Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý thuế thu nhập doanh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện mđrăk, tỉnh đắk lắk (Trang 26 - 30)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.1.3.Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý thuế thu nhập doanh

các doanh nghiệp. Việc đánh thuế TNDN có thể áp dụng thuế suất tỷ lệ cố định hoặc thuế suất tỷ lệ lũy tiến. Tuy nhiên, ở Việt Nam chỉ sử dụng một loại thuế suất tỷ lệ cố định được quy định như sau:

+ Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cơ sở kinh doanh là 25%.

+ Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quí hiếm khác từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.

1.1.3. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp doanh nghiệp

Để có căn cứ phân tích, làm rõ khái niệm quản lý thuế nói chung và quản lý thuế TNDN nói riêng, xuất phát từ việc xem xét khái niệm quản lý.

+ Khái niệm quản lý và quản lý tài chính công

Quản lý nói chung được quan niệm như một quy trình công nghệ mà chủ thể quản lý tiến hành thông qua việc sử dụng các công cụ và phương pháp thích hợp nhằm tác động và điều khiển đối tượng quản lý hoạt động phát triển phù hợp với quy luật khách quan và đạt tới các mục tiêu đã định.

Trong hoạt động quản lý, các vấn đề về: chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, công cụ và phương pháp quản lý, mục tiêu quản lý là những yếu tố trung tâm đòi hỏi phải được xác định đúng đắn. Quản lý tài chính công là một nội dung của quản lý tài chính và là một mặt của quản lý xã hội nói chung, do đó trong quản lý tài chính công các vấn đề kể trên cũng được nhận thức đầy đủ.

Trong hoạt động tài chính công, chủ thể quản lý tài chính công là Nhà nước hoặc các cơ quan nhà nước được Nhà nước giao nhiệm vụ thực hiện các hoạt động tạo lập và sử dụng các quỹ công. Chủ thể trực tiếp quản lý tài chính công là bộ máy tài chính trong hệ thống cơ quan nhà nước.

+ Khái niệm quản lý thuế

Quản lý thuế (hay quản trị thuế) là vấn đề đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đang có nhiều cách quan niệm khác nhau. Dưới đây là một số cách quan niệm chính:

Thứ nhất, quản lý thuế cần phải được xem xét và nhìn nhận ở tầm vĩ

hành pháp và tư pháp về thuế. Tức là bao gồm các công việc: lựa chọn và ban hành các luật thuế, tổ chức thực hiện các luật thuế, thanh tra thuế.

Thứ hai, "quản trị thuế" được quan niệm bao gồm: đăng ký về thuế, lập

kế hoạch, thống kê thuế và kế toán thuế.

Thứ ba, "công tác quản lý thuế" được quan niệm bao gồm các nội dung:

kế hoạch thuế, kế toán - thống kê thuế và thanh tra thuế nhà nước.

Thứ tư, tại nhiều tài liệu do cơ quan thuế Việt Nam ban hành thì các

thuật ngữ "chính sách thuế" và "quản lý thuế" được sử dụng để chỉ hai vấn đề khác nhau. Nói cách khác,"quản lý thuế" không bao gồm "chính sách thuế".

Rõ ràng là mỗi quan niệm nêu trên nhìn nhận "quản lý thuế" hay "quản trị thuế" ở một góc độ, phạm vi khác nhau và với mục đích, ý nghĩa thực tiễn cũng khác. Nhưng các quan niệm nêu trên có các điểm chung là:

- Đều đề cập đến các nội dung của khâu hành pháp về thuế.

- Đều đề cập đến sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng bị quản lý bằng các phương thức, phương tiện nào đó nhằm đạt mục đích nhất định.

Chủ thể quản lý là Nhà nước (mà trực tiếp là cơ quan thuế các cấp). Đối

tượng bị quản lý là các doanh nghiệp có nghĩa vụ về thuế. Mục đích quản lý

để đối tượng nộp thuế và các đối tượng có liên quan phải thực hiện tốt nghĩa vụ luật định về thuế của mình. Phương tiện quản lý là sử dụng các quy định như đăng ký thuế, kê khai thuế, kế hoạch thuế, kế toán, thống kê thuế. Điều này phù hợp với quan niệm chung về quản lý đã được trình bày ở phần trên.

Quản lý thuế là hoạt động quản lý gắn liền với cơ quan thuế - một tổ chức nhà nước có tư cách pháp nhân công quyền. Do đó, quản lý thuế là một

hình thức quản lý công. Quản lý thuế chỉ gồm khâu hành pháp và tư pháp về thuế.

Qua nghiên cứu có thể rút ra một số nội dung chính của khái niệm về quản lý thuế như sau:

Quản lý thuế TNDN là các hoạt động tổ chức, điều hành và giám sát của cơ quan thuế nhằm đảm bảo NNT chấp hành nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN theo quy định của pháp luật.

Quản lý thuế gồm các phương pháp, hình thức quản lý thu thuế (kê khai

thuế, quản lý nợ thuế, giải quyết khiếu nại về thuế, thanh tra thuế...), các công cụ quản lý (các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ, phương tiện quản lý), cơ cấu tổ chức bộ máy (các bộ phận, các đơn vị thuộc cơ quan thuế các cấp trực tiếp hay gián tiếp thực hiện chức năng quản lý thuế và mối quan hệ giữa chúng), đội ngũ cán bộ, công chức thuế và các cơ quan khác có liên quan đến công tác thuế theo quy định của pháp luật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mục đích của quản lý thuế là nhằm làm cho người nộp thuế thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ luật định về thuế của mình, đồng thời Nhà nước thực hiện được các mục tiêu vốn có của mỗi sắc thuế, trong đó có thuế thu nhập doanh nghiệp.

b. Đặc điểm quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp

Quản lý thuế TNDN là quản lý từ doanh thu chịu thuế, chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh đến chính sách ưu đãi, miễm giảm...Quản lý thuế TNDN có nội dung rộng, yêu cầu cần có chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng, kinh nghiệm, phương tiện thông tin để phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi gian lận, trốn thuế ngày một tinh vi, phức tạp.

c. Vai trò của quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp

- Quản lý thuế TNDN để Nhà nước thực hiện được chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.

- Quản lý thuế TNDN sẽ góp phần quan trọng trong việc động viên nguồn thu thường xuyên, ổn định cho NSNN, thu đúng, thu đủ, tránh thất thu.

- Tạo điều kiện hình thành thói quen tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp trong hoạt động SXKD.

- Góp phần tạo ra môi trường kinh doanh ổn định, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện mđrăk, tỉnh đắk lắk (Trang 26 - 30)