Xây dựng chính sách khách hàng phù hợp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh đà nẵng (Trang 94 - 95)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.1. Xây dựng chính sách khách hàng phù hợp

Trên cơ sở chính sách khách hàng chung do Agribank ban hành, Agribank chi nhánh Đà Nẵng nên nghiên cứu cập nhật phù hợp hơn với thực tế kinh doanh của mình, cần thiết sửa đổi chính sách khách hàng theo hƣớng đánh giá về lợi ích tổng hòa do khách hàng mang lại (lợi ích từ tín dụng – huy động vốn – dịch vụ) chứ không đơn thuần chỉ dựa vào thứ hạng theo kết quả hệ thống XDTD nội bộ. Việc xác định tổng lợi ích khách hàng mang lại nhằm xây dựng chính sách ƣu đãi để giữ khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới theo hƣớng đa dạng hóa khách hàng, phân tán rủi ro. Những biện pháp cụ thể:

-Phân loại khách hàng dựa trên các tiêu chí cả về quá khứ, hiện tại và cả dự phòng trong tƣơng lai nhƣ chất lƣợng tín dụng, tiền gửi thanh toán để xác định giá vốn cho vay phù hợp.Xây dựng khách hàng dựa vào các tiêu chí cả về quá khứ, hiện tại lẫn dự phòng trong tƣơng lai nhƣ tiền gửi thanh toán, chất

lƣợng tín dụng, thu nhập mang lại cho khách hàng… để áp dụng giá vốn phù hợp trong cho vay.

-Thiết lập danh mục cho vay hợp lý, phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của địa phƣơng đóng chân, với từng đối tƣợng khách hàng cụ thể trong từng thời kỳ, đồng thời phù hợp với định hƣớng chính sách của Chính phủ và NHNN. Danh mục tín dụng phải đảm bảo các yếu tố: Đa dạng hóa đƣợc ngành nghề, khách hàng vay, yếu tố địa lý và cả loại hình cho vay; Phù hợp tình hình kinh tế vĩ mô và điều kiện, xu hƣớng phát triển của thị trƣờng hoạt động; Phù hợp quy mô, năng lực và khả năng kiểm soát rủi ro của bản thân ngân hàng; Phù hợp định hƣớng phát triển và lợi thế so sánh của Agribank.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh đà nẵng (Trang 94 - 95)