢN TÍN DỤNG MOODY'S Aaa Chất lƣợng cao nhất Aa Chất lƣợng cao A Chất lƣợng trên trung bình Baa Chất lƣợng trung bình

Ba Chất lƣợng trung bình, mang yếu tố đầu cơ

B Chất lƣợng dƣới trung bình

Caa Chất lƣợng kém

Ca Mang tính đầu cơ, dễ vỡ nợ

C Chất lƣợng kém nhất STANDARD & POOR'S AAA Chất lƣợng cao nhất AA Chất lƣợng cao A Chất lƣợng trên trung bình BBB Chất lƣợng trung bình

BB Chất lƣợng trung bình, mang yếu tố đầu cơ

B Chất lƣợng dƣới trung bình

CCC Chất lƣợng kém

CC Mang tính đầu cơ, dễ vỡ nợ

C Chất lƣợng kém nhất

c. Kiểm soát rủi ro tín dụng

Kiểm soát rủi ro tín dụng là việc ngân hàng thực hiện các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lƣợc và những quá trình nhằm tối thiểu khả năng rủi ro xảy ra, cũng nhƣ hạn chế tối đa thiệt hại một khi rủi ro tín dụng xảy ra.

Căn cứ vào mức độ rủi ro đã đƣợc tính toán, các hệ số an toàn tài chính và khả năng chấp nhận rủi ro mà có những biện pháp phòng chống khác nhau nhằm làm giảm mức độ thiệt hại do rủi ro gây ra. Bao gồm các biện pháp nhƣ sau:

- Né trảnh rủi ro: là né tránh những hoạt động đối tƣợng khách hàng/khoản tín dụng có thể làm phát sinh tổn thất bởi việc không thừa nhận nó ngay từ đầu, hoặc loại bỏ nguyên nhân tổn thất do thừa nhân. Thông qua hoạt động thẩm định, xếp loại và sàng lọc khách hàng: đối với những khách hàng đã thấy rõ ràng là có chứa rủi ro lớn, không phù hợp với chính sách cho vay thì biện pháp tốt nhất là né tránh, từ chối cho vay.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh đà nẵng (Trang 34 - 48)