Thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp của Agribank

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh đà nẵng (Trang 59 - 67)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2.Thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp của Agribank

Agribank Đà Nẵng giai đoạn 2013 – 2015

a. Thực trạng nợ xấu trong cho vay doanh nghiệp của Agribank Đà Nẵng giai đoạn 2013 – 2015

Xét trên toàn ngành ngân hàng, năm 2010, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM chƣa tính nợ của Vinashin thì chỉ 2,52%, tƣơng đƣơng khoảng 58.000 tỉ đồng. Con số khá nhỏ và trong tầm kiểm soát, mặc dù gia tăng khá nhiều so với năm 2009 là 2,05%. Và các NHTM phải tự xử lý nợ xấu thông qua trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định hoặc phát mãi tài sản bảo đảm hoặc tái cơ cấu lại nợ vay.

Theo con số thống kê đƣợc công bố cho thấy, tỷ lệ nợ xấu giữa các năm có sự biến động trên mức 3%. Năm 2011, nợ xấu bắt đầu gia tăng về giá trị, chiếm hơn 3,3% tổng dƣ nợ Đặc biệt vào năm 2012, tỷ lệ nợ xấu lên đến con số 4,09%. Năm 2013, đánh dấu sự ra đời của VAMC ( Công ty Mua bán nợ quốc gia), đã làm cho tỉ lệ nợ xấu có xu hƣớng giảm.

Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ nợ xấu ngành ngân hàng 2011-2015

Nguồn: http://www.academia.edu Năm 2011, tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng ở mức 3,4% - 3,8% tổng dƣ nợ và tăng lên mức 4,09% ở năm 2012. Vào tháng 4/ 2013, tỷ lệ nợ giảm đáng kể xuống còn 3,79%. Nếu nhƣ tháng 12/2014, tỷ lệ nợ xấu toàn ngành là 3,25% thì sang tháng 1/2015 tăng lên 3,46% và lên 3,59% trong tháng 2/2015. Nợ xấu đầu năm thƣờng tăng so với cuối năm trƣớc do các tổ chức tín dụng tích cực xử lý nợ xấu trong những tháng cuối năm.

So với tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành thì tỷ lệ nợ xấu của Agribank chi nhánh Đà Nẵng vẫn ở mức thấp, hầu nhƣ dƣới 3%.

Tuy nhiên không thể chỉ dựa vào chỉ số này mà có thể kết luận việc quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Agribank Đà Nẵng là hiệu quả bởi vì:

+ Cũng giống nhƣ ngành tỷ lệ nợ xấu trong cho vay doanh nghiệp tại Agribank Đà Nẵng những quý đầu năm thƣờng tăng so với cuối năm trƣớc do các tổ chức thƣờng tích cực xử lý nợ xấu vào cuối năm. Nhƣng chủ yếu tỷ lệ nợ xấu giảm là do trong năm 2014 và 2015 ngân hàng đã thực hiện bán nợ cho VAMC theo chỉ đạo của chính phủ để giảm tỷ lệ nợ xấu. Cụ thể:

Bảng 2.5. Tỷ lệ nợ xấu cho vay doanh nghiệp của Agribank Đà Nẵng 2013- 2015

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Dƣ nợ cho vay DN 4.257.788 4.162.138 4.186.568

Nợ xấu DN 87.165 93.500 45.110

Tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp 2,05 2,25 1,08

Nợ bán VAMC 0 73.500 150.520

Tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp có

tính khoản bán nợ VAMC 2,05 3,94 4,51

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013, 2014,2015)

Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ nợ xấu cho vay doanh nghiệp của Agribank Đà Nẵng 2013- 2015 so với tỷ lệ nợ xấu của Ngành

Từ đây có thể thấy rõ hơn nếu tính cả dƣ nợ bán VAMC thì tỷ lệ nợ xấu trong cho vay doanh nghiệp tại Agribank Đà Nẵng vẫn tƣơng đối cao cho thấy việc quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Agribank Đà Nẵng vẫn chƣa hiệu quả.

Sau khi bán nợ khoản nợ xấu chỉ không tính vào dƣ nợ còn việc xử lý nợ bán VAMC vẫn do ngân hàng thực hiện do đó ngân hàng cần có những biện pháp cụ thể để xử lý dƣ nợ đã bán VAMC tránh gây tổn hại sâu hơn cho ngân hàng.

b. RRTD trong cho vay DN tại Agribank Đà Nẵng phân theo thời hạn

Bảng 2.6. Tình hình RRTD trong cho vay DN phân theo thời hạn 2013-2015 ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

1. Dư nợ cho vay DN 4.257.788 4.162.138 4.186.568

a. Ngắn hạn 2.194.033 2.226.861 2.249.309 b. Trung, dài hạn 2.063.755 1.935.277 1.937.259 2. Nợ xấu 87.165 93.500 45.110 a. Ngắn hạn 37.528 38.343 18.946 b. Trung, dài hạn 49.637 55.157 26.164 3. Tỷ lệ nợ xấu 2,05 2,25 1,08 a. Ngắn hạn 1,71 1,72 0,84 b. Trung, dài hạn 2,41 2,85 1,35

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013, 2014,2015)

Nhìn vào bảng 2.6 về dƣ nợ cho vay DN phân theo kỳ hạn ta thấy: cho vay ngắn hạn và trung hạn chiếm tỷ lệ tƣơng đƣơng nhau trong tổng dƣ nợ trong đó dƣ nợ ngắn hạn chiếm gần 55% còn dƣ nợ trung dài hạn chiếm 45%.

Tƣơng ứng với dƣ nợ cho vay thì nợ xấu cho vay DN chiếm tỷ trọng khá cao. Cũng chính từ sự biến đổi không đồng đều qua các năm làm cho tỷ lệ nợ

xấu tăng giảm liên tục. Nếu nhƣ năm 2013 tỷ lệ nợ xấu trung và dài hạn là 2,41% thì năm 2014 tiếp tục tăng lên đến 2,85% đến năm 2015 thì giảm chỉ còn ở mức 1,35%. Điều này cho thấy việc kiểm soát tỷ lệ nợ xấu trong cho vay trung và dài hạn đối với DN tƣơng đối tốt. Tuy nhiên nợ xấu cho vay doanh nghiệp lại tập trung chủ yếu vào cho vay trung dài hạn cụ thể năm 2013 là 2,41% năm 2014 là 2,85% còn năm 2015 là 1,35%.

Năm 2015 tỷ lệ nợ xấu cho vay DN giảm đáng kể chỉ còn 1,08% thì trung và dài hạn đã giảm đến 1,5% từ 2,85% xuống chỉ còn 1,35%. Qua cơ cấu vốn ta thấy đối với cho vay DN thì chi nhánh nên tiếp tục giảm tỷ lệ cho vay trung và dài hạn, tăng tỷ lệ cho vay ngắn hạn. Đồng thời tăng cƣờng công tác đôn đốc, thu hồi các khoản nợ có khả năng mất vốn để giảm tỷ lệ nợ xấu nhằm giảm thiểu rủi ro trong cho vay DN.

c. RRTD trong cho vay doanh nghiệp theo thành phần kinh tế

Bảng 2.7. Tình hình RRTD trong cho vay DN phân theo thành phần kinh tế 2013-2015

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Dƣ nợ Nợ xấu Tỷ lệ (%) Dƣ nợ Nợ xấu Tỷ lệ (%) Dƣ nợ Nợ xấu Tỷ lệ (%) DN tƣ nhân 234.953 823 0,35 152.049 6.480 4,26 157.640 1.691 1,07 Công ty cổ phần 1.598.917 21.984 1,37 1.822.230 22.952 1,26 1.872.673 13.172 0,70 Công ty TNHH 1.910.825 46.847 2,45 1.742.154 45.098 2,59 1.783.964 25.720 1,44 DN nhà nƣớc 446.390 17.410 3,90 362.230 18.851 5,20 316.300 4.415 1,40 Tổ chức khác 66.703 101 0,15 83.475 119 0,14 55.991 112 0,20 Tổng cộng 4.257.788 87.165 2,05 4.162.138 93.500 2,25 4.186.568 45.110 1,08

Dựa vào bảng ta thấy dƣ nợ của công ty cổ phần chiếm tỷ lệ tƣơng đối lớn trong tổng dƣ nợ là 38% năm 2013 và trên 40% trong hai năm tiếp theo và tăng đều qua các năm. Tuy nhiên nợ xấu của nhóm này cũng tăng theo từ 21.984 triệu đồng năm 2013 lên 22.952 triệu đồng năm 2014 chỉ đến năm 2015 thì giảm là do cuối năm 2014 thực hiện chỉ đạo của chính phủ chi nhánh đã tập trung bán nợ cho VAMC để giảm tỷ lệ nợ xấu. Từ đó ta thấy đƣợc tỷ lệ nợ xấu trong cho vay công ty công ty cổ phẩn tỷ lệ thuận với dƣ nợ của nhóm này cho thấy mức độ rủi ro trong cho vay công ty cổ phần.

Tiếp đến là nhóm cho vay công ty TNHH cũng chiếm tỷ lệ tƣơng đối cao trong tổng dƣ nợ vào các năm đều trên 40% và nợ xấu ở nhóm này cũng tƣơng đối cao năm 2013 tỷ lệ nợ xấu ở mức 2,45% và tăng lên 2,59% vào năm 2014. Điều này cho thấy việc cho vay công ty TNHH cũng đáng lƣu ý vì mức độ rủi ro tƣơng đối cao.

Theo bảng ta cũng thấy dƣ nợ của các doanh nghiệp nhà nƣớc tuy chiếm tỷ lệ thấp nhƣng nợ xấu lại tƣơng đối cao năm 2013 là 3,9%, năm 2014 là 5,2% đến năm 2015 giảm còn 1,4%. Tuy NHNo&PTNT Chi nhánh Đà Nẵng là ngân hàng nhà nƣớc nhƣng việc cho vay hầu nhƣ chỉ giới hạn trong các chỉ đạo trực tiếp của chính phủ để giảm tối đa rủi ro vì loại hình DN này còn mang tính bao cấp và có nhiều bất cập, tiềm ẩn nhiều rủi ro trong hoạt động SXKD.

Nhìn chung, nợ xấu chỉ tập trung ở 2 nhóm thành phần kinh tế là công ty TNHH và công ty CP. Nhƣ vậy, CN cần nổ lực không ngừng trong việc thu hồi nợ và xử lý các khoản nợ xấu đối với thành phần này, làm cho nợ xấu ở dƣới mức cho phép.

Tóm lại, qua số liệu phân tích ở trên cho thấy các thành phần kinh tế có quan hệ với ngân hàng thì thành phần công ty TNHH, công ty cổ phần đang chiếm tỷ lệ nợ cao và cũng là thành phần gây thiệt hại cho ngân hàng. Chính vì

vậy, ngân hàng cần có biện pháp nhằm hạn chế tình trạng trên dù là nguyên nhân chủ quan hay khách quan nhằm góp phần giảm rủi ro cho vay tại ngân hàng.

d. RRTD trong cho vay DN theo ngành sản xuất kinh doanh của DN

Bảng 2.8. Tình hình RRTD trong cho vay DN theo ngành sản xuất kinh doanh 2013-2015

ĐVT: Triệu đồng

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Dƣ nợ Nợ xấu Tỷ lệ (%) Dƣ nợ Nợ xấu Tỷ lệ (%) Dƣ nợ Nợ xấu Tỷ lệ (%) Nông-Lâm- Thủy hải sản 289.959 9.888 3,41 231.010 11.181 4,84 238.280 8.787 3,69 Công nghiệp- khai khoáng- xây dựng 1.886.609 42.801 2,27 1.835.192 49.722 2,71 1.636.919 17.050 1,04 Thƣơng mại 1.021.369 5.822 0,57 1.174.863 7.989 0,68 1.349.892 3.270 0,24 Dịch vụ,vận tải 456.308 228 0,05 508.068 406 0,08 644.208 164 0,03

Cho vay kinh doanh bất

động sản 603.543 28.427 4,71 413.004 24.202 5,86 317.269 15.839 4,99

Tổng cộng 4.257.788 87.165 2,05 4.162.138 93.500 2,25 4.186.568 45.110 1,08

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013, 2014,2015)

Từ bảng ta thấy rằng tỷ lệ nợ xấu tập trung cáo tại ba ngành chính là Nông-lâm-thủy hải sản, công nghiệp-khai khoáng-xây dựng và cho vay kinh doanh bất động sản. Không những thế việc tăng lên của tỷ lệ nợ xấu từ 2.05% năm 2013 lên 2.25% năm 2014 là do sự tăng nợ xấu của ba ngành này. Nguyên nhân chính của tình hình này là do ảnh hƣởng từ môi trƣờng kinh doanh:

 Thị trƣờng bất động sản đóng băng, nền kinh tế suy giảm, hàng tồn kho tăng cao,tốc độ tiêu thụ sản phẩm chậm và công nợ tăng dẫn đến nhiều doanh nghiệp không trả nợ đúng hạn

 Tính thanh khoản của thị trƣờng bất động sản cùng với nền kinh tế gặp nhiều khó khăn làm cho việc xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ bị kéo dài.

 Tình trạng thiếu minh bạch của khách hàng còn khá phổ biến

 Tinh thần thiếu hợp tác của doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn cùng ngân hàng.

e. RRTD trong cho vay DN tại CN phân theo hình thức đảm bảo

Bảng 2.9. Tình hình RRTD trong cho vay DN theo hình thức đảm bảo 2013-2015

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

1. Dư nợ cho vay DN 4.257.788 4.162.138 4.186.568

a. Có đảm bảo 3.972.090 4.007.723 4.032.502 b. Không có đảm bảo 285.698 154.415 154.066 2. Nợ xấu 87.165 93.500 45.110 a. Có đảm bảo 83.469 91.443 44.478 b. Không có đảm bảo 3.696 2.057 632 3. Tỷ lệ nợ xấu 2,05 2,25 1,08 a. Có đảm bảo 2,10 2,28 1,10 b. Không có đảm bảo 1,29 1,33 0,41

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013, 2014,2015)

Qua bảng 2.9 ta thấy, dƣ nợ cho vay có đảm bảo chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dƣ nợ của chi nhánh năm 2013 là 93% đến năm 2014 và 2015 là 96%. Điều này cho thấy CN tập trung cho vay những khoản vay có độ rủi ro thấp.

Đối với cho vay không có TSĐB qua 3 năm chỉ đạt ở mức thấp vì CN chỉ giải ngân những khách hàng thật sự uy tín, hiểu tình hình DN một cách cặn kẽ thì mới cho vay.

Tƣơng ứng với cho vay có TSĐB thì nợ xấu đối với nhóm nợ này tăng cao.Cụ thể: Năm 2013 nợ xấu có TSĐB là 87,165 triệu đồng, năm 2014 nợ xấu có tăng do dƣ nợ cho vay tăng nhƣng không nhiều so với dƣ nợ cho vay 91,443 triệu đồng . Chủ yếu tập trung vào nhóm nợ có ĐBTS.

Qua đó, cho thấy nguy cơ rủi ro cho vay có ĐBTS cao hơn đối với cho vay không đảm bảo bằng tài sản. Phải chăng do DN đã có thế chấp tài sản nên ngân hàng không chú trọng vào công tác thu nợ đối với nhóm DN này làm cho nợ xấu tăng cao. Bên cạnh đó có một số DN đƣa ra TSĐB ảo hoặc tài sản đó bị giảm giá mạnh sau khi thẩm định. Đây là điều mà ngân hàng cần chú trọng hơn nữa để khắc phục rủi ro.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh đà nẵng (Trang 59 - 67)