Định hƣớng hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam, chi nhánh quảng nam (Trang 80 - 82)

7. Tổng quan tài liệu

3.1.2.Định hƣớng hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP

3.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1.2.Định hƣớng hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP

TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Quảng Nam đến năm 2020

a. Định hướng chung của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Là ngân hàng hàng đầu Việt Nam, đóng vai trò chủ lực, chủ đạo của nền kinh tế, Vietcombank luôn nổ lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ kinh doanh, đổi mới mạnh mẽ, hội nhập quốc tế thành công. Với phƣơng châm

“Tăng tốc – Hiệu quả - Bền vững”, định hƣớng chủ đạo của Vietcombank

trong thời gian đến là phát triển theo chiều sâu, lấy chất lƣợng và hiệu quả làm trọng tâm, triển khai áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng, cụ thể nhƣ sau:

- Xác định công tác khách hàng làm nhiệm vụ trọng tâm, đẩy mạnh công tác khách hàng làm nền tảng thúc đẩy phát triển hoạt động kinh doanh trong thời gian đến.

- Đẩy mạnh tăng trƣởng tín dụng đi đôi với kiểm soát chất lƣợng tín dụng trên nguyên tắc không hạ chuẩn cho vay.

- Tích cực, tập trung mọi biện pháp thu hồi nợ xấu đã xử lý rủi ro và nợ đã bán cho VAMC.

- Phân tán rủi ro trong danh mục đầu tƣ tín dụng theo định hƣớng lựa chọn những ngành nghề, lĩnh vực và nhóm khách hàng có khả năng phát triển và đạt hiệu quả.

- Giảm thiểu rủi ro tín dụng trên cơ sở nâng cao chất lƣợng tín dụng nhƣng đảm bảo tăng trƣởng theo chính sách và định hƣớng tín dụng đã đề ra. Mục tiêu về chất lƣợng tín dụng là tỷ lệ nợ xấu dƣới 3%, tăng trƣờng tín dụng đạt mức 15-20%/năm.

- Xây dựng cơ chế xử lý nợ xấu đạt hiệu quả cao, đảm bảo giữ đƣợc sự hợp tác của khách hàng trong suốt quá trình xử lý nợ xấu, giảm tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra.

- Nâng cao chất lƣợng thẩm định và tăng cƣờng kiểm tra,giám sát trƣớc, trong và sau cho vay.

b.Định hướng hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Quảng Nam

Theo định hƣớng hoạt động chung của Hội sở chính và tình hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, Chi nhánh đề ra phƣơng hƣớng hoạt động trong cho vay doanh nghiệp thời gian đến, cụ thể nhƣ sau:

- Tăng cƣờng công tác quản lý rủi ro tín dụng, thực hiện nghiêm túc các cơ chế, quy chế nghiệp vụ, nâng cao chất lƣợng thẩm định dự án, phƣơng án vay vốn, tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát trƣớc, trong và sau khi vay để tăng trƣởng tín dụng, hạn chế phát sinh nợ xấu.

- Phân tán rủi ro tín dụng, không nên tập trung lƣợng vốn lớn và một khách hàng, một nhóm khách hàng hay một ngành nghề nhất định. Cơ cấu lại danh mục cho vay doanh nghiệp theo hƣớng tập trung vào các ngành nghề, khách hàng có khả năng tài chính tốt, cụ thể: giảm tỷ trọng dƣ nợ cho vay vào nhóm khách hàng Trƣờng Hải, tăng dƣ nợ cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Thực hiện nghiêm túc quy định của Hội sở chính, không hạ chuẩn cho vay, chỉ có thể đàm phán điều kiện lãi suất và mức phí.

- Chủ động phối hợp với khách hàng vay để rà soát, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, thực hiện các giải pháp cơ bản trên cơ sở cho phép của Ngân hàng Nhà nƣớc để giải quyết khó khăn trong hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp.

- Tái cấu trúc dƣ nợ theo hƣớng tăng cho vay tiêu dùng, giảm dƣ nợ cho vay doanh nghiệp theo tỷ lệ 40:60.

- Tăng cƣờng các hoạt động tiếp thị, giới thiệu, quảng bá hình ảnh, thƣơng hiệu và các sản phẩm của Vietcombank đến khách hàng; đồng thời chủ động tiếp cận các dự án đầu tƣ lớn trong tỉnh để xúc tiến công tác cho vay và thực hiện các nghiệp vụ tín dụng khác.

- Đối với các khách hàng doanh nghiệp hiện nay đang có dƣ nợ xấu, Chi nhánh sẽ tiếp tục tiến hành rà soát, áp dụng linh hoạt các biện pháp đối với từng đối tƣợng khách hàng cụ thể để thu hồi nợ.

- Tổ chức đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, mức độ hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, thƣờng xuyên thực hiện tốt công tác thi đua khen thƣởng nhằm khuyến khích cán bộ, nhân viên chủ động, phát huy tính sáng tạo trong công việc. Tổ chức các cuộc thi về nghiệp vụ để thông qua đó đào tạo và bồi dƣỡng để nâng cao trình độ cho tập thể cán bộ nhân viên, để từ đó bắt kịp với nhu cầu đòi hỏi ngày một cao của khách hàng cũng nhƣ tiến dần đến chuẩn mực trong văn minh giao tiếp và phục vụ khách hàng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam, chi nhánh quảng nam (Trang 80 - 82)