Hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam, chi nhánh quảng nam (Trang 73 - 75)

7. Tổng quan tài liệu

2.4.2.Hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng

a. Đối với công tác nhận diện rủi ro tín dụng

- Trong những năm qua công tác nhận diện rủi ro tín dụng chƣa thật sự

chất lƣợng, chƣa dự báo đúng tình hình thực tế của các khoản vay doanh nghiệp. Công tác này chỉ dừng lại ở mức độ là làm theo lối mòn, kinh nghiệm và đối phó.

- Chất lƣợng phân tích tài chính, dự báo khả năng trả nợ của doanh nghiệp còn chƣa chính xác do năng lực đội ngũ cán bộ tín dụng hạn chế, cán bộ trẻ chƣa có kinh nghiệm để phân tích, chƣa có khả năng thẩm định chính xác giá trị TSĐB dùng để thế chấp, ảnh hƣởng đến chất lƣợng quản trị tín dụng. Cụ thể nhƣ: TSĐB không đƣợc CBTD định giá lại mà dùng ngay nguyên giá ban đầu để đƣa vào sử dụng phân tích.

b. Đối với công tác đo lường rủi ro tín dụng

- Hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Chi nhánh còn một số mặt hạn chế nhƣ: cách chấm điểm chƣa tuân thủ nghiêm ngoặt quy định mà

chủ yếu dựa vào trực quan phán đoán của cán bộ tín dụng, do đó kết quả chấm điểm không phản ánh đúng tình hình thực tế của doanh nghiệp dẫn đến việc phân loại nợ chƣa đúng với thực tế. Hệ thống còn giới hạn các chỉ tiêu định lƣợng là các chỉ số tài chính. Nhiều biến sử dụng để chấm điểm mang tính định tính, khó lƣợng hóa đƣợc. Do đó, việc cho điểm các yếu tố này cũng chỉ là tƣơng đối. Đồng thời, một số biến này lại dựa trên cơ sở đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng, chẳng hạn nhƣ các biến số định tính mà ngân hàng sử dụng nhƣ: triển vọng ngành, vị thế cạnh tranh và kinh nghiệm quản lý… sự đánh giá các chỉ tiêu đó phụ thuộc rất lớn vào CBTD.

- Việc kiểm tra trong và sau cho vay chƣa thật sự đạt hiệu quả, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác quản trị rủi ro tín dụng, chƣa sát với tình hình thực tế. Điều này dễ dẫn đến rủi ro DN lập báo cáo giả để phục vụ công tác giám sát của Chi nhánh, hoặc chứng từ giả để rút vốn vay. Việc kiểm tra, giám sát theo định kỳ dễ bị doanh nghiệp nắm bắt đƣợc lịch kiểm tra, giám sát và dễ dàng tìm cách đối phó với công tác kiểm tra, giám sát của Chi nhánh. Do đó, Chi nhánh rất khó khăn trong việc phát hiện sớm những lỗ hỏng tài chính hay phát hiện DN thực hiện không đúng các cam kết trong hợp đồng tín dụng.

c. Đối với công tác kiểm soát rủi ro tín dụng

- Kiểm soát rủi ro tín dụng đôi khi còn thực hiện khá sơ sài, mang tính

hình thức, chƣa sát với yêu cầu kiểm soát và thực tiễn từ doanh nghiệp; hoạt động kiểm soát không đƣợc định hƣớng, gây khó cho ngƣời thực hiện. Công tác thẩm định tín dụng còn sơ sài, chủ yếu tập trung vào tình hình tài chính mà bỏ qua các yếu tố phi tài chính của khách hàng. Chất lƣợng công tác kiểm tra, giám sát sau khi cho vay chƣa cao. Đội ngũ cán bộ tín dụng vẫn đang thiếu so với nhu cầu công việc thực tế, làm cho cán bộ tín dụng nhiều lúc bị quá tải công việc, dẫn đến buông lỏng kiểm tra, giám sát các khoản vay/khách

hàng. Năng lực cán bộ trực tiếp thẩm định, quản lý khoản tín dụng còn hạn chế, chƣa đáp ứng đầy đủ nhu cầu thực tế công việc ngày càng cao.

- Các khoản vay đều dựa vào nguồn tài sản đảm bảo, nhƣng không có quy định cụ thể về việc kiểm tra, đánh giá tài sản nên việc định giá, kiểm tra tài sản chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu dẫn đến khách hàng vỡ nợ mà ngân hàng vẫn chƣa xử lý đƣợc tài sản để thu hồi nợ.

d. Đối với công tác tài trợ rủi ro tín dụng

Nguồn tài trợ rủi ro gần nhƣ phụ thuộc hoàn hoàn vào quỹ dự phòng rủi ro, hoạt động thu hồi nợ xấu và thanh lý tài sản đảm bảo, còn các nguồn từ bên ngoài nhƣ bán nợ, bảo hiểm tín dụng… đƣợc Chi nhánh áp dụng rất hạn chế. Điều này về lâu dài sẽ không tốt, vì khả năng gánh chịu rủi ro của Chi nhánh là có hạn, tình hình tài chính của Chi nhánh sẽ gặp khó khăn trong trƣờng hợp xảy ra tổn thất quá lớn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam, chi nhánh quảng nam (Trang 73 - 75)