7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3.5. Chính sách lựa chọn đối với tài sản đảm bảo
Tỷ lệ nợ xấu tập trung chủ yếu vào các ngành nông lâm ngƣ nghiệp, khai thác khoáng sản và bất động sản. Do đó, cần có các biện pháp đối với tài sản đảm bảo để giảm thiểu rủi ro tín dụng xảy ra đối với các ngành này.Kiên quyết hơn trong việc lựa chọn tài sản thế chấp, đẩy mạnh, khuyến khích nhận tài sản dễ và có khả năng phát mãi cao nhƣ bất động sản, tiền gửi tiết kiệm,
vàng,… Ngƣợc lại, hạn chế nhận tài sản thế chấp là hàng hóa, nguyên liệu trong quá trình hoạt động sản xuất của khách hàng trên địa bàn hoạt động của chi nhánh nhƣ gỗ, đá, …
Trong quá trình xem xét tính pháp lý của tài sản thế chấp cần nghiên cứu rõ văn bản pháp luật liên quan và thực hiện đúng hƣớng dẫn của quy định. Không thực hiện đánh giá và lựa chọn tài sản thế chấp dựa trên ý kiến chủ quan mà phải phối hợp cụ thể với các phòng ban trong chi nhánh, tham khảo các bộ phận liên quan tại Chi nhánh hoặc chủ động hơn trong việc phối hợp với ban pháp chế, ban quản trị rủi ro tác nghiệp của Hội sở chính.
Cán bộ tín dụng cần phản ánh đúng giá trị thực của tài sản thế chấp dựa trên những quy định cụ thể đã đƣợc Agribank hƣớng dẫn để từ đó đƣa ra mức cho vay, xem xét bổ sung thêm tài sản cũng nhƣ chủ động hơn trong việc kiểm soát đƣợc rủi ro có thể gặp phải trong quá trình hoạt động của mình.
Thƣờng xuyên theo dõi tài sản thế chấp, nắm bắt thông tin về tài sản và nếu có biến động thì cần xem xét kiểm tra và định giá lại tài sản. Đặc biệt, đối với tài sản đảm bảo là hàng hóa, nguyên liệu tồn kho thì cần phải thƣờng xuyên kiểm tra thực tế tình hình luân chuyển hàng hóa của khách hàng.
Kiên quyết hơn nữa trong việc yêu cầu khách hàng phải thực hiện mua bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn đối với những tài sản mà pháp luật và Agribank đã qui định mua bảo hiểm, xem đó là điều kiện tiên quyết trƣớc khi ra quyết định cấp tín dụng.