Giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện công

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện mđrăk, tỉnh đắk lắk (Trang 36)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.4.Giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện công

hiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp

Trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính về thuế, mọi tổ chức, cá nhân có thể khiếu nại, tố cáo thậm chí khởi kiện ra tòa nếu thấy lợi ích của mình hoặc của bên thứ ba bị xâm hại theo quy định của pháp luật hiện hành.

Hiện nay, công tác giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện công tác thu thuế nói chung, thuế TNDN nói riêng ở các địa phương được Tổng cục Thuế giao cho bộ phận Kiểm tra nội bộ thuộc Cục thuế cấp tỉnh hoặc Chi cục trưởng Chi cục thuế cấp huyện, thành phố, thị xã. Chức năng của bộ phận này là kiểm tra tính liêm chính của cơ quan thuế, cán bộ thuế trong việc thực hiện công tác quản lý thuế và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của NNT đối với cơ quan thuế.

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP.

1.3.1. Nhân tố về chính sách thuế.

Nhân tố trước hết phải kể đến đó là hệ thống chính sách thuế. Đây là yếu tố đầu tiên và cũng là quan trọng nhất. Muốn thực hiện tốt thì trước hết nội dung chính sách thuế phải thống nhất, chặt chẽ, rõ ràng và dễ hiểu. Đây mới là những điều kiện bước đầu để có một hệ thống luật không có khe hở và mâu thuẫn, tránh những trường hợp do luật có khe hở và các đối tượng lợi dụng để trốn thuế. Do đó, các qui định trong luật thuế và các chính sách thuế phải có nội dung đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, mang tính phổ thông, phù hợp với trình độ chung của cả NNT và người quản lý.

1.3.2. Nhân tố về cơ quan thuế

Để đảm bảo công tác quản lý thu thuế đòi hỏi cơ quan thuế phải có đội ngũ cán bộ công chức đảm bảo về số lượng và chất lượng. Bên cạnh đó, đạo đức công vụ, văn hóa ứng xử của cán bộ công chức cũng ảnh hưởng đến công tác quản lý hành chính nhà nước cũng như quản lý hành chính về thuế.

- Công chức, viên chức thuế trong cơ quan thuế: Đây là những người trực tiếp thực thi công vụ về thuế. Trình độ và kỹ năng cũng như khả năng phát triển của họ trong tương lai, tập quán, phong thái và thái độ trong quá trình làm việc sẽ tác động trực tiếp đến hiệu quả của công tác quản lý thuế.

- Các yếu tố văn hóa công sở: Đây là các giá trị, niềm tin của mọi người

trong cơ quan thuế cùng chia sẻ để xác định đâu là cái đúng và đâu là điều sai đối với từng hành vi của các cá nhân trong cơ quan thuế.

1.3.3. Nhân tố về ngƣời nộp thuế

Người nộp thuế với các hành vi chấp hành pháp luật về thuế của họ là một yếu tố có vai trò đặc biệt đối với công tác quản lý của cơ quan thuế. Bởi vì, việc tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế là đối tượng chính của công tác quản lý thuế. Đồng thời, mức độ, trình độ hiểu biết và chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế ở mỗi quốc gia trong từng thời kỳ cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tính chất, quy mô, trình độ... cần phải có của công tác quản lý thuế.

Quản lý thu thuế TNDN cũng phụ thuộc rất lớn vào tính đồng thuận, sẵn sàng tuân thủ nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp như thế nào. Khi doanh nghiệp có ý thức chấp hành luật thuế tốt, họ sẽ tự giác trong kê khai, nộp thuế. Hành vi trốn thuế, gian lận thuế ít xảy ra.

1.3.4. Công tác phối hợp giữa cơ quan thuế với các cơ quan, tổ chức

Công tác quản lý thu thuế có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn thu cho địa phương, là công tác kinh tế - chính trị - xã hội tổng hợp liên quan đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội tại địa bàn. Do vậy, nơi nào chính quyền địa phương xác định được tầm quan trọng trên và có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thuế sẽ đảm bảo quản lý thu thuế đạt hiệu quả.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ M’ĐRẮK

2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN M’ĐRẮK VÀ CHI CỤC THUẾ HUYỆN M’ĐRẮK CỦA HUYỆN M’ĐRẮK VÀ CHI CỤC THUẾ HUYỆN M’ĐRẮK

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

M'Đrăk là một trong những huyện xa nhất của Đăk Lăk, được thành lập và ngày 30 tháng 08 năm 1977 từ huyện Krông Pắk với diện tích 1.336,28

km². Cửa ngõ phía Đông của tỉnh với đèo Phượng Hoàng nối Đắk

Lắk với Khánh Hòa. Huyện lỵ là thị trấn M'Đrăk. Huyện giáp các huyện Ea Kar, Krông Bông, tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa.

Phần lớn địa bàn của huyện là cao nguyên với nhiều đồi, núi. Nơi đây, ngoài tài nguyên rừng dồi dào, đứng vào bậc nhất của Tây Nguyên còn có những đồng cỏ lớn thuận tiện cho chăn nuôi đại gia súc.

Nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng do ở độ cao trên 800m nên khí hậu huyện có nhiều nét thú vị: nhiệt độ trung bình năm khá thấp, số giờ nắng trung bình 1.700 giờ/năm, lượng mưa trung bình hàng năm trên 2.500 mm

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Kinh tế huyện M’Đrắk đi lên từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, có điểm xuất phát thấp, hiện tại nền kinh tế thành phố vẫn còn phát triển ở mức thấp, chưa có tích luỹ. Trước đây, giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu kinh tế, hiện nay thành phố đang chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng ngành Thương mại -

Dịch vụ, Công nghiệp – Xây dựng. Bước đầu hình thành các khu công nghiệp, du lịch, các điểm dịch vụ. Hệ thống kết cấu hạ tầng về giao thông, trường học, mạng lưới điện, bưu chính viễn thông...đang được đầu tư xây dựng và nâng cấp.

Công nghiệp của huyện bao gồm các ngành chế biến và còn chưa thực sự được đầu tư đúng tiềm năng. Dân số 59.946 người mật độ dân số còn khá thưa thớt 45 người/km². Địa bàn huyện có nhiều dân tộc cùng sinh sống như dân tộc Kinh, Êđê, Mông,Tày, Nùng, M'nông, Dao, Thái...

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển ổn định của nền kinh tế, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được nâng lên, số lượng doanh nghiệp tại huyện M’Đrắk không ngừng gia tăng qua 5 năm. Doanh nghiệp trên địa bàn tăng về số lượng, nhưng hầu hết các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ (vốn dưới 10 tỷ VND, có từ 300 lao động trở xuống),

Số lượng doanh nghiệp tăng đã góp phần quyết định đến việc tăng trưởng kinh tế trong những năm qua, tác động tích cực đến nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho bộ phận đáng kể dân cư, góp phần tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang các ngành kinh tế khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.3. Khái quát về Chi cục Thuế huyện M’Đrắk

a. Quá trình hình thành và phát triển Chi cục thuế huyện M’Đrắk

Chi cục thuế huyện M'Đrắk được thành lập theo Quyết định số 315- BTC/QĐ-TCCB ngày 21/8/1990 của Bộ Tài chính, là đơn vị hành chính nhà nước thuộc hệ thống ngành thuế, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Cục thuế tỉnh Đắk Lắk và chỉ đạo song trùng của Ủy ban nhân dân huyện M’Đrắk; có trụ sở

tại số 70 Nguyễn Tất Thành, Thị trấn M’Đrắk, huyện M’Đrắk. Biên chế đơn vị hiện có đến tháng 6/2015 là 21 người, cơ cấu tổ chức gồm Ban lãnh đạo và 4 Đội thuế trực thuộc Chi cục. Nhiệm vụ của Chi cục thuế huyện M’Đrắk là tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí lệ phí, các khoản thu khác của Ngân sách Nhà nước theo phân cấp của Cục thuế tỉnh Đắk Lắk.

b. Chức năng nhiệm vụ của Chi cục thuế huyện M’Đrắk

- Chức năng: Tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

- Nhiệm vụ: Chi cục Thuế thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật có liên quan khác.

c. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại Chi cục thuế huyện M’Đrắk

Mô hình tổ chức tại Chi cục thuế huyện M’Đrắk thay đổi cho phù hợp với yêu cầu của Luật Quản lý thuế, theo quy định tại Quyết định số 49/2007/QĐ-BTC ngày 15/6/2007.

Cơ cấu bộ máy của chi cục gồm: Lãnh đạo Chi cục Thuế: 01 đồng chí chi cục trưởng, 02 đồng chí phó chi cục trưởng; có 04 đội thuế thực hiện nhiệm vụ theo mô hình chức năng.

Với bộ máy như trên, Chi cục thuế tổ chức thành 2 nhóm công việc: + Quản lý người nộp thuế với 4 chức năng cơ bản sau: Tuyên truyền hỗ trợ NNT; Kê khai đăng ký và kế toán thuế; Kiểm tra thuế; Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế.

+ Phục vụ nội bộ ngành thuế với các chức năng cơ bản: Tổ chức, hành chính, tài vụ, thi đua, tin học và kiểm tra nội bộ.

(Nguồn: Chi cục Thuế huyện M’Đrắk)

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của Chi cục Thuế huyện M’Đrắk

Chức năng nhiệm vụ của từng đội thuế:

- Đội Hành chính Nhân sự Tài vụ Ấn chỉ- Quản lý thuế TNCN- Trước bạ và Thu khác.

+ Chức năng: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý nhân sự; quản lý tài chính, quản trị; quản lý ấn chỉ trong nội bộ Chi cục Thuế quản lý. Giúp Phó Chi cục Thuế trưởng Chi cục Thuế quản lý thu lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền cấp quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá về đất, tài sản, tiền thuê đất, thuế tài sản (sau này), phí, lệ phí và các khoản thu khác (sau đây gọi chung là các khoản thu về đất bao gồm cả thuế TNCN đối với chuyển nhượng

Lãnh đạo Chi cục Thuế Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ, NVDT, Kê khai - Kế toán thuế và TH

Đội Kiểm tra - Quản lý nợ và CCNT (kiêm KT nội bộ) Đội HC- NS - TV - Ấn chỉ - QL thuế TNCN- Trước bạ và thu khác

Đội thuế liên xã

bất động sản, nhận thừa kế, quà tặng, lệ phí trước bạ và thu khác) phát sinh trên địa bàn thuộc phạm vi Chi cục Thuế quản lý.

+Nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch hàng năm về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động và quản lý ấn chỉ thuế của Chi cục Thuế ; tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; thực hiện chế độ quản lý, sử dụng công chức thuế, lao động, tiền lương, đào tạo, bồi dưỡng công chức thuế, công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Chi cục Thuế theo phân cấp quản lý.

Kiểm tra hồ sơ khai thuế; tính thuế; phát hành thông báo thu các khoản thu về đất, lệ phí trước bạ và các khoản thu khác; tổ chức thu nộp hoặc phối hợp với Kho bạc để thu nộp tiền thuế về các khoản thu về đất, lệ phí trước bạ và thu khác theo thông báo; xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế TNCN trên địa bàn và chỉ đạo các đội thuế có liên quan tổ chức thực hiện; thực hiện công tác kiểm tra giám sát kê khai thuế TNCN của người nộp thuế là các cơ quan hành chính sự nghiệp, đoàn thể thuộc và trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp quận, thành phố quản lý (trừ các đối tượng là cơ sở sản xuất kinh doanh do Đội Kiểm tra thực hiện); tổ chức kiểm tra hoặc phối hợp kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về thuế TNCN của các đơn vị chi trả thu nhập, các tổ chức được ủy nhiệm thu thuế TNCN theo quy định của Luật Quản lý thuế; kiểm tra xác minh, giải quyết khiếu nại về thuế TNCN của người nộp thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục Thuế.

- Đội Kiểm tra thuế - Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế:

+ Chức năng: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế; giải quyết tố cáo liên quan đến NNT; chịu

trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế. Giúp Phó Chi cục Thuế trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác quản lý nợ thuế, cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt đối với NNT thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế.

+ Nhiệm vụ: Kiểm tra tính trung thực, chính xác của hồ sơ khai thuế; kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về thuế tại trụ sở của NNT; kiểm tra các tổ chức được ủy nhiệm thu thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế; Thực hiện các thủ tục miễn thuế, giảm thuế, trình Lãnh đạo Chi cục Thuế ra quyết định; kiểm tra, đối chiếu xác minh hóa đơn và trả lời kết quả xác minh hóa đơn theo quy định; kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý, sử dụng biên lai, ấn chỉ thuế; Tổ chức hoạt động tiếp dân tại trụ sở cơ quan thuế để nắm bắt, xem xét, giải quyết những thông tin phản ánh của nhân dân về hành vi vi phạm chính sách, pháp luật thuế của NNT; kiểm tra xác minh, giải quyết tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật thuế của NNT thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục Thuế. Thực hiện các thủ tục thu tiền thuế nợ, tiền phạt; theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kết quả thu hồi tiền thuế nợ, tiền phạt vào NSNN; thực hiện xác nhận tình trạng nợ NSNN; lập hồ sơ đề nghị và thực hiện cưỡng chế và đề xuất biện pháp thực hiện cưỡng chế thu tiền thuế.

- Đội Nghiệp vụ - Dự toán - Kê khai Kế toán thuế - Tuyên truyền - Hỗ trợ NNT và Tin học:

+ Chức năng: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế hướng dẫn về nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế cho cán bộ, công chức thuế trong Chi cục Thuế; xây dựng và tổ chức thực hiện dự toán thu NSNN được giao của Chi cục Thuế. Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế theo phân cấp quản

lý; quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học; triển khai, cài đặt, hướng dẫn sử dụng các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Nhiệm vụ: Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác xây dựng dự toán thu; triển khai, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý thuế cho các bộ phận, công chức thuế trong Chi cục Thuế; phân tích tình hình sản xuất kinh doanh và các biến động ảnh hưởng đến kết quả thu NSNN; đánh giá, dự báo khả năng thu NSNN, tiến độ thực hiện dự toán thu thuế của Chi cục Thuế; phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan triển khai các biện pháp quản lý thu thuế trên địa bàn; tham mưu, đề xuất với cơ quan thuế cấp trên, lãnh đạo Chi cục Thuế các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế; rà soát, thẩm định về nội dung, thể thức, thủ tục hành chính các văn bản do Chi cục Thuế soạn thảo. Thực hiện công tác đăng ký thuế, đóng và cấp mã số thuế cho NNT trên địa bàn; quản lý việc thay đổi tình trạng hoạt động SXKD và thực hiện các thủ tục chuyển đổi đối với NNT thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế; xử lý hồ sơ khai thuế, hồ sơ hoàn thuế, các tài liệu, chứng từ có liên quan đến nghĩa vụ thuế của NNT theo quy định; đề xuất nhu cầu, lắp đặt, quản lý, vận hành, bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống mạng, trang thiết bị tin học tại Chi cục Thuế; tổ chức cài đặt, hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ thuế vận hành, sử dụng các phần mềm ứng dụng phục vụ công tác quản lý tại Chi cục

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện mđrăk, tỉnh đắk lắk (Trang 36)