Tổ chức công tác thu thuế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện mđrăk, tỉnh đắk lắk (Trang 31 - 34)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.2. Tổ chức công tác thu thuế

a. Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế

Để nội dung chính sách thuế đến với mọi người dân trong xã hội, một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý thu thuế là cơ quan thuế cần phải tiến hành công tác tuyên truyền, hỗ trợ pháp luật thuế. Công tác tuyên truyền là tác động vào những hành vi tâm lý xã hội của NNT, tăng cường tính tự nguyện tuân thủ của NNT. Đồng thời giảm chi phí quản lý hành chính thuế như các chi phí thanh tra, cưỡng chế thuế. Dịch vụ hỗ trợ tư vấn là các dịch vụ thông tin mà cơ quan thuế cung cấp cho NNT để họ có thể hoàn thành nghĩa vụ thuế.

b. Quản lý đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế và ấn định thuế

* Quản lý đăng ký thuế và cấp mã số thuế

Đăng ký thuế là việc người nộp thuế kê khai những thông tin của mình theo mẫu quy định và nộp tờ khai cho cơ quan quản lý thuế. Các đối tượng đăng ký thuế theo quy định của pháp luật phải thực hiện đăng ký nộp thuế TNDN với cơ quan thuế đúng thời hạn và theo mẫu hướng dẫn đăng ký thuế của cơ quan thuế. Đối tượng nộp thuế phải ghi mã số thuế được cấp vào hóa đơn, chứng từ, tài liệu kê khai thuế và khi thực hiện các giao dịch. Trên cơ sở khai đăng kí kinh doanh của DN, cơ quan thuế tiến hành cấp mã số thuế cho các DN. Mỗi DN được cấp một mã số thuế duy nhất, tất cả các thông tin về ngành nghề kinh doanh, tính chất và quy mô kinh doanh, địa chỉ trụ sở...đều được thực hiện lưu trữ trên mạng vi tính thống nhất trên cả nước.

* Quản lý kê khai thuế

Kê khai thuế là việc người nộp thuế trình bày các số liệu, hồ sơ liên quan đến nghĩa vụ thuế của người nộp thuế cho cơ quan quản lý thuế. Hiện nay ở nước ta, DN tự tính và tự kê khai thuế có sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan thuế. Đối với mỗi sắc thuế cũng quy định cụ thể kỳ tính thuế, thời hạn nộp tờ khai thuế.

ĐTNT phải khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế TNDN, nộp đúng thời hạn quy định và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tự tính số thuế phải nộp.

Theo quy định của Luật thuế TNDN thì DN phải nộp tờ khai thuế TNDN theo quý chậm nhất 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý và thời hạn khai thuế năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm, đó chính là thời hạn nộp thuế của DN. Quá thời hạn trên nếu DN không nộp hồ sơ khai thuế thì cơ quan thuế tiến hành ấn định thuế và DN sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chậm nộp hồ sơ thuế.

Cơ quan thuế có trách nhiệm cấp mẫu tờ khai đăng ký thuế, hướng dẫn CSKD lập hồ sơ đăng ký cấp MST, hướng dẫn thủ tục kê khai thay đổi thông tin về ĐTNT, đồng thời trên cơ sở hồ sơ kê khai của CSKD (ĐTNT), cơ quan Thuế tiến hành nhập các thông tin trên hồ sơ đăng ký thuế vào Hệ thống đăng ký và lưu trữ hồ sơ khai thuế TNDN (tờ khai quý, quyết toán thuế TNDN, báo cáo tài chính), theo dõi số thuế phát sinh, số đã nộp, số còn nợ theo từng kỳ. Kiểm tra ban đầu hồ sơ khai thuế, nếu phát hiện kê khai không đúng theo quy định thì cơ quan thuế yêu cầu điều chỉnh kịp thời.

* Quản lý nộp thuế

Người nộp thuế có trách nhiệm nộp số tiền thuế theo kê khai vào NSNN, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.

* Quản lý ấn định thuế: Khi người nộp thuế theo phương pháp kê khai vi phạm pháp luật thuế thì cơ quan thuế có quyền ấn định số thuế phải nộp

c. Quản lý các thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế

Trên cơ sở quy định tại Luật thuế TNDN đối với các trường hợp ĐTNT nằm trong diện được miễn, giảm thuế TNDN, cơ quan Thuế sau khi tiếp nhận hồ sơ phải thực hiện kiểm tra đối chiếu với các quy định miễn, giảm.

Doanh nghiệp được hoàn lại toàn bộ số thuế TNDN nộp thừa sau khi bù trừ các khoản thuế thiếu trong thời hạn quy định sau khi nộp đầy đủ hồ sơ hoàn thuế. Trong trường hợp miễn giảm thuế thì DN tự xác định số thuế được miễn, giảm và ghi rõ trong hồ sơ thuế khi xác định số thuế TNDN phải nộp và tự chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc xác định các căn cứ để miễn, giảm thuế. Trách nhiệm của cơ quan thuế là kiểm tra tính chính xác của các thông tin đã được kê khai.

Quản lý việc xóa nợ tiền thuế, tiền phạt: Áp dụng với những DN bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt hoặc cá nhân được pháp luật coi là chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự mà không có tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt còn nợ. Sau khi nhận đủ hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền phạt, cơ quan Thuế phải ra quyết định xóa nợ hoặc thông báo trường hợp không thuộc diện xóa nợ tiền thuế, tiền phạt.

d. Quản lý thông tin về người nộp thuế

Thông tin về đối tượng nộp thuế là yếu tố rất quan trọng trong công tác quản lý thuế theo mô hình chức năng, thông tin có thể được thu thập ở rất nhiều nguồn khác nhau. Thông tin về người nộp thuế là cơ sở để thực hiện quản lý thuế, đánh giá mức độ chấp hành pháp luật của người nộp thuế, ngăn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện mđrăk, tỉnh đắk lắk (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)