8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3.2. Đối với các cơ quan chức năng đóng trên địa bàn Chi cục Thuế
Thuế huyện M’Đrắk
Quản lý thuế là một công tác kinh tế chính trị tổng hợp. Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, ngành thuế không thể quản lý thuế tốt nếu không sử dụng được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống quản lý Nhà nước của trung ương và địa phương. Để đảm bảo sự thành công của quản lý thuế tất yếu phải có những điều kiện nhất định. Trước hết, đó là sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và các cấp lãnh đạo.
Tăng cường sự lãnh đạo của tổ chức Đảng tại Chi cục Thuế huyện M’Đrắk sẽ đảm bảo cho cán bộ công chức ngành thuế M’Đrắk không những phát huy hết khả năng chuyên môn, tuân thủ quy trình nghiệp vụ mà còn đảm bảo mỗi cán bộ công chức phải tuân thủ nghiêm ngặt đạo đức nghề nghiệp trong điều kiện môi trường quản lý có quá nhiều yếu tố phức tạp, luôn thay đổi.
Thành lập quy chế phối hợp giữa Chi Cục thuế và Phòng Kế hoạch - Đầu tư; Quy chế phối hợp giữa Chi Cục thuế với Phòng Công thương; Quy chế phối hợp giữa Chi Cục thuế và Công an huyện; Quy chế phối hợp giữa Chi Cục thuế với Kho bạc, các ngân hàng; Chi Cục thuế phối hợp với Phòng Tư pháp, Phòng văn hóa thông tin, Đài phát thanh, Đài truyền hình.
Tăng cường sự lãnh đạo của tổ chức Đảng tại Chi cục Thuế M’Đrắk nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ công chức thuế “Trung thành, trí tuệ, chuyên nghiệp, sáng tạo, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”.
- Chủ động phối hợp chặt chẽ với các Ngân hàng, Kho bạc nhà nước để thực hiện trích, chuyển tiền từ tài khoản của NNT, bảo đảm thuận tiện cho NNT nộp thuế điện tử và công tác cưỡng chế của cơ quan thuế.
- Chủ động phối hợp với Phòng Tài nguyên môi trường, Kinh tế hạ tầng, Công an, Thanh tra, Tòa án…. Trong việc cung cấp thông tin liên quan đến hành vi gian lận, trốn thuế của NNT, trong công tác đôn đốc xử lý và áp dụng các biện pháp cần thiết để thu hồi nợ thuế đạt hiệu quả cao.
KẾT LUẬN
Thông qua sự điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thuế TNDN đã tác động sâu sắc đến thị trường và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Quản lý thuế dựa trên cơ sở hiểu và tuân thủ đúng pháp luật sẽ góp phần tăng khả năng cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Đồng thời, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách trên địa bàn.
Thực tế trong những năm qua, công tác quản lý thuế TNDN trên địa bàn huyện M’Đrắk đã đạt những kết quả tốt, hoàn thành tốt nhiệm vụ thu, đảm bảo nguồn thu mà uỷ ban nhân dân huyện giao. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn bộc lộ những hạn chế cần phải khắc phục, vẫn còn tồn tại: hiện tượng trốn thuế, chây ỳ, nợ đọng thuế còn phổ biến; hình thức trốn thuế đa dạng, ngày càng tinh vi, khó phát hiện hơn, ý thức chấp hành pháp luật thuế của một số NNT chưa cao. Đặc biệt, trong giai đoạn 2010 - 2014 tình hình kinh tế có nhiều biến động mạnh, ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp và luật quản lý thuế mới vừa được ban hành. Vì vậy, tác giả đã đưa ra một số giải pháp với hi vọng sẽ là tài liệu tham khảo cho Chi cục thuế huyện M’Đrắk cũng như các cơ quan thuế có điều kiện tương tự.
Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý thuế TNDN tại Chi cục thuế huyện M’Đrắk, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sỹ đề tài “Quản lý thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk”. Luận văn đã đặt ra và giải quyết tương đối đầy đủ về quản lý thuế TNDN tại Chi cục Thuế huyện M’Đrắk: Thứ nhất, hệ thống hoá và làm rõ các vấn đề lý luận về quản lý thuế TNDN, trình bày cách thức tổ chức quản lý thuế TNDN theo mô hình quản lý chức năng; những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế TNDN. Thứ hai, đánh giá thực trạng quản lý thuế TNDN tại Chi cục Thuế huyện M’Đrắk; nêu lên những hạn chế, tồn tại trong
công tác quản lý thuế TNDN. Thứ ba, đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý thuế: hoàn thiện bộ máy tổ chức, xây dựng kỹ năng phân tích tài liệu kế toán khi kiểm tra thuế tại trụ sở NNT, nhận dạng hành vi trốn thuế. Đồng thời đề xuất một số kiến nghị cần thiết với các cơ quan nhà nước, các cấp chính quyền địa phương liên quan đến công tác quản lý thuế TNDN nói riêng và quản lý thuế nói chung.
Kết quả nghiên cứu luận văn đang được xem xét triển khai áp dụng thực tế vào công tác quản lý thuế TNDN tại Chi cục Thuế huyện M’Đrắk trong thời gian tới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ
Quy định chi tiết thi hành Luật Quản lý thuế.
[2] Bộ Tài chính (2008), Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế TNCN và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 8/9/2008 của Chính phủ
Quy định chi tiết thi hành Luật Thuế TNCN.
[3] Bộ Tài chính (2008), Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ- CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
[4] Bộ Tài chính (2010), Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục thuế trực thuộc Tổng cục thuế.
[5] Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Luật quản lý thuế và hướng dẫn thi hành Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ Quy định chi
tiết thi hành Luật Quản lý thuế.
[6] Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Quyết định số 76/2007/QĐ-TTg ngày 28/5/2007 Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính.
[7] Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2007 Quy định chi tiết thi hành Luật
Thuế TNDN.
[8] Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Nghị định số 2184/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 Quy định chi tiết thi hành Luật
Thuế TNDN.
[9] Chi cục Thống kê huyện M’Đrắk (2014), Niên giám thống kê 2013 huyện M’Đrắk.
[10] Chi cục Thuế huyện M’Đrắk (2010, 2011, 2012, 2013, 2014), Báo cáo tổng kết công tác thuế.
[11] Đặng Thị Việt Đức (2012) “Chính sách và thực trạng thu thuế tại Việt Nam”
[12] Học viện Tài chính (2008), Giáo trình Nghiệp vụ thuế, NXb Tài chính, Hà Nội. [13] Học viện Tài chính (2008), Giáo trình Thuế, NXB Tài chính, Hà Nội. [14] Hồ Anh Thư (2014) “Giải pháp nâng cao năng lực phòng, chống thất
thu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp của thành phần
kinh tế dân doanh tại Chi cục Thuế thành phố Sa Đéc”. Luận văn thạc
sỹ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
[15] Hồ Minh Khiêm (2012) “Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với
kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Quy Nhơn”. Luận
văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
[16] Nguyễn Thị Mai Phương (2003), “Đổi mới và hoàn thiện hệ thống thu
thuế ở Việt Nam”, Đề tài cấp viện, Viện Khoa học Tài chính.
[17] Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009) “Hoàn thiện quản lý thu thuế của Nhà nước nhằm tăng cường sự tuân thủ thuế của doanh nghiệp”
[18] Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật Thuế
[19] Tạp chí thuế (2009), Hệ thống văn bản pháp luật về thuế Giá trị gia
tăng và thuế Thu nhập doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội.
[20] Tổng cục Thuế (2008), Quyết định số 477/QĐ-TCT ngày 15/5/2008 Ban
hành Quy trình quản lý nợ thuế.
[21] Tổng cục Thuế (2008), Quyết định số 528/QĐ-TCT ngày 29/5/2008 Ban
hành Quy trình kiểm tra thuế.
[22] Tổng cục Thuế (2011), Quyết định số 905/QĐ-TCT ngày 01/7/2011 Ban
hành Quy trình hoàn thuế.
[23] Tổng cục Thuế (2011), Quyết định số 1864/QĐ-TCT ngày 21/12/2011 Ban hành quy trình quản lý kê khai, nộp thuế và kế toán thuế.
[24] Tổng cục Thuế (2004), Chỉ thị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc
xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý thuế của ngành Thuế.
[25] Trần Phan Quốc Chương (2013) “Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp
tại Cục thuế tỉnh Gia Lai”. Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh, Đại
học Đà Nẵng.
[26] Trường Đại học kinh tế (2012), Giáo trình Kinh tế phát triển. NXB Thông tin và truyền thông.
[27] Trường Đại học kinh tế (2012), Giáo trình Chính sách công. NXB Khoa học và xã hội.