GIỚI THIỆU CHUNG VỀ AGRIBANK ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh đà nẵng (Trang 48)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ AGRIBANK ĐÀ NẴNG

2.1.1. ịch sử hình thành và phát triển

Đƣợc thành lập năm 1988, thông qua Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính Phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh. Lấy tên là Ngân hàng Phát triển Nông thôn Việt Nam. Đến ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Thủ tƣớng Chính Phủ) ký Quyết định 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông thôn Việt Nam. Ngày 15/11/1996 đƣợc Thủ tƣớng Chính Phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc ký quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nhƣ ngày nay.

Là một chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Agribank Đà Nẵng cũng đƣợc thành lập năm 1988 với tên gọi lúc bấy giờ là Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Năm 1991 tại quyết định số 66/NH-QĐ, ngày 21/04/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc thành lập them Sở giao dịch III – Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam đóng tại Đà Nẵng làm nhiệm vụ quản lý và điều hòa vốn cho 11 tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Lúc này trên địa bàn có hai chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam:

+ Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng với nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ trên địa bàn tỉnh.

+ Sở giao dịch III – Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam tại Đà Nẵng làm nhiệm vụ kiểm tra việc chấp hành các chủ trƣơng chính sách của NHNN và Agribank Việt Nam thuộc phạm vi 11 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

Tại quyết định số 267/QĐ-HĐBT ngày 19/10/1992 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Agribank Việt Nam về việc sát nhập chi nhánh Agribank tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng và Sở giao dịch III – Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam tại Đà Nẵng thành Sở giao dịch III – Agribank Việt Nam tại Đà Nẵng với nhiệm vụ quản lý, điều hòa vốn cho khu vực Miền Trung và Tây Nguyên, vừa trực tiếp kinh doanh Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng.

Thực hiện chủ trƣơng chia tách địa giới hành chính tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng của Chính phủ thành hai đơn vị hành chính trực thuộc trung ƣơng đó là thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Theo đó tại quyết định số 515/QĐ- NHNo ngày 16/12/1996 của giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam về việc tách Sở giao dịch III – NHNo&PTNT Việt Nam tại Đà Nẵng thành Sở giao dịch III – NHNo&PTNT Việt Nam tại Đà Nẵng và chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam.

Đến năm 1998, NHNo&PTNT Việt Nam thành lập thêm chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng. Nhƣ vây trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cùng lúc có 2 đơn vị thành viên trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam, đó là Sở giao dịch III-NHNo&PTNT Việt Nam và Chi nhánh NHNo&PTNT thành phố Đà Nẵng.

Ngày 26/10/2000 , Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam có Quyết định số 424/HĐBT-TCHC về việc hợp nhất chi nhánh NHNo&PTNT thành phố Đà Nẵng và Sở giao dịch III-NHNo&PTNT Việt Nam thành NHNo&PTNT chi nhánh Đà Nẵng và mở chi nhánh NHNo&PTNT Quận Hải Châu trực thuộc chi nhánh NHNo&PTNT thành phố Đà Nẵng.

NHNo&PTNT chi nhánh Đà Nẵng có trụ sở đóng tại số 23 Phan Đình Phùng, Phƣờng Hải Châu I, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng. Là chi nhánh cấp 1, đơn vị hạch toán phụ thuộc NHNo&PTNT Việt Nam.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Agribank ĐN

Đến 31/12/2015 mạng lƣới của chi nhánh bao gồm: - 1 hội sở chính: chi nhánh loại 1

- 39 chi nhánh và phòng giao dịch đƣợc đặt trên 7 quận huyện của thành phố Đà Nẵng.

- Số lƣợng cán bộ nhân viên : 340 ngƣời trong đó một giám đốc và 3 phó giám đốc.

- Sơ đồ sơ cấu tổ chức:

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

- Giám đốc: là ngƣời đứng đầu chi nhánh, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh, là ngƣời có quyền quyết định cao nhất và cũng là ngƣời chịu trách nhiệm trƣớc hội sở về mọi hoạt động và quản lý kinh doanh của chi nhánh. Giám sát toàn bộ hoạt động, đề ra mục tiêu và chỉ đạo hoạt động của chi nhánh.

- Phó giám đốc

Phó Giám đốc chịu trách nhiệm trợ giúp Giám đốc trong việc chỉ đạo điều hành chung, trong đó chịu trách nhiệm điều hành trực tiếp hoạt động của phòng tín dụng, phòng kinh doanh ngoại hối, phòng dịch vụ marketing, phòng kế toán ngân quỹ và phòng điện toán.

- Phòng kế hoạch nguồn vốn: có nhiệm vụ trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền tệ, loại tiền gửi,… và quản lý các hệ số an toàn theo quy định. Tham mƣu cho Giám đốc chi nhánh điều hành nguồn vốn và chịu trách đề xuất chiến lƣợc khách hàng, chiến lƣợc huy động vốn tại đia phƣơng, giải pháp phát triển nguồn vốn và xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hƣớng kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp.

- Phòng Tín dụng: có nhiệm vụ tham mƣu đề xuất cho Giám đốc chi nhánh xây dựng chiến lƣợc khách hàng tín dụng, chính sách ƣu đãi đối với từng loại khách hàng. Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền. thƣờng xuyên phân loại dƣ nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất hƣớng khắc phục, quản lý (hoàn chỉnh, bổ sung, bảo quản, lƣu trữ, khai thác…) hồ sơ tín dụng theo quy định, tổng hợp, phân tích quản lý (thu thập, lƣu trữ, bảo mật, cung cấp) thông tin và lập báo cáo.

- Phòng Kế toán – Ngân quỹ có nhiệm vụ trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán theo quy định NHNN và NHNo&PTNT. Phòng có nhiệm vụ xây

dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNo&PTNT trên địa bàn. Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nƣớc theo luật định. Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định. Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề, thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.

- Phòng hành chính tổng hợp: có nhiệm vụ xây dựng chƣơng trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh, triển khai chƣơng trình giao ban nội bộ chi nhánh và các chi nhánh NHNo trực thuộc địa bàn. Tƣ vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng. Thƣờng xuyên đôn đốc việc thực hiện chƣơng trình đã đƣợc Giám đốc chi nhánh phê duyệt.

- Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ: có trách nhiệm tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo nghiệp vụ kiểm tra, kiểm toán. Tổ chức thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát theo đề cƣơng, chƣơng trình công tác kiểm tra, kiểm soát của NHNo và kế hoạch của đơn vị.

- Phòng kinh doanh ngoại hối có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế trực tiếp và thông qua mạng SWIFT. Phòng cũng thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế và thực hiện các dịch vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng nƣớc ngoài.

- Phòng điện toán:

+ Quản lý mạng, quản trị hệ thống phân quyền truy cập, kiểm soát theo quyết định của Giám đốc, quản lý hệ thống máy móc thiết bị tin học tại chi nhánh, đảm bảo an toàn thông suốt mọi hoạt động của chi nhánh.

+ Hƣớng dẫn đào tạo các đơn vị trực thuộc chi nhánh vận hành hệ thống tin học phục vụ kinh doanh và quản trị điều hành chi nhánh.

+ Phòng có nhiệm vụ trực tiếp thực hiện các giao dịch với khách hàng, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.

+ Đề xuất, tham mƣu với Giám đốc chi nhánh về chính sách phát triển, sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới, phục vụ khách hàng, xây dựng kế hoạch tiếp thị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Xây dựng kế hoạch quảng bá thƣơng hiệu, thực hiện văn hóa doanh nghiệp.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao.

2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

Đến ngày 31/12/2015, hệ thống NHNo&PTNT chi nhánh Đà Nẵng có 220 sản phẩm dịch vụ (phân theo 10 nhóm sản phẩm dịch vụ). Nếu loại trừ khoảng 20 sản phẩm thuộc chức năng của trụ sở chính thì cấp chi nhánh Đà Nẵng có 200 sản phẩm dịch vụ đã đƣợc ban hành và triển khai. Trong đó chủ yếu là sản phẩm huy động và sản phẩm tín dụng:

- Sản phẩm huy động: tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi kiều hối, tiết kiệm học đƣờng,…

- Sản phảm tín dụng: cho vay tiêu dùng, cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, cho vay dự án đầu tƣ, chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá, bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thực hiện hợp, bảo lãnh thanh toán,…

Ngoài hai nhóm sản phẩm, dịch vụ truyền thống là sản phẩm huy động và sản phẩm tín dụng thì NHNo&PTNT Chi nhánh Đà Nẵng đã phát triển, mở rộng thêm nhiều nhóm sản phẩm nhƣ:

- Nhóm thanh toán quốc tế: Thực hiện chi trả kiều hối từ Đài Loan, phát triển tiện ích chi trả Western Union nhƣ: Hạch toán tự động trên hệ thống Ipcas, in bảng kê hoàn vốn tại điểm chi trả, xử lý lỗi phòng chống rửa tiền qua mạng WU thay cho làm công nhƣ trƣớc đây. Đảm bảo tính an toàn, nhanh chóng trong công tác chi trả kiều hối cho khách hàng.

- Nhóm sản phẩm thẻ: Triển khai mở rộng phát hành các loại thẻ ghi nợ nội địa, quốc tế đến tất cả những chi nhánh phòng giao dịch. Tất cả các chi nhánh đều phát hành thẻ kể cả những chi nhánh không có máy ATM. Đồng thời triển khai thêm các tiện ích thanh toán cho chủ thẻ quốc tế.

- Nhóm sản phẩm ngân hàng diện tử (E-banking) : Mở rộng triển khai dịch vụ Emobile Banking đến khách hàng.

- Nhóm sản phẩm, dịch vụ khác: Phát triển đại lý bảo hiểm ABIC, khai thác dịch vụ bảo hiểm ô tô, xe máy, bảo hiểm chủ thẻ quốc tế, bảo hiểm bảo an tín dụng, thực hiện dịch vụ thu hộ vé may bay qua mạng.

2.1.5. Khái quát các hoạt động kinh doanh chủ yếu của chi nhánh trong giai đoạn 2013-2015 trong giai đoạn 2013-2015

a.Tình hình huy động vốn

Qua bảng dƣới ta thấy tổng nguồn vốn huy động đƣợc vào cuối năm 2013 là 7.180 tỷ đồng, năm 2014 là 8.185 tỷ đồng tăng trƣởng 14% so với năm 2013, đến năm 2015 là 9.589 tỷ đồng tăng 17% so với năm 2014 cho thấy tốc độ tăng của nguồn vốn năm 2015 cao hơn năm 2014. Để có đƣợc kết quả này, chi nhánh đã đa dạng hoá các loại hình tiền gửi với mức lãi suất thích hợp, có chính sách ƣu đãi cho những khách hàng có lƣợng tiền gửi lớn và thƣờng xuyên. Bên cạnh đó đầu năm 2013, cùng với quyết định thay đổi toàn diện, từ định hƣớng kinh doanh, hình ảnh thƣơng hiệu, thiết kế không gian giao dịch tới phƣơng thức tiếp cận khách hàng… Đến nay, Agribank Đà Nẵng cũng từng bƣớc thay đổi kênh huy động vốn qua việc thu hút tiền gửi tiết kiệm của dân cƣ thành kênh huy động vốn chủ lực của Ngân hàng do đó trong năm 2014 và năm 2015 lƣợng tiền gửi tiết kiệm tăng lên. Trong đó, tiền gửi của dân cƣ trong năm 2014 đạt 8.185.200 triệu đồng với tốc độ tăng là 13% so với năm 2013 và trong năm 2011 đạt 7.180.431 triệu đồng với tốc độ tăng là 26% so với năm 2013.

Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động giai đoạn 2013 -2015 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tăng trƣởng 2014/2013 Tăng trƣởng 2015/2014 Số tiền (+/-) Tỷ lệ (%) Số tiền (+/-) Tỷ lệ (%) Tổng nguồn vốn huy động 7.180.431 8.185.200 9.589.700 1.004.769 13,99 1.404.500 17,16

Tiền gởi dân

cƣ 5.243.151 6.138.900 7.233.200 895.749 17,08 1.094.300 17,83

Tiền gởi tổ

chức kinh tế 1.937.280 2.046.300 2.356.500 109.020 5,63 310.200 15,16

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013, 2014,2015)

Lƣợng tiền gửi thanh toán từ các tổ chức kinh tế cũng đóng vai trò quan trọng trong nguồn vốn của Agribank. Từ năm 2013 chi nhánh đã đổi mới công tác tiếp thị và quan hệ với các tổ chức kinh tế trên địa bàn nên nguồn vốn huy động từ tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế đã tăng 6% so với năm 2013, tƣơng ứng 109.020 triệu đồng và trong năm 2015 tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế đã tăng 18% so với năm 2013, tƣơng ứng 419.220 triệu đồng.

Nhìn chung, nguồn vốn huy động của Agribank Đà Nẵng trong ba năm qua đã tăng lên một cách đáng kể. Nhƣ vậy ta có thể khẳng định đƣợc rằng Agribank Đà Nẵng đã có một sự tín nhiệm rất lớn ở nơi ngƣời dân trên địa bàn mà khó Ngân hàng nào có thể làm đƣợc điều này. Đây là một lợi thế góp phần mang lại hiệu quả kinh doanh cho Chi nhánh trong thời gian qua cũng nhƣ trong thời gian tới.

b.Tình hình hoạt động cho vay

Công tác tín dụng đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh doanh của Agribank nói chung và Agribank Đà Nẵng nói riêng. Thu từ tín dụng chiếm tỷ

trọng lớn trong thu nhập của ngân hàng qua các năm thƣờng hơn 90% trên tổng thu nhập.Điển hình năm 2014, tổng thu nhập của Agribank Đà Nẵng là 1.035 tỷ đồng thì thu nhập từ lãi vay là 957 tỷ đồng chiếm 92,43% trên tổng thu nhập.

Dƣ nợ cho vay của Agribank Đà Nẵng trong ba năm qua có sự biến động từ 5.511 tỷ đồng vào năm 2013 giảm xuống 5.345 tỷ đồng vào năm 2014 và đến 2015 tăng lên là 5.827 tỷ đồng. Dƣ nợ giảm vào năm 2014 là do vào cuối năm chi nhánh đẩy mạnh bán nợ cho VAMC để giảm nợ xấu theo chỉ đạo của chính phủ. Bên cạnh đó, Chi Nhánh đã có nhiều chính sách ƣu đãi để thu hút khách hàng để tăng dƣ nợ bù đắp lại những khoản nợ xấu đã bán do đó đến năm 2015 dƣ nợ tăng lên 5.821 tỷ đồng.

Chất lƣợng cho vay tại Agribank Đà Nẵng giai đoạn 2013-2015:

Bảng 2.2. Tình hình cho vay chung của chi nhánh 2013 – 2015

ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Chênh lệch 2014/2013 Chênh lệch 2015/2014

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Dƣ nợ 5.510 5.345 5.827 -165 -3 482 9 Nợ xấu 120 136 61 16 13 -75 55 Tỷ lệ nợ xấu 2,18% 2,55% 1,05% 0,37 1,17 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013, 2014,2015)

Dƣ nợ năm 2015 tăng 9% so với năm 2014 nhƣng tỷ lệ nợ xấu lại giảm đến 2,17% có thể thấy Agribank Đà Nẵng đã có chính sách đúng đắn trong việc tăng trƣởng dự nợ nhƣng vẫn đảm bảo chất lƣợng khoản vay giúp nợ xấu giảm đáng kể từ 2,55% năm 2014 xuống 1,05% năm 2015. Nợ xấu luôn đƣợc kiểm soát dƣới mức 3% qua 3 năm cho thấy chi nhánh đã biết tập trung vào

công tác quản trị rủi ro tín dụng nhằm tối thiểu hóa những tổn thất cho chi nhánh nói riêng và cho toàn ngành nói chung.

c. Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Đà Nẵng 2013-2015 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tăng trƣởng 2014/2013 Tăng trƣởng 2015/2014 Số tiền (+/-) Tỷ lệ (%) Số tiền (+/-) Tỷ lệ (%) Thu nhập 1.057.050 1.035.240 1.040.250 -21.810 -2,06 5.010 0,48 Chi phí 949.168 936.640 931.790 -12.528 -1,32 -4.850 -0,52 Lợi nhuận 107.882 98.600 108.460 -9.282 -8,60 9.860 10,00

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013, 2014,2015)

Qua số liệu ở Bảng 2.3 ta thấy đƣợc lợi nhuận của ngân hàng tăng từ 98.600 triệu đồng năm 2014 lên 108.460 triệu đồng năm 2015, tăng 9.860 triệu đồng (tƣơng đƣơng 10%).

Lợi nhuận trƣớc thuế = Tổng thu nhập – Tổng chi phí

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh đà nẵng (Trang 48)