Tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn đối với KHCN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần việt á chi nhánh buôn ma thuột (Trang 52 - 56)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.1. Tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn đối với KHCN

Lợi nhuận của một ngân hàng chủ yếu do tín dụng mang lại, nên việc sử dụng vốn để cho vay như thế nào, tập trung vào đâu đang được VAB- BMT rất quan tâm. Trong thời gian qua VAB- BMT vẫn tập trung cho vay ngắn hạn để phục vụ cho vay bổ sung vốn sản xuất nông nghiệp, bổ sung vốn kinh doanh. Nguyên nhân: cho vay theo định hướng phát triển ngành nghề của tỉnh Đắk Lắk, của VAB- BMT, VAB Hội sở; Xu hướng gia tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn do khả năng quay vòng vốn nhanh và khả năng

sinh lời cao; Cho vay ngắn hạn sẽ kiểm soát rủi ro dễ hơn trung dài hạn; Sự vững chắc trong công tác huy động vốn đã tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động cho vay tại VAB- BMT với nguồn vốn huy động được chủ yếu là ngắn hạn.

Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ cho vay giai đoạn năm 2012 - 2014

(Đvt: Triệu đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Dư nợ Tỷ

trọng Dư nợ Tỷ

trọng Dư nợ Tỷ

trọng

Tổng dư nợ cho vay

ngắn hạn đối với KHCN 36,725 100% 72,369 100% 72,174 100% - Phân loại cho vay ngắn hạn đối với KHCN theo ngành kinh tế

+ Nông nghiệp và lâm

nghiệp 17,334 47.20% 20,119 27.80% 21,797 30.20% + Thương nghiệp 13,845 37.70% 39,369 54.40% 40,706 56.40% + Tiêu dùng 5,509 15.00% 12,882 17.80% 9,671 13.40% - Phân loại cho vay ngắn hạn đối với KHCN theo thành phần kinh tế

+ Cá nhân, Hộ gia đình 22,586 61.50% 52,974 73.20% 28,292 39.20% + Hộ kinh doanh cá thể 14,139 38.50% 19,395 26.80% 43,882 60.80% - Phân loại cho vay ngắn hạn đối với KHCN theo mức độ tín nhiệm

+ Có TSBĐ 36,688 99.90% 72,326 99.94% 72,123 99.93% + Không có TSBĐ 36.725 0.10% 43.4214 0.06% 50.5218 0.07%

- Phân loại cho vay ngắn hạn đối với KHCN theo độ tuổi của người vay

+ Từ 18 đến 30 tuổi 10,172.83 27.70% 16,970.53 23.45% 17,870.28 24.76% + Từ 31 đến 50 tuổi 25,413.70 69.20% 52,358.97 72.35% 53,286.06 73.83% + Từ 51 đến 65 tuổi 1,138.48 3.10% 3,039.50 4.20% 1,017.65 1.41% - Phân loại cho vay ngắn hạn đối với KHCN theo loại TSBĐ

+ Giấy tờ có giá 5,339.82 14.54% 6,969.13 9.63% 5,218 7.23% + Bất động sản 22,912.73 62.39% 43,551.66 60.18% 38,066 52.74% + Động sản 8,472.46 23.07% 21,848.20 30.19% 27,390 37.95%

+ Tài sản khác - 0.00% - 0.00% 1,500 2.08%

(Nguồn: Báo cáo nội bộ VAB- BMT)

Tính đến cuối năm 2013, dư nợ cho vay ngắn hạn đối với KHCN là 72,369 triệu đồng, chiếm 71.4% tổng dư nợ cho vay KHCN (theo số liệu bảng 2.2), tăng 35,644 triệu đồng (tăng 97.1%) so với năm 2012. Năm 2014, dư nợ cho vay ngắn hạn đối với KHCN là 72,174 triệu đồng, chiếm 66.8% tổng dư nợ cho vay KHCN, giảm 195 triệu đồng (giảm 0.3%) so với năm 2013, nguyên nhân: KHCN vay tiêu dùng năm 2014 giảm so với năm 2013 do thủ tục cho vay của VAB- BMT khá chậm so với các Ngân hàng trên địa bàn nên không đủ sức cạnh tranh khi mà nhu cầu tiêu dùng của khách hàng đòi hỏi thủ tục phải nhanh chóng, chi nhánh mặt dù vẫn phát triển được khách hàng mới nhưng khách hàng cũ lại không giữ được nên cuối năm dư nợ trong cho vay ngắn hạn đối với KHCN chưa tăng trưởng.

Đắk Lắk là 1 tỉnh nằm ở khu vực Tây Nguyên, nền kinh tế phát triển chủ yếu là từ cà phê, tiêu, cao su… và các ngành nghề kinh doanh khác xung quanh các loại cây này, bao gồm: trồng, chăm sóc, thu mua, kinh doanh phân bón,

thuốc bảo vệ thực vật... Vì vậy, cho vay để phát triển và kinh doanh trong các lĩnh vực này là phù hợp. VAB- BMT đã chú trọng cho vay đối các cá nhân, hộ nông dân trồng cà phê, cao su, hồ tiêu, các hộ kinh doanh hàng nông sản... Bên cạnh đó, còn cho vay để chăn nuôi bò, lợn tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

VAB là ngân hàng nhỏ, dịch vụ trả lương cho các Doanh Nghiệp, Cơ quan nhà nước không nhiều và cố gắng hạn chế rủi ro cho vay ở mức thấp nhất, chính vì điều đó VAB- BMT chỉ cho vay không có TSBĐ đối với hình thức cho vay thông qua sử dụng dịch vụ thẻ visa (mua sắm, thanh toán, thấu chi) áp dụng cho cán bộ nhân viên của ngân hàng hoặc các khách hàng có TSBĐ là Giấy tờ có giá chứ chưa phát triển loại hình cho vay tín chấp khác. Từ năm 2012 đến năm 2014, dư nợ cho vay không có TSBĐ chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng dư nợ cho vay ngắn hạn đối với KHCN (≤0.1%). Điều này giúp cho VAB- BMT giảm thiểu rủi ro trong cho vay tuy nhiên cũng làm giảm khả năng cạnh tranh của chi nhánh so với các TCTD khác trên địa bàn.

KHCN tại VAB- BMT chủ yếu là từ 31 tuổi đến 50 tuổi (chiếm tỷ trọng 73.83% vào năm 2014), đây là độ tuổi mà các KH có nhiều kinh nghiệm, đủ sức khỏe để sản xuất kinh doanh theo phương án vay vốn để trả nợ cho ngân hàng. Các khách hàng có độ tuổi từ 31 tuổi đến 50 tuổi chiếm tỷ trọng khá cao (chiếm tỷ trọng 24.76% vào năm 2014) đây là đối tượng đang có nhu cầu khởi nghiệp cao, với slogan “đồng hành cùng khát vọng” của VAB, trong tương lai VAB- BMT sẽ cấp tín dụng và đồng hành cùng đối tượng khách hàng trẻ và nhiệt huyết này. Và ngược lại, đối tượng khách hàng có độ tuổi từ 51 tuổi đến 65 tuổi tại VAB- BMT chiếm tỷ trọng thấp (chiếm tỷ trọng 1.41% vào năm 2014), nguyên nhân VAB Hội sở có chủ trương đối tượng này nên hạn chế cho vay, đề phòng rủi ro cho món vay trong trường hợp khách hàng mất sức khỏe, mất mạng ... sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ món vay, vì vậy VAB- BMT chỉ cho vay có chọn lọc đối với đối tượng KH này.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay ngắn hạn đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần việt á chi nhánh buôn ma thuột (Trang 52 - 56)