Về công tác đo lƣờng rủi ro

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam, chi nhánh quảng nam (Trang 60 - 64)

7. Tổng quan tài liệu

2.3.2.Về công tác đo lƣờng rủi ro

2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG

2.3.2.Về công tác đo lƣờng rủi ro

Việc đo lƣờng, đánh giá rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Chi nhánh đƣợc thực hiện thơng qua xếp hạng tín dụng cho vay doanh nghiệp và thẩm định phân tích khoản vay.

a. Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

Tại Vietcombank Quảng Nam, quy trình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp đƣợc chia thành 3 nhóm khách hàng: doanh nghiệp thông thƣờng, doanh nghiệp mới thành lập và doanh nghiệp tiềm năng.

- Doanh nghiệp thông thƣờng đƣợc xác định là những doanh nghiệp đã có báo cáo tài chính đủ 2 năm kể từ khi có doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh và hiện đang có quan hệ tín dụng với Vietcombank Quảng Nam.

- Doanh nghiệp mới thành lập đƣợc xác định là những doanh nghiệp chƣa có báo cáo tài chính đủ 2 năm kể từ khi có doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc các đơn vị hành chính sự nghiệp khơng có thu và hiện đang có quan hệ tín dụng với Vietcombank Quảng Nam.

- Doanh nghiệp tiềm năng đƣợc xác định là doanh nghiệp chƣa từng có quan hệ tín dụng với Vietcombank Quảng Nam hoặc đã từng có quan hệ với Chi nhánh nhƣng có thời gian gián đoạn quan hệ tín dụng trên 1 năm tính đến thời điểm đánh giá.

Vietcombank Quảng Nam thực hiện chấm điểm xếp hạng tín dụng theo nguyên tắc chung của Hội sở chính đã quy định và phân loại khách hàng doanh nghiệp thuộc thẩm quyền xếp hạng của Chi nhánh hay thuộc trƣờng hợp Chi nhánh chỉ có thẩm quyền nhập thơng tin ban đầu. Trong đó, các bƣớc chấm điểm đều đƣợc cán bộ tín dụng triển khai theo từng quy trình cụ thể để từ đó có đƣợc tổng kết và xếp loại đánh giá từng doanh nghiệp. Kết quả xếp hạng tín dụng doanh nghiệp vay vốn tại Vietcombank Quảng Nam đƣợc thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.11. Bảng tổng hợp kết quả xếp hạng cho vay doanh nghiệp ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 SL Dƣ nợ SL Dƣ nợ SL Dƣ nợ AAA 1 390 0 0 1 360 AA+ 14 125,650 18 160,428 16 247,980 AA 20 290,160 17 360,089 22 341,363 A+ 39 505,151 59 946,840 97 1,087,032 A 60 343,559 71 279,031 105 672,487 BBB 1 474 2 1,120 0 0

BB+, BB 0 0 0 0 0 0 B+ 0 0 0 0 0 0 B, CCC, CC+ 0 0 0 0 0 0 CC 0 0 0 0 C+ 2 3,172 1 360 C 0 0 0 0 0 0 D 4 11,421 2 4,587 2 2,707 Doanh nghiệp chƣa xếp hạng 11 6,515 14 8,148 26 7,285 Tổng 150 1,283,320 185 1,763,415 270 2,359,574 (Nguồn: Số liệu báo cáo của Vietcombank Quảng Nam)

Các doanh nghiệp vay vốn tại Vietcombank Quảng Nam phần lớn đƣợc xếp hạng từ A trở lên. Dƣ nợ các DN có mức độ rủi ro trung bình (C+: Nợ nhóm 3) chiếm tỷ trọng thấp, năm 2014 là 0.18% trên dƣ nợ các DN, do đó đủ điều kiện xếp hạng và giảm dần. Dƣ nợ DN có mức độ rủi ro cao mặc dù có tăng vào năm 2014 và đến năm 2015 giảm, tỷ trọng chỉ chiếm 0.55% tổng dƣ nợ cho vay doanh nghiệp.

Nhìn chung, cơng tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Vietcombank Quảng Nam bƣớc đầu đã cung cấp những thông tin quan trọng cho hoạt động quản trị tín dụng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cán bộ tín dụng Chi nhánh cịn chủ quan và chƣa thực hiện chặt chẽ, đúng quy trình của xếp hạng tín dụng doanh nghiệp về thu thập thông tin khách hàng thuộc đối tƣợng xếp hạng. Có thể nói hạn chế lớn nhất của hoạt động thu thập và xử lý thông tin là các thông tin đầu vào chủ yếu dựa vào hồ sơ, tài liệu do khách hàng cung cấp. Các nguồn thông tin khác dùng để so sánh, đối chiếu, kiểm tra gần nhƣ là khơng có hoặc thiếu tính chuẩn xác khách quan. Cơng tác thu thập, kiểm tra, xác minh độ tin cậy của thông tin đầu vào chủ yêu do cán bộ Phòng Khách hàng phụ trách. Tuy nhiên, trên thực tế thì mức độ tin cậy của dữ liệu cung cấp phụ thuộc rất nhiều vào kiến thức chuyên môn, kỹ năng cũng nhƣ phẩm

chất đạo đức nghề nghiệp của cán bộ trực tiếp thực hiện. Vấn đề này có thể nói là có ảnh hƣởng quyết định đến chất lƣợng của thông tin và từ đó ảnh hƣởng đến chất lƣợng cơng tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Chi nhánh. Bên cạnh đó, trong q trình chấm điểm xếp hạng doanh nghiệp khi xác định các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính cán bộ chỉ dựa trên số liệu từ báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp, chƣa có phần dự báo các chỉ tiêu. Do đó, kết quả xếp hạng tín dụng doanh nghiệp đơi khi chƣa phản ánh đƣợc thực tế tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

b. Thẩm định phân tích khoản vay

Hầu hết các khoản vay của Chi nhánh đƣợc thẩm định kỹ trƣớc khi quyết định cho vay. Các hoạt động thẩm định, phân tích khoản vay đƣợc thực hiện theo các quy trình hƣớng dẫn phân tích, thẩm định khoản vay/khách hàng đƣợc ban hành kèm theo quy trình cho vay và đƣợc áp dụng trên tồn hệ thống Vietcombank.

Khi có khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn, CBTD tiếp nhận hồ sơ và tiến hành phân tích các tiêu chí về khách hàng, năng lực tài chính của khách hàng cũng nhƣ hiệu quả dự án/phƣơng án vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng…Dựa trên cơ sở đó, cán bộ tín dụng lập tờ trình thẩm định, nêu những ý kiến đề xuất để lãnh đạo xét duyệt hạn mức cấp tín dụng. Ý kiến phê duyệt tín dụng là ý kiến cuối cùng quyết định khoản vay. Để thực hiện thẩm định một hồ sơ vay của doanh nghiệp, cán bộ tín dụng của Chi nhánh đều thực hiện đầy đủ các quy trình chung của Hội sở chính từ cơng tác tiếp nhận yêu của cầu khách hàng đầu tiên đến lúc thanh lý hợp đồng tín dụng. Các bƣớc trong quy trình thẩm định địi hỏi cán bộ tín dụng của Chi nhánh phải có sự phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan và ln tập

trung cao trong việc kiểm tra, giám sát tín dụng để phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam, chi nhánh quảng nam (Trang 60 - 64)