Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện mđrăk, tỉnh đắk lắk (Trang 39 - 40)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.2.Điều kiện kinh tế xã hội

Kinh tế huyện M’Đrắk đi lên từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, có điểm xuất phát thấp, hiện tại nền kinh tế thành phố vẫn còn phát triển ở mức thấp, chưa có tích luỹ. Trước đây, giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu kinh tế, hiện nay thành phố đang chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng ngành Thương mại -

Dịch vụ, Công nghiệp – Xây dựng. Bước đầu hình thành các khu công nghiệp, du lịch, các điểm dịch vụ. Hệ thống kết cấu hạ tầng về giao thông, trường học, mạng lưới điện, bưu chính viễn thông...đang được đầu tư xây dựng và nâng cấp.

Công nghiệp của huyện bao gồm các ngành chế biến và còn chưa thực sự được đầu tư đúng tiềm năng. Dân số 59.946 người mật độ dân số còn khá thưa thớt 45 người/km². Địa bàn huyện có nhiều dân tộc cùng sinh sống như dân tộc Kinh, Êđê, Mông,Tày, Nùng, M'nông, Dao, Thái...

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển ổn định của nền kinh tế, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được nâng lên, số lượng doanh nghiệp tại huyện M’Đrắk không ngừng gia tăng qua 5 năm. Doanh nghiệp trên địa bàn tăng về số lượng, nhưng hầu hết các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ (vốn dưới 10 tỷ VND, có từ 300 lao động trở xuống),

Số lượng doanh nghiệp tăng đã góp phần quyết định đến việc tăng trưởng kinh tế trong những năm qua, tác động tích cực đến nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho bộ phận đáng kể dân cư, góp phần tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang các ngành kinh tế khác.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện mđrăk, tỉnh đắk lắk (Trang 39 - 40)