7. Tổng quan tài liệu
3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN
3.2.1 Nhóm giải pháp về nhận diện rủi ro tín dụng
a. Nâng cao hiệu quả công tác thu thập xử lý thông tin
* Nội dung
Thông tin về doanh nghiệp có vai trị quan trọng trong việc nhận định khả năng tài chính, tình hình hoạt động cũng nhƣ khả năng trả nợ của doanh nghiệp trong tƣơng lai. Nó quyết định đến công tác ra quyết định cho vay cũng nhƣ thực hiện các hoạt động tín dụng khác. Tuy nhiên, với bối cảnh kinh tế của nƣớc ta hiện nay, thông tin về doanh nghiệp thƣờng phát sinh nhiều vấn đề về độ chuẩn xác, tin cậy. Vì vậy, để nâng cao chất lƣợng của công tác nhận
diện rủi ro cho Chi nhánh, cần phải ƣu tiên nâng cao hiệu quả công tác thu thập xử lý thông tin. Đây là một giải pháp cốt lõi mà nếu khơng thực hiện tốt thì những giải pháp khác sẽ khó phát huy đƣợc hiệu quả.
* Điều kiện và triển khai thực hiện
Qua nghiên cứu thực trạng thu thập thông tin trong công tác nhận diện rủi ro tại Chi nhánh, luận văn đề xuất các giải pháp sau:
- Hiện nay, công tác nhận diện rủi ro tại Chi nhánh đƣợc thực hiện khi doanh nghiệp tiến hành cung cấp các thông tin cần thiết về doanh nghiệp để cán bộ tín dụng thực hiện phân tích và dự báo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp. Do đó, các thơng tin về doanh nghiệp mà Chi nhánh tiếp nhận đƣợc đều bị động và phụ thuộc vào doanh nghiệp và có khi các nguồn thơng tin đó khơng có độ chuẩn xác và tin cậy. Vì vậy, việc xây dựng kho dữ liệu thơng tin riêng về thơng tin tín dụng là vơ cùng cần thiết trong thời gian đến. Khi có kho dữ liệu thơng tin thì cán bộ chun trách có trách nhiệm cập nhật thƣờng xuyên thông tin về khách hàng, các thông tin này sẽ đƣợc lƣu vào hệ thống dữ liệu của ngân hàng. Theo đó, lƣợng thơng tin sẽ đƣợc khai thác và truy cập mới liên tục về tình trạng của khách hàng nhằm đảm bảo phục vụ công tác nhận diện khách hàng. Hoạt động này trƣớc đây Chi nhánh chƣa có và cũng chƣa đƣợc thực hiện nên bƣớc đầu triển khai có thể sẽ gặp những hạn chế nhất định, nhƣng hoạt động này cần phải thực hiện và đƣợc thực hiện một cách nghiêm túc.
- Việc quản lý kho dữ liệu thông tin cũng hết sức quan trọng, Chi nhánh cần tổ chức một bộ phận chuyên trách về lƣu trữ và quản lý thông tin. Bộ phận này có thể trực thuộc Phòng Quản lý nợ hoặc Phòng Khách hàng với những cán bộ chuyên trách về cơng nghệ thơng tin, có những am hiểu về tín dụng và có khả năng phân tích phán đoán cũng nhƣ dự báo đƣợc tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
- Hoạt động của bộ phận quản lý kho dữ liệu và lƣu trữ thông tin phải cập nhật các thông tin từ khách hàng, đồng thời phải theo dõi thƣờng xuyên các thông tin từ nhiều nguồn khác để cập nhật các thông tin cần thiết vào hệ thống. Mặt khác, phải thƣờng xun rà sốt, đánh giá lại các thơng tin đã lƣu trữ bảo đảm loại trừ những thông tin thiếu độ chuẩn xác. Hệ thống không chỉ cập nhật những thông tin liên quan đến khách hàng mà còn cập nhật những quy định mới, diễn biến mới của tình hình rủi ro tín dụng, các kiến nghị từ cơ quan quản lý Nhà nƣớc, cơ quan quản lý cấp trên vào quá trình nhận diện rủi ro tín dụng và thực hiện các quyết định tín dụng. Trong đó, phải đặc biệt quan tâm vấn đề “nhóm khách hàng liên quan” trong q trình câp tín dụng; đây là vấn đề lâu nay vẫn còn chƣa đƣợc kiểm soát, hay vấn đề tƣ cách pháp lý, lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng…
b. Xây dựng các nhóm dấu hiệu nhận biết rủi ro
* Nội dung
Chi nhánh có thể xây dựng các nhóm dấu hiệu nhận biết rủi ro để thuận tiện trong việc quản trị rủi ro và thực hiện công tác quản trị rủi ro một cách tập trung, độc lập, toàn diện hơn. Có nhƣ vậy, Chi nhánh mới tránh đƣợc những trƣờng hợp bị động và bỏ sót nguyên nhân gây ra rủi ro.
Xây dựng các nhóm dấu hiệu nhận biết bằng phƣơng pháp Check – List có thể giúp Chi nhánh nhận dạng và đánh giá mức độ tác động của từng rủi ro thông qua các câu hỏi về những vấn đề có thể xảy ra.
* Triển khai thực hiện
Khi xây dựng các nhóm dấu diệu nhận biết rủi ro sẽ giúp Chi nhánh nhanh chóng phát hiện ra rủi ro khi có các dấu hiệu nghi ngờ. Phƣơng pháp nhận biết này tiện ích và nhanh gọn chỉ dùng theo kiểu đối chiếu nên rất thuận tiện hơn khi Chi nhánh chƣa có các biện pháp nhận biết rủi ro nhƣ hiện tại. Việc thực hiện các dấu hiệu nhận biết rủi ro cụ thể nhƣ sau:
Nhóm dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ ngân hàng: đây là nhóm dấu
hiệu dễ nhận biết, có tác động trực tiếp với tốc độ nhanh trong khoảng thời gian ngắn đến chất lƣợng tín dụng của khách hàng. Các dấu hiệu này có thể chuyển từ trạng thái bình thƣờng lên mức độ cao hơn. Các dấu hiệu nhận biết đƣợc xây dựng theo bảng sau:
TT Các dấu hiệu nhận biết
1 Trì hỗn hoặc gây khó khăn, trở ngại đối với ngân hàng trong quá trình kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình sử dụng vốn vay, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2 Chậm gửi hoặc trì hỗn gửi các báo cáo tài chính theo yêu cầu mà doanh nghiệp khơng có sự giải thích rõ ràng, thuyết phục.
3 Có dấu hiệu khơng thực hiện đầy đủ các quy định, vi phạm pháp luật trong q trình quan hệ tín dụng.
4 Đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ nhiều lần mà không rõ lý do hoặc thiếu các căn cứ thuyết phục.
5 Chậm thanh toán các khoản lãi khi đến hạn.
6 Xuất hiện nợ quá hạn do khách hàng khơng có khả năng hồn trả hoặc khách hàng không muốn trả nợ.
7 Thanh tốn các khoản nợ gốc khơng đầy đủ và đúng hạn.
8 Tài sản đảm bảo không đủ tiêu chuẩn, giá trị tài sản bị giảm sút so với định giá khi cho vay. Có dấu hiệu tài sản đã cho ngƣời khác thuê, bán và khơng cịn tồn tại.
9 Sử dụng tài trợ ngắn hạn cho các hoạt động đầu tƣ dài hạn.
10 Chấp nhận sử dụng các nguồn vốn vay với giá cao, với mọi điều kiện.
11
Nhóm dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ ngồi ngân hàng: đây là nhóm
bao gồm các dấu hiệu có liên quan tác động trực tiếp đến chất lƣợng tín dụng của khách hàng. Các dấu hiệu từ trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của
khách hàng và ngân hàng khó có thể nhận biết đƣợc nếu nhƣ thiếu sự kiểm soát và quản lý chặt chẽ. Các dấu hiệu nhận biết đƣợc xây dựng theo bảng sau:
TT Các dấu hiệu nhận biết
1 Có sự chênh lệch lớn giữa doanh thu hay dòng tiền thực tế so với mức dự kiến khi khách hàng đề nghị cấp tín dụng.
2 Những thay đổi bất lợi trong cơ cấu vốn, tỷ lệ thanh khoản hay mức độ hoạt động của khách hàng.
3 Xuất hiện nhiều bất đồng và mâu thuẫn trong bộ máy quản trị và điều hành, tranh chấp trong quá trình quản lý.
4 Thay đổi thƣờng xuyên cơ cấu quản trị và điều hành.
5 Ngày càng có nhiều các khoản chi phí bất hợp lý nhƣ gia tăng đột biến chi phí quảng cáo, tiếp khách…
6 Những thay đổi về cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc tác động bất lợi đến chiến lƣợc, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
* Điều kiện thực hiện
Để thực hiện công tác nhận diện rủi ro thơng qua các dấu hiệu có vấn đề liên quan đến doanh nghiệp, Chi nhánh cần lập hệ thống cảnh báo rủi ro và khi đó CBTD chỉ cần nhập thơng tin các dấu hiệu có vấn đề thì hệ thống sẽ truy cập và thông báo cho Chi nhánh đƣợc biết mức độ rủi ro đang xảy ra đối với khoản vay đó nhƣ thế nào. Với hệ thống nhận diện này, đòi hỏi CBTD phải cung cấp thơng tin chính xác về các dấu hiệu có vấn đề liên quan đến doanh nghiệp, đồng thời phải có sự phối hợp và quản lý chặt chẽ khi thực hiện cấp tín dụng cho doanh nghiệp.